Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu

3.2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Tân Lạc

Tân Lạc là huyện miền núi, cách trung tâm thành phố Hòa Bình

30 km về phía Tây nam; vị trí địa lý ở vào khoảng 21027’- 20035’ vĩ bắc và 10506’

- 105023’ kinh đông; phía bắc giáp huyện Đà Bắc, phía đông giáp huyện Cao

Phong, phía tây giáp huyện Tân Lạc, phía nam giáp huyện Lạc Sơn và huyện Bá

Thước (Thanh Hóa). Tổng diện tích tự nhiên 523 km2; dân số trên 83.200 người,

mật độ dân số 160 người/km2.

Địa hình của huyện tương đối phức tạp, với ba phần tư diện tích là đồi núi, bị chia cắt bởi hàng nghìn khe suối, núi cao, vực thẳm, tạo nên những khó khăn rất lớn trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội tập trung, thống nhất và đồng bộ. Tuy nhiên, với vị trí nằm ở ngã ba đường quốc lộ 6 và quốc lộ 12B, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa huyện với các tỉnh, thành trong cả nước.

Trước đây, vùng đất Tân Lạc chỉ có người Mường sinh sống. Vào những năm 40 của thế kỷ XX, một số gia đình người Kinh từ miền xuôi lên buôn bán và

định cư lập nên các phố Đông Lai, Mãn Đức; tiếp đó, trong những năm 1961- 1963 và năm 1985, có thêm hàng trăm hộ thuộc các huyện Vụ Bản, Ý Yên (Nam Định), Thanh Oai (Hà Nội) lên xây dựng kinh tế mới; đồng thời, nhiều con em miền xuôi lên công tác, chiến đấu, lao động ở lại lập nghiệp. Vì vậy, ngày nay Tân Lạc có hai dân tộc chủ yếu là dân tộc Mường (chiếm 83,5%) và dân tộc Kinh (chiếm 16%), còn lại là dân tộc khác.

Tân Lạc cũng được coi là vùng đất của những lễ hội. Trước đây, hầu như làng nào cũng có lễ hội, thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới hoặc khi làm mùa (lễ hội Khai hạ và lễ hội xuống mùa). Hiện nay, một số xã đã tổ chức lễ hội Khai hạ vào dịp năm mới. Toàn huyện có 3 lễ hội lớn, trong đó lớn nhất là lễ hội Khai hạ Mường Bi (Phong Phú), thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương tham dự mỗi năm. Tiếp đó là lễ hội chùa Kè (Phú Vinh) và lễ hội đánh cá suối tháng Ba của xã Lỗ Sơn, đây là hai lễ hội tuy mới được khôi phục, song cũng thu hút ngày càng đông đảo du khách.

Kinh tế của đồng bào các dân tộc huyện Tân Lạc chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, đời sống của đông đảo nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong những gần đây, huyện Tân Lạc đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung mở rộng diện tích trồng cây có múi như bưởi đỏ Tân Lạc, cam canh, cam lòng vàng... mang lại thu nhập kinh tế cao cho bà con nông dân (UBND huyện Tân Lạc, 2016).

3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Tân Lạc là một huyện miền núi cao của tỉnh Hòa Bình, là một huyện còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, song được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp có hiệu quả, đồng bộ với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, do vậy sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục được thể hiện trên các mặt sau:

Hệ thống mạng lưới trường lớp, thiết bị dạy học và các trang bị hỗ trợ giảng dạy luôn được củng cố và tăng cường, đáp ứng được yêu cầu trước mắt trong quá trình đổi mới giáo dục.

3.2.2.1. Về quy mô

Bảng 3.1. Quy mô trường lớp các bậc học huyện Tân Lạc năm học 2016-2017 năm học 2016-2017 Chỉ tiêu Năm học 2016-2017 (trường) Cơ cấu (%) - Mầm non 24 40,00 - Tiểu học 11 18,30 - Trung học cơ sở 11 18,30

- Tiểu học và trung học cơ sở 14 23,40

Tổng cộng 60 100,00

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc (2018)

Toàn huyện có 60 trường; trong đó có 24 trường mầm non, 11 trường tiểu học; 11 trường THCS, 14 trường TH&THCS với 736 lớp, 18.707 học sinh.

Về quy mô đội ngũ: Toàn huyện có 1773 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1627 biên chế, 136 hợp đồng (67 hợp đồng theo Nghị định 68; 69 hợp đồng ngắn hạn). Chia ra: Quản lý nhà nước 10; Quản lý trường học 163; giáo viên 1330; nhân viên 270.

