Quan niệm văn học của Khuất Quang Thụy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 29 - 31)

1 .Lý do chọn đề tài

6. Kết cấu luận văn

1.2.2 Quan niệm văn học của Khuất Quang Thụy

Mỗi nhà văn trên con đường sáng tác nghệ thuật đều hình thành cho mình một quan niệm riêng, tư tưởng riêng và thể hiện chúng ở nhiều góc độ khác nhau cho phù hợp với nhu cầu của độc giả. Trong thời kỳ kháng chiến cứu nước, cùng với quan điểm của Đảng, văn chương chủ yếu phục vụ kháng chiến, nhà văn dùng ngòi bút của mình để ca ngợi hình ảnh người chiến sĩ anh hùng. Đồng thời, phản ánh rõ tội ác của kẻ thù nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Bước vào thời bình, văn học, nghệ thuật có bước đổi mới vô cùng quan trọng. Ở đó mỗi nhà văn đều được tự do thể hiện quan niệm riêng và hướng ngòi bút của mình đến các khía cạnh của đời sống. Một số nhà văn phản ánh công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội, số khác khai thác chân dung con người trong các mối quan hệ tình yêu, tiền bạc và địa vị.

Đến với Khuất Quang Thụy, ông đã từng chia sẻ “Khi còn ở chiến trường, tôi chỉ viết vì một khát khao duy nhất, ghi được càng nhiều càng tốt những kỷ niệm, những con người, những cảnh ngộ số phận éo le do sự khắc nghiệt của chiến tranh đưa đến. Sau này, khi chiến tranh kết thúc, tôi mới có điều kiện để hiểu ra rằng, dù đã ở ngoài mặt trận, dù đã thấy được cái ác liệt và dù đã viết nhiều trang nhưng có lẽ vẫn chưa nói được hết được... Cả đời chỉ loay hoay viết về cuộc chiến ấy, có lẽ là số phận của thế hệ những người cầm bút từng có những năm cầm súng như chúng tôi...”[3](Theo Ngô Vĩnh Bình).Và nghĩ về thế hệ hôm nay ông quan niệm rằng “Mỗi thế hệ sẽ có cách “đọc” lịch sử khác nhau, có cách để “kể” về lịch sử khác nhau. Có ai sống từ thời Nguyễn Trãi, thời Hồ Quý Ly đến giờ đâu mà chúng ta vẫn có những tác phẩm viết về thời ấy? Tôi thực sự thấy rằng chẳng cần phải lo những thế hệ mai sau sẽ viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thế nào. Họ sẽ có cách riêng để “khai quật” lịch sử”[3] (Theo Ngô Vĩnh Bình).

Có lẽ đúng như những gì Khuất Quang Thụy đã nói, chiến tranh đã lùi xa đủ để một thế hệ trưởng thành nhưng hình ảnh về người lính chiến vẫn

luôn hiện diện trong tâm trí ông như một nguồn năng lượng thôi thúc ông viết về chiến tranh, về người lính thời hậu chiến. Bởi với Khuất Quang Thụy “Thời gian là người thầy vĩ đại giúp chúng ta nhận thức ra nhiều vấn đề. Đã có lần tôi ví như khi chúng ta đang trong một đám cháy thì chỉ thấy cay mắt, rát mặt, khói mù mịt chứ có thấy gì đâu. Thậm chí người chết bên cạnh cũng chẳng nhìn thấy. Khi chạy "bà hỏa", có khi thứ đồ gia bảo ta không lo chạy mà lại vớ lấy mấy thứ vớ vẩn để mang ra khỏi đám cháy. Lùi ra ngoài đám cháy sẽ thấy đám cháy to hay bé, rồi phải tìm hiểu, hỏi han vài ba ngày mới hiểu vì sao lại cháy[3] (Theo Ngô Vĩnh Bình).

Mỗi sáng tác ông viết ra đều chiếm trọn cảm tình của độc giả, tuy không phải là một đề tài mới nhưng Khuất Quang Thụy đã thổi vào đó luồng tư tưởng mới. Vẫn là hình ảnh người lính làm trung tâm nhưng ông có cái nhìn toàn diện hơn về người anh hùng. Họ được đặt trong mối quan hệ với con người của cộng đồng, con người của gia đình và con người của tình yêu. Khi đặt trong các mối quan hệ này người lính được soi chiếu một cách sâu sắc và toàn diện hơn, họ là những con người có quá khứ, có lai lịch rõ ràng, với cách mạng họ là những người chỉ huy tốt, là người anh hùng nhưng xét về một góc độ cá nhân họ lại là những người chưa hoàn hảo, đôi khi bị tình yêu, địa vị làm lu mờ.

Suốt một hành trình sáng tác không mệt mỏi Khuất Quang Thụy đã đem đến cho độc giả cái nhìn mới về chiến tranh và con người. Nơi mà chỉ có những ai đã trải qua gian nan, thử thách mới có thể viết lên những trang văn xúc động và lôi cuốn đến như vậy. Qua đây ta cũng khẳng định một điều rằng sáng tác của Khuất Quang Thụy là một đóng góp không nhỏ về giá trị tư tưởng giúp cho thế hệ sau có cái nhìn đúng đắn và hiểu hơn về cuộc chiến của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)