1 .Lý do chọn đề tài
2.1 .3Bức tranh cuộc sống đời thường
2.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy
2.2.3 Conngười mang cảm hứng sử thi và đời tư thế sự
Điểm mới mà Khuất Quang Thụy đề cập đến nhằm tạo nên sự khác biệt trong tiểu thuyết của mình là hình ảnh người chỉ huy, họ không phải là những con người hiện lên với vẻ đẹp toàn diện mà mỗi nhân vật đều có một vấn đề riêng đó là con người đời tư thế sự. Ông đặt nhân vật dưới nhiều góc độ và mối quan hệ khác nhau để soi chiếu làm nổi lên nhân cách. Đồng thời tác giả cũng để chính môi trường tác động ngược trở lại từng cá nhân giúp người đọc có thể hiểu nhân vật một cách toàn diện nhất.
Nhân vật tài ba tượng trưng cho lòng dũng cảm là Phạm Xuân Ban bí danh Hùng Phong.Trong tiểu thuyết “Những bức tường lửa” Hùng Phong là một người anh hùng trong chiến trận nhưng cũng không ít những góc khuất trong con người đời thường. Xuất thân từ cậu học trò của tập thể lớp 10B Hùng Phong hiện lên thật chân thực và sinh động tượng trưng cho lớp thế hệ
chiến sĩ mới có học thức. Là con của một gia đình chức quyền nhưng Hùng Phong đã không đi học nước ngoài theo ý đồ của cha mà tìm mọi cách để vào chiến trường đánh giặc. Khuất Quang Thụy miêu tả Hùng Phong như một tướng trận mạc bản lĩnh và tài năng. Nhân vật này được biểu hiện qua những hành động dũng cảm và quyết đoán. Anh là biểu tượng của thanh niên một thời, mẫu hình để anh em chiến sĩ học tập và noi theo. Ngay từ những trận đánh đầu tiên, trước sự lo sợ, hoang mang của đồng đội Hùng Phong đã phát huy tài năng của người chỉ huy. Anh nhanh nhạy, bình tĩnh và phân công mọi việc rõ ràng “Hùng Phong biết lúc này anh em chỉ còn biết trông cậy vào mình nên cố trấn tĩnh lại: - Anh em ở đây vẫn còn nhiều nguy hiểm lắm, trước hết chúng ta phải ra khỏi khu vực này về vị trí tập trung đại đội. Anh nhìn quanh rồi cắt đặt công việc một cách rõ ràng” [56; tr.132].
Từ những tình tiết miêu tả, nhân vật Hùng Phong hiện lên là người có tầm nhìn chiến lược, linh hoạt và chủ động trong mọi tình huống. Anh ta biết cân nhắc thời cơ để đưa bộ đội tiến lên: “Giây phút đó Hùng Phong đã dẫn anh em trong tiểu đội của Nguyễn Đình Hướng lao lên chiếm được một đoạn đường hào bắn yểm hộ cho lực lượng phía sau tràn vào căn cứ”[56; tr.183].
Hùng Phong là một vị chỉ huy hết lòng yêu thương bạn bè và chiến sĩ. Dù bận rộn công việc nhưng anh vẫn dành thời gian để đến ngày giỗ của Hướng, sẵn sàng giải quyết vấn đề giúp đồng đội khi họ gặp khó khăn. Ngoài cái tài chỉ huy quân sự, Hùng Phong còn là nhà lý luận quân sự tài ba. Những năm tháng trận mạc anh ta đã cho ra đời cuốn sách “Trên hàng rào lửa” để nhân vật Lân khẳng định: “Đây quả là những công trình khảo cứu với mảng tư liệu rất phong phú đa dạng, với những tổng kết đánh giá khá xác đáng những sự kiện quân sự dân tộc vừa trải qua. Và, khỉ thật, càng đọc ông lại càng cảm thấy Hùng Phong có khí chất của một vị tướng, một nhà cầm quân tài ba”[56; tr.84]. Hùng Phong chính là hình tượng người anh hùng, người chỉ huy tài năng một biểu tượng to lớn và sâu sắc của đất nước.
