Các giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 82)

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC HUYỆN TÂN LẠC 4.3.1. Mục tiêu và quan điểm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Tân Lạc

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tân Lạc lần thứ XXV, kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện, phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2025, theo đó, đưa ra mục tiêu phát triển ngành giáo dục như sau:

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ về số lượng, chuẩn trình độ chuyên môn, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn đảm bảo chức trách và nhiệm vụ được giao.

Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Tiếp tục giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Tiếp tục thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định 20/2014/NĐ-CP, ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học suốt đời của mọi đối tượng, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng xã hội học tập trong huyện.

Duy trì, củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu của người học. Từng bước thay thế phòng học đã xuống cấp bằng phòng học kiên cố, đặc biệt ưu tiên đầu tư các xã có điều kiện kinh tế khó khăn, những trường phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Làm tốt công tác tham mưu với các cấp để có các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước. Kết hợp, lồng ghép các dự án như nguồn vốn 135, nguồn vốn giảm nghèo, từ nguồn xã hội hóa giáo dục.

Nâng cao hiệu qủa công tác quản lý tài chính theo Luật ngân sách nhà nước. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công khai minh mạch tài chính. Tích cực tham mưu với các cấp các để có nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học trong huyện; huy động nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tài trợ của nước ngoài; kết hợp lồng ghép nguồn vốn từ các dự án như nguồn vốn 135, nguồn vốn giảm nghèo, nguồn vốn phi chính phủ, phát triển vùng. Tăng

cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nguồn đóng góp từ các lực lượng xã hội.

Tiếp tục huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự phát triển giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục và được thụ hưởng thành quả giáo dục.

Đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Xây dựng nhà trường đạt các tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện cho con em các dân tộc trong huyện được học tập, trưởng thành trong môi trường giáo dục tốt nhất.

Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tân Lạc khóa XXV, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ là: “Thực hiện nghiêm túc Luật NSNN và các Luật thuế. Động viên hợp lý và khai thác triệt để các nguồn thu cho ngân sách trrên sơ sở tiếp tục đẩy mạnh phân cấp nhưng đảm bảo nguyên tắc ngân sách Tỉnh giữ vai trò chủ đạo, điều tiết vĩ mô trong quản lý tài chính địa phương. Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, giám sát, công khai tài chính. Nâng cao hiệu quả tài chính công, hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước trong doanh nghiệp. Triệt để thực hành tiết kiệm trong chi ngân sách, chống lãng phí, ưu tiên dành vốn đầu tư cho các công trình, dự án kinh tế - xã hội trọng điểm”.

Trên cơ sở Nghị quyết Đảng bộ, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, việc hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục phải quán triệt các quan điểm sau đây:

- Bảo đảm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục gắn với việc kiện toàn, tổ chức sắp xếp lại hệ thống mạng lưới trường lớp, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành giáo dục trong từng giai đoạn, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục của huyện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, đặc biệt sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong ngành Tài chính (Tài chính - Thuế - Kho bạc Nhà nước) trong chỉ đạo, quản lý và điều hành ngân sách. Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đi đôi với nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ

sở giáo dục theo hướng hiệu quả, công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân.

- Thực hiện điều hành ngân sách theo dự toán đã được Hội đồng nhân dân thông qua và UBND huyện giao. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước ban hành và các quy định cụ thể của UBND Tỉnh về thu - chi và quản lý ngân sách.

- Đảm bảo chi cho giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của

từng vùng, từng địa phương, tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập; giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển để tăng thêm nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục.

- Đổi mới phương thức đầu tư NSNN cho sự nghiệp giáo dục bảo đảm có

trọng tâm, trọng điểm, không bình quân dàn trải với phương châm đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị dạy học, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo dục.

4.3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục huyện Tân Lạc nước cho giáo dục huyện Tân Lạc

4.3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục huyện Tân Lạc

Các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách cần được chuẩn hóa. Việc thường xuyên thay đổi các văn bản hướng dẫn thi hành việc thu chi ngân sách của nhà nước cũng làm ảnh hưởng đến thời gian làm dự toán và quyết toán của các kế toán trường học.

Quyền tự chủ tài chính thực sự của các nhà trường trên địa bàn huyện Tân Lạc đã được thực hiện và được coi là vấn đề quan trọng như đối với chương trình chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa thực sự tốt, do hiệu trưởng các trường học không phải ai cũng có khả năng quản lý tài chính tốt. Để có thể giúp các thủ trưởng đơn vị thực hiện tốt công việc này, thì nhà nước cần ban hành các văn bản, chỉ thị hướng dẫn việc chi ngân sách nhà nước một cách cụ thể hóa và rõ ràng. Tránh xảy ra những sai sót hoặc sai phạm trong quá trình thực hiện chi ngân sách. Tiếp tục hoàn thiện định mức phân bổ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước cho phù hợp với cơ chế quản lý mới và

phù hợp với thực tế. Hiện nay tất cả các qui chế này đều chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tế nên các trường không thể chủ động trong việc đánh giá kết quả hoạt động của mình, việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ chưa được sát thực và có hiệu quả.

Các cấp lãnh đão của huyện Tân Lạc cần sắp xếp kiện toàn chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục phải phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội hiện tại. Bố trí cán bộ, công chức, dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn ở từng lĩnh vực. Thực hiện luân chuyển cán bộ theo qui định của Chính phủ và bố trí cán bộ phù hợp với khả năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thường xuyên mở các đợt tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các kế toán, nghiệp vụ quản lý tài chính cho các hiệu trưởng để nâng cao trình độ làm việc và quản lý NSNN được tốt hơn.

Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị. Tăng cường kết hợp đào tạo theo chức danh tiêu chuẩn, theo quy hoạch với việc đào tạo cán bộ chuyên môn sâu, bồi dưỡng cập nhật kiến thức bản về quản lý kinh tế tài chính theo cơ chế thị trường.

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục, nó là cơ sở cho quá trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách. Nếu không có một hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp sẽ khó có thể xác định nhu cầu chi tiêu cũng như thực hiện, kiểm soát các nội dung chi tiêu tại các đơn vị dự toán. Tuy nhiên, trong thời gian qua hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách còn chưa được ban hành đầy đủ, cụ thể: hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của tỉnh theo định mức chi lương và chi khác là 80-20 là chưa hợp lý gây nhiều khó khăn, bất cập đặc biệt là chênh lệch chi khác giữa các trường trên cùng địa bàn trong việc phân bổ dự toán chi cho các cơ sở giáo dục, hay việc quy định mức chi hội nghị, công tác phí trong một thời gian dài trong khi có giá cả thị trường có sự biến động nhiều gây khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện. Để khắc phục được tình trạng nêu trên, cần thực hiện tốt giải pháp như sau:

Thứ nhất là, đối với hệ thống định mức phân bổ ngân sách

Tỉnh Hòa Bình đã nghiên cứu xây dựng và ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương

thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 - 2020 và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN không trái với những quy định của cơ quan chức năng cấp trên. Tổ chức triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định chế độ chi tiêu NSNN đến tất cả các đơn vị sử dụng NSNN. Việc xác định tỷ lệ chi khác của đơn vị SNGD nên tính theo số biên chế trong thời kỳ ổn định ngân sách, để nhằm khắc phục tình trạng tỷ lệ chi khác có xu hướng giảm so với tổng chi trong thời kỳ ổn định ngân sách do nhà nước điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu, nhất là đối với việc bố trí chi khác cho các cơ sở giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Do đặc thù của ngành giáo dục quy mô trường lớp biến động tăng giảm theo từng năm, cho nên về lâu dài huyện vẫn cần phải tổ chức sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên cho hợp lý, có như vậy mới đảm bảo phân bổ ngân sách được công bằng, hợp lý.

Thứ hai là, đối với hệ thống định mức chi tiêu NSNN

Trên cơ sở các quy định, định mức chi tiêu đã được Trung ương ban hành, tỉnh Hòa Bình cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá các quy định phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của địa phương trong quản lý tài chính, ngân sách. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN ở địa phương được phân cấp một cách nhanh chóng và không trái với những quy định của các cơ quan chức năng cấp trên. Định mức chi NS phải rõ ràng, dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm tra, có sự thống nhất, công bằng giữa các địa bàn, các vùng miền.- Các cơ sở giáo dục cần tiếp tục tổ chức rà soát nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm quy định đầy đủ, rõ ràng các nội dung chi, mức chi, hồ sơ chứng từ chi và quy định cụ thể biện pháp quản lý chi tiêu đối với từng nội dung theo hướng công khai, minh bạch, tiết kiệm, đúng chế độ. Thực tế trong thời gian vừa qua huyện đã giao quyền tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục, tuy nhiên chất lượng xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị nhìn chung còn thấp, chưa thực sự trở thành công cụ quản lý chi NSNN hữu hiệu. Tình trạng chi tiêu chưa bám sát quy chế chi tiêu nội bộ vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị, thêm vào đó do chưa xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ đầy đủ cho nên cũng đã gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát chi của cơ quan chức năng. Cho nên việc hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính ngân sách ngay từ cơ sở cả về trước mắt cũng như lâu dài.

4.3.2.2. Hoàn thiện quy trình lập, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán chi ngân sách nhà nước cho giáo dục

Để thực hiện tốt quy trình quản lý ngân sách từ khâu lập phân bổ đến quyết toán ngân sách, nhằm sớm khắc phục được những bất cập như đã đánh giá, phân tích, thì trong thời gian tới huyện Tân Lạc cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:

- Đối với công tác lập, phân bổ dự toán:

Xem xét đổi mới quy trình lập dự toán dự toán chi ngân sách: UBND huyện cần nghiên cứu, triển khai lập dự toán chi ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (từ 3 đến 5 năm), đảm bảo phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết của HĐND. Thực hiện giải pháp này sẽ khắc phục được những nhược điểm của lập dự toán chi ngân sách từng năm, đảm bảo gắn kết việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng kế hoạch tài chính, gắn kết giữa kế hoạch chi tiêu của ngân sách hàng năm với kế hoạch ngân sách trung hạn và dài hạn. Phương thức này cũng sẽ tăng cường tính chủ động của huyện trong bố trí, sử dụng nguồn lực. Các mục tiêu ưu tiên và các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm sẽ được đảm bảo về nguồn tài chính. Việc phân bổ, quản lý, điều hành dự toán chi ngân sách sẽ rõ ràng, minh bạch hơn, góp phần nâng cao tính khả thi của dự toán và hiệu quả sử dụng ngân sách.

Trong điều kiện hầu hết các cơ sở giáo dục của huyện mới được giao tự chủ về tài chính, cho nên trình độ cũng như kinh nghiệm quản lý của các đơn vị còn rất nhiều hạn chế, vì vậy công tác tập huấn hướng dẫn của các cơ quan chức năng cũng cần phải hết sức cụ thể, chi tiết. Để nâng cao chất lượng công tác lập dự toán và đảm bảo cho công tác tổng hợp dự toán của Phòng TC-KH được nhanh chóng, chính xác và thuận lợi, hàng năm, Phòng TC-KH cần tham mưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề mộc trên địa bàn huyện cẩm khê, tỉnh phú thọ (Trang 82)