Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Tân Lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 58)

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Chi thường xuyên 163.044 87,3 183.114 97 214.110 85,5 2. Chi sự nghiệp có

tính chất đầu tư 23.800 12,7 5.650 3 36.320 14,5

Tổng 186.844 100 188.764 100 250.430 100

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Lạc (2018)

Qua bảng 4.2 cho thấy, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư trong sự nghiệp giáo dục qua các năm trung bình chiếm khoảng 10% tổng chi sự nghiệp giáo dục

của huyện. Trong hai năm 2016 và năm 2018, tỷ lệ chi sự nghiệp có tính chất đầu tư và chi thường xuyên biến động không nhiều. Tuy nhiên đến năm 2017, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư giảm xuống, do năm 2017 là năm kéo dài của thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015, định mức chi cho sự nghiệp giáo dục không đổi trong khi chi thanh toán cho cá nhân tăng do tăng lương thường xuyên, tăng mức lương cơ sở, kinh phí dành cho chi thanh toán cho cá nhân tăng lên nên kinh phí dành cho chi đầu tư giảm xuống.

Trong hệ thống GD&ĐT huyện Tân Lạc, cơ cấu chi NSNN cho các cấp học được thể hiện như sau:

Bảng 4.3. Cơ cấu chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục theo các cấp học huyện Tân Lạc giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giáo dục Mầm Non 49.965 26,7 55.092 29,2 83.647 33,4 Giáo dục Tiểu học 81.521 43,6 88.426 46,8 110.183 44,0 Giáo dục THCS 55.358 29,7 45.246 24,0 56.600 22,6 Tổng cộng 186.844 100,0 188.764 100,0 250.430 100,0

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Lạc (2018)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, đối với huyện Tân Lạc, NSNN chi cho giáo dục tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba cấp học. Do cấp học này, giáo viên, nhân viên chiếm số lượng nhiều nhất, mặt khác số lượng các trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn nhiều, chế độ thanh toán cho cá nhân lớn nên mức chi cấp tiểu học cao hơn so với các cấp học khác. Đối với cấp THCS, số lượng giáo viên ít hơn, mặt khác, cấp học này, theo Nghị định 244/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, giáo viên chỉ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi ngành là 35%, thấp hơn so với cấp mầm non và tiểu học là 50%, do vậy, kinh phí chi cho cấp học này thấp hơn hai cấp học còn lại. Ngoài ra, trong quá trình nhập dự toán vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis), huyện Tân Lạc thống nhất hạch toán dự toán của các trường liên cấp (TH&THCS) vào khoản 492 là khoản dùng để thanh toán đối với cấp tiểu học để thuận tiện cho quá trình thanh toán, hạch toán, điều này cũng dẫn đến khoản chi

của cấp THCS thấp hơn và cấp tiểu học cao hơn hai cấp còn lại.

Đối với SNGD, ngoài nguồn NSNN cấp, nguồn thu học phí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô, bổ sung nguồn kinh phí hoạt động, nâng cao chất lượng, điều kiện giảng dạy học tập. Trong giai đoạn 2015-2017, thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015 (sau đây gọi tắt là Nghị định 49); và theo thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND ngày 24/6/2011 của về quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2011-2012 đến năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đối với năm học 2015-2016, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vẫn áp dụng mức thu học phí theo Nghị quyết 14/2011/NQ-HĐND, đến tháng 8 năm 2016 HĐND tỉnh mới ban hành Nghị quyết mới quy định mức thu học phí cho năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021. Mức thu học phí được áp dụng tại huyện Tân Lạc đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập giai đoạn 2014-2016 thể hiện qua Bảng 4.4 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 56 - 58)