Nhưng con người trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy còn là con người mang cảm hứng đời tư thế sự. Họ không còn là con người hoàn hảo chung thành với hình mẫu văn học cách mạng một thời. Trên cương vị là người lãnh đạo họ là những người tài năng, chính trực nhưng xét về góc độ đời tư họ là con người bị chi phối bởi tình yêu, tiền tài và sự nghiệp. Điều này được Khuất Quang Thụy thể hiện rõ nét thông qua nhân vật Hùng Phong, vì sự nghiệp bản thân mà anh ta sẵn sàng lấy con của một vị tướng. Trong chiến trận Hùng Phong là một người chính trực, kiên cường nhưng trong chuyện đời tư anh ta lại là kẻ không có trách nhiệm, thậm chí trước khi nhắm mắt Hùng Phong vẫn chưa dám nhận đứa con riêng với Thanh. Chính Lương Xuân Báo đã phải gầm lên “Mày là một kẻ khốn nạn, một thằng đểu, nghe chưa?”[56; tr.290]. Suy nghĩ về Hùng Phong, Trương Đình Lân người bạn đồng môn cũng đã bày tỏ: “Trong con mắt tôi anh xứng đáng là một người anh hùng trong chiến trận. Nhưng giữa một người anh hùng trong chiến trận đánh tới cái mà người ta gọi là một trang anh hùng giữa cuộc đời lại là một khoảng cách rất xa” [56; tr.6]. Như vậy, Hùng Phong tiêu biểu cho hình tượng người lính nhưng đặt nhân vật vào quan hệ đời thường luôn có những vấn đề, đằng sau ánh hào quang của người anh hùng là những bí ẩn, những sự thật chưa bao giờ được công bố.
Nhắc đến Hùng Phong chắc chắn phải nói về Lương Xuân Báo một con người tài năng có cách nhìn người, đào tạo ra nhân tài cho Tổ quốc, minh chứng điển hình là Hùng Phong. Nhân vật Trương Đình Lân đã nhận định: “Lương Xuân Báo quả là người kiệt xuất, một người có con mắt xanh, đoán được anh hùng giữa chốn trần ai”[56; tr.211]. Nhân vật này tiêu biểu cho lý tưởng cách mạng, ông là người dẫn dắt và khơi dậy lòng yêu nước thổi bùng lên nhuệ khí chiến đấu trong tâm hồn mỗi người lính. Nhưng chính ông là người để tình cảm riêng tư ảnh hưởng đến công việc. Biết Hùng Phong là người không coi trọng tình yêu nhưng có tình cảm đặc biệt nên anh đã giữ kín
chuyện riêng tư. Mãi sau này khi Lân có dịp đọc lại cuốn nhật ký, sự thật về một người anh hùng mới được soi tỏ.
Không chỉ có Hùng Phong mà Hải Đông và Kiều Bá Thịnh trong “Đối chiến” cũng là người lính có vết mờ về nhân cách. Hải Đông một người chỉ huy đã có gia đình vợ con nhưng anh ta vẫn yêu Nhài. Đã nhiều lần Hải Đông tự nhủ sẽ chấm dứt mối quan hệ nhưng lại không kiềm chế được bản năng và cảm xúc. Anh đã trốn tránh trách nhiệm bằng con đường ra trận, để lại Nhài trong sư hy sinh đau khổ. Xét trên góc độ là một người lính, Hải Đông là vị chỉ huy giỏi nhưng trong chuyện tình cảm cá nhân, anh đã để chúng vượt quá giới hạn. Điều này cũng giống với Kiều Bá Thịnh, với bản tính thông minh, dẻo miệng nên Thịnh được rất nhiều cô gái yêu thích đặc biệt là anh ta đã giấu giếm hẹn hò với cô giáo Vang. Những hành động này ở cả Hài Đông và Thịnh đều không đúng với giá trị đạo đức. Là con người của Đảng nhưng họ lại để chuyện cá nhân xen kẽ mà không kiểm soát được lý trí.
Viết về nhân vật, Khuất Quang Thụy còn khai thác một bộ phận con người ở góc độ bản năng sinh tồn. Một số nhân vật ươn hèn trước cái chết, trước bom đạn và sự hy sinh họ đã trốn chạy, đảo ngũ. Họ là những con người không có lập trường, tư tưởng vững chắc nên bị lung lay khi gặp khó khăn gian khổ. Ngay chính bộ máy chỉ huy của quân đội còn xuất hiện những kẻ mưu mô xảo quyệt như Vững trong “Giữa ba ngôi chúa” là một kẻ đảo ngũ nhưng bằng sự gian xảo dối trá hắn đã nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy quản lý. Đó còn là nhân vật “hắn” trong “Góc tăm tối cuối cùng” đã tàn phá cuộc đời Nụ. “Hắn” với những lời ngợi ca về tài năng và lòng quả cảm nhưng lại là con thú giữ chia cắt cuộc đời của Nụ và Dần. Thật đáng lên án khi ngay cả trong ban chỉ huy lãnh đạo lại tồn tại những con người băng hoại về đạo đức và nhân cách, một mặt họ là những người lính tài năng nhưng khi đứng trước những cám dỗ cuộc sống họ đã bộc lộ đúng bản chất. Đây chắc chắn là
điều mà con người cần phải lên án không dung túng cho những kẻ cơ hội, xảo trá những con người làm xấu đi bộ mặt của người lính giải phóng dân tộc.