3.2.2.2. Về cơ sở vật chất

Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT đã tích cực tham mưu cho UBND huyện quan tâm đầu tư, xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị, đồ dùng - thiết bị dạy học để phục vụ cho việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; đầu tư theo hướng kiên cố hoá trường học. Đặc biệt đã đầu tư trang thiết bị phòng học bộ môn, phòng tin học cho một số trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, góp phần quan trọng trong việc duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Toàn huyện có 732 phòng học, trong đó phòng kiên cố 575 (chiếm 78,6%); phòng bán kiên cố 135 (chiếm 18,4%); phòng tạm 22 (chiếm 3,0%). Toàn huyện hiện có 25 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 36,5%), trong đó ngành học mầm non 7 trường; cấp tiểu học 8 trường; cấp THCS có 10 trường (UBND huyện Tân Lạc, 2016).

3.2.2.3. Về các hoạt động dạy học

Tất cả các trường học trên địa bàn huyện đều thực hiện đầy đủ, đảm bảo nội dung, chương trình sách giáo khoa và phân phối chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; dạy đủ các tiết thực hành, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ theo quy định, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin trong toàn huyện theo hướng đồng bộ, hiện đại, đến nay, 100% các đơn vị trường học có máy tính, máy chiếu và được kết nối internet tốc độ cao (02 nhà mạng riêng biệt, vinaphone và viettel); 27/60 trường có phòng máy tính cho học sinh. Phòng GD & ĐT đã tích cực triển khai thực hiện hệ thống cổng thông tin điện tử, website giáo dục. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục đã được tích hợp lên website và email để thực hiện các công việc quản lý, điều hành. Hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục đã được hình thành, sử dụng ổn định và khai thác có hiệu quả. Các hệ thống thông tin EMIS và phổ cập Giáo dục đã đáp ứng đầy đủ thông tin cho công tác hoạch định chính sách và chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục cho cơ quan quản lý giáo dục các cấp trên địa bàn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đã được chú trọng (Thanh tra huyện Tân Lạc, 2016).

3.2.2.4. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Đến nay, đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên trên địa bàn huyện đạt 99,3% trình độ chuẩn (trên chuẩn đối với quản lý đạt 91,0%; giáo viên đạt 55,04%; nhân viên đạt 24,4%); 0,7% chưa đạt chuẩn (đều thuộc diện nhân viên). Đội ngũ có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm của nhà giáo được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Phòng GD & ĐT và các đơn vị trường học đã tích cực đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng, tập huấn theo nhu cầu của cán bộ quản lý và giáo viên và theo định hướng của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT phù hợp với tình hình thực của từng vùng. Hàng năm, Phòng GD & ĐT đã nghiên cứu, hướng dẫn và chỉ đạo các trường nghiêm túc thực hiện việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định được thể hiện qua bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Thống kê số lượng đội ngũ từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018

ĐVT: người

Đối tượng

Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Tổng Trình độ chuyên môn Tổng Trình độ chuyên môn Tổng Trình độ chuyên môn TC CĐ ĐH TC CĐ ĐH TC CĐ ĐH QL 52 9 43 48 4 44 51 6 45 GV 359 218 141 349 193 156 345 188 157 NV 46 39 5 2 57 43 9 5 53 40 9 4 Tổng 457 39 232 186 454 43 206 205 449 40 203 206

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc (2018)

3.2.2.5. Chất lượng học sinh

Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp về công tác chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo và có nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì vậy chất lượng giáo dục đại trà đã được duy trì và nâng cao, cụ thể xếp loại về hạnh kiểm, học lực được thể hiện qua bảng 3.3 và 3.4 như sau:

Bảng 3.3. Xếp loại học lực của học sinh

Đơn vị tính: người

Xếp loại

Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Giỏi 355 8,2 328 7,4 296 7,1 Khá 1572 36,3 1608 36,2 1581 37,8 Trung bình 2241 51,8 2291 51,5 2092 50,0 Yếu 156 3,6 219 4,8 204 4,9 Kém 2 0,1 1 0,1 13 0,2 Cộng 4326 100,0 4447 100,0 4186 100,0

Bảng 3.4. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh

Đơn vị tính: người

Xếp loại

Năm học 2015-2016 Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tốt 3007 69,5 3206 72,1 3031 72,4 Khá 1055 24,4 1039 23,4 963 23,0 Trung bình 230 5,3 193 4,3 183 4,4 Yếu 34 0,8 9 0,2 9 0,2

Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 44)