Khuất Quang Thụy không chỉ lấy đối tượng phản ánh là những con người trong kháng chiến mà còn là con người mang bi kịch đời thường. Đó là hình ảnh người lính mang bi kịch về tình yêu về tiền bạc thời hậu chiến. Đề tài người lính thời hậu chiến vẫn chiếm một vai trò quan trọng trong sáng tác của các nhà văn.Hàng loạt các tác phẩm xuất hiện viết về người lính thời kỳ hậu chiến như “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp, “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, “Chim én bay” của Nguyễn Trí Huân. Các tác phẩm này đã khắc họa rõ nét bi kịch cá nhân, cùng những vết thương chiến tranh mà người lính phải gánh chịu. Ở thời chiến người lính là những người thông minh, mưu trí nhưng trở về với đời thường họ lại là những con người cô đơn, không khát vọng, không hòa nhập với đời sống. Tương tự như vậy Khuất Quang Thụy cũng có những sáng tác viết về người lính bước ra từ chiến trận. Tiêu biểu trong số đó là ba tiểu thuyết “Góc tăm tối cuối cùng”, “Giữa ba ngôi chúa” và “Không phải trò đùa”. Các tiểu thuyết đã phản ánh sinh động hình ảnh người lính của đời thường, họ bị chi phối và đặt trong nhiều mối quan hệ khác nhau.
“Góc tăm tối cuối cùng” là cuốn tiểu thuyết có độ dài hơn một trăm trang nhưng lại tái hiện một cách sinh động và sâu sắc cuộc đời ông Dần. Ông Dần một người lính từng trải, tài năng trong chiến trận nhưng lại rơi vào bi kịch tình yêu. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, Dần sớm theo cha đi kiếm ăn khắp nơi, sau này Dần được cha cho học chữ tại nhà thầy nho có cô con gái tên Nụ. Hai người sớm có tình cảm với nhau. Cuộc sống khó khăn, vất vả chẳng may cha Dần qua đời, dù buồn bã, đau đớn nhưng Dần vẫn cố gắng vượt qua. Biết được Dần và Nụ thương yêu nhau ông bà cụ Cử đã cho hai người nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên, vì muốn để tang cha hai năm nên Dần đã lùi lại đám cưới. Cũng từ đây mà bi kịch cuộc đời Dần bắt đầu diễn ra.
Trong một lần hai người gặp nhau trên chiến trường, Nụ đã bị cưỡng hiếp bởi chính người chỉ huy cấp trên của Dần. Đau khổ, tủi nhục Nụ đã ra đi và trốn tránh Dần cho đến mãi sau này khi hòa bình lập lại ông Dần có quay trở lại tìm Nụ nhưng họ nói Nụ đã đi lấy chồng. Đau khổ, buồn bã ông đã xin vào nhà xác trong một bệnh viên hàng ngày lầm lũi làm công việc đi chôn cất các thai nhi bị phá bỏ.
Thật không ngờ nhiều năm sau, ông gặp lại bà Nụ tại chính cái bệnh viện mà ông đang làm trong một lần đưa con dâu khi đẻ. Hai người gặp lại nhau dường như tất cả những ký ức ùa về. Ông Dần như sống lại những năm tháng thời trai trẻ, trong thâm tâm ông luôn cho rằng nếu không có “hắn” thì ông đã không lãng phí một cuộc đời tuổi trẻ. Và ông cũng chua xót cho chính cuộc đời đầy bi kịch của mình, lần thứ nhất bị bạn bè đồng chí, lần thứ hai chính là người mà anh yêu hơn cả bản thân mình. Ngay cả đến cuộc sống đời thường của ông cũng rơi vào những tăm tối người ta gọi nơi ông sống là xóm Đỉa, một xóm nhỏ nghèo côi cút, ông sống khép kín, không còn muốn tranh giành thiệt thua với ai. Lâu dần người ta xa lánh ông và thậm chí cả đến trẻ con đều sợ, họ thường lấy tên ông ra để dọa nạt trẻ con. Thậm chí, ngay tại cái bệnh viện nơi ông làm việc người ta đã quen với việc sai vặt ông và có thể sẵn sàng đứng ra hạch sách bất cứ lúc nào.
Một người lính chiến nhưng trở về thời bình lại sống trong cảnh nghèo đói, cô độc. Ngôi nhà nơi ông ở thể hiện sự nghèo túng, dưới ngòi bút của Khuất Quang Thụy căn nhà mọc rêu những chỗ ẩm ướt, một không gian thiếu ánh sáng nơi đó bóng tối chiếm lĩnh cuộc sống của con người. Mặc dù bi kịch đã diễn ra nhiều năm nhưng ông vẫn luôn day dứt với quá khứ đau khổ không thể sống một cuộc đời thanh thản. Điều này cũng giống với Kiên trong “Nỗi buồn chiến tranh” một tác phẩm xoáy sâu vào bi kịch tình yêu và bi kịch tuổi trẻ. Nhân vật Kiên day dứt với quá khứ liên tục sống trong sự dày vò và ám ảnh, nó thôi thúc anh viết về đồng đội, về quá khứ. Còn đối với ông Dần, ông
sống lầm lũi và khép kín. Với mọi người nhà xác là một nơi đáng sợ lúc nào cũng lạnh lẽo những với ông “nơi đây là một nơi đáng trân trọng, nơi con người đối mặt với cái chết và đối mặt với chính mình. Nơi mà có lẽ người ta ít giả dối hơn tất cả mọi nơi trong cuộc đời”[55; tr.17]. Trong suy nghĩ của ông nếu ai một lần qua đây “ít nhiều cũng có cảm giác được gột rửa, muốn sống tốt hơn và đối xử tốt hơn với mọi người”[55; tr.17]. Và chỉ có sống ở cái nhà xác này ông mới quên đi được quá khứ đau thương: “Ngay cả đối với những kẻ làm tan nát cuộc đời ông, đã tước đoạt mất của ông niềm vui và hạnh phúc, ông cũng không mấy khi nhớ đến họ nữa”[55; tr18].
Một người tốt như vậy nhưng dường như ông lại bị mọi người lại xa lánh và cho rằng ông là kẻ gàn dở, có vấn đề. Duy nhất trong bệnh viện bà trưởng khoa là người đồng cảm và xót thương cho cuộc đời ông Dần. “Có lần bà đã nói tìm được một người lao động có tấm lòng và sự tận tụy với công việc với con người như bác khó khăn lắm, khó hơn tìm một ông bác sĩ nữa cơ, một người như bác phải do chính cuộc đời tạo nên”[55; tr.100]. Dường như cuộc đời ngang trái đầy bi kịch của ông vẫn chưa dừng lại, những năm tháng tuổi già côi cút bà Nụ tìm đến ông, hạnh phúc bao năm ông khao khát nay tự nhiên trở lại. Ông vỡ òa trong niềm sung sướng nhưng lại chọn cách ra đi, bởi vì ông không muốn bà Nụ chịu khổ vì mình. Đúng vào cái buổi sáng bà Nụ quyết định dọn đến ở cùng ông, ông đã chọn cách trốn chạy và mãi mãi rời xa cái xóm Đỉa đấy trong màn sương đêm dày đặc.
Ông Dần một bi kịch của người lính thời kỳ hậu chiến, ở ông là sự lệch pha với cuộc sống đời thường. Khi mà xã hội phát triển con người thay đổi và dường như những giá trị đạo đức cũng bị bào mòn. Những người làm công việc thầm lặng nhưng cao cả như ông Dần lại bị dè bỉu, xa lánh và bị người đời khinh rẻ. Tái hiện nhân vật ông Dần Khuất Quang Thụy muốn phản ánh rõ cuộc sống xã hội, nơi mà con người không chỉ đối mặt với kẻ thù thực dân mà còn đối diện với cả xã hội, con người và quá khứ. Đến với Giữa ba ngôi
chúa Khuất Quang Thụy có lẽ là hình ảnh mới về người lính, ở họ có sự khởi sắc và ý chí là quyết tâm đam mê làm giàu. Nổi bật nhất là nhân vật Bằng, một con người luôn có khát khao làm giàu, muốn có địa vị và quyền lực nhưng lại đi theo con đường phi pháp. Sau khi đi cải tạo, anh đã quyết tâm làm lại bằng hai bàn tay trắng, cùng với những người bạn lính lập ra hợp tác xã. Bi kịch cuộc đời Bằng chính là ham mê làm giàu, bị choáng ngợp trước tiền bạc bị cuốn theo vòng xoáy của tình yêu nhưng phần người trong anh không bị mất đi, anh đã chân thành vươn lên bằng những việc làm chân chính.
Điều cốt lõi mà Khuất Quang Thụy muốn phản ánh chính là sức mạnh của đồng tiền, quyền lực và tình yêu. Những thế lực có sức mạnh quan trọng trong cuộc chiến thời hiện đại. Con người luôn phải chiến đấu để trống lại sức mạnh của danh vọng, tiền bạc và cân bằng chúng với tình yêu như vậy mới có