1 .Lý do chọn đề tài
6. Kết cấu luận văn
1.2.3 Tiểu thuyết Khuất Quang Thụy
Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy được khá nhiều độc giả yêu thích, đặc biệt là thu hút đội ngũ phê bình văn học. Có rất nhiều bài phê bình, luận văn được đăng trên các tờ báo, tạp chí với nhiều ý kiến, đánh giá khác nhau. Có thể khẳng định rằng tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy là một thành công lớn, điều này không thể hiện về mặt số lượng mà phản ánh thông qua nội dung tác phẩm. Qua tìm hiểu ta nhận thấy mỗi tác phẩm ra đời, Khuất Quang Thụy đều gắn chúng với một sự kiện quan trọng của đất nước như chiến dịch Đường 9 –Nam Lào, chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Đồng Dù, nhằm nhấn mạnh tính chân thực, khách quan. Khác với các nhà văn thế hệ trước, Khuất Quang Thụy viết về chiến tranh dưới cái nhìn hiện thực, đọc các tác phẩm của ông ta cảm nhận được niềm vui chiến thắng nhưng cũng xen lẫn những mất mát đau thương. Đặc biệt, miêu tả về người chiến sĩ ông không chỉ viết về người anh hùng trong chiến trận mà còn làm nổi bật đời sống nội tâm, có ít nhiều khuyết điểm khi đặt trong tư cách con người đời thường.
Các sáng tác của Khuất Quang Thụy còn toát lên sự gần gũi, chân thực đó là cuộc hành quân gian nan, vất vả nhưng tràn đầy nhiệt huyết. Là sự quan tâm của các cấp chỉ huy đối với các chiến sĩ trong trung đoàn. Không chỉ có những trận chiến quyết liệt giữa mặt trận đầy khói lửa Khuất Quang Thụy còn miêu tả người lính chiến gắn với mối tình lãng mạn và chớp nhoáng. Điển hình là mối tình của Hải Đông và Nhài trong “Đối chiến”, là cuộc hôn nhân có tiếng giữa Giáp cô y tá Thảo trong “Trước ngưỡng cửa bình minh”. Hơn hết, trong các sáng tác của mình Khuất Quang Thụy còn đan cài vào đó những trang viết mang tính chuyên luận về nghệ thuật quân sự thể hiện tài năng của người lãnh đạo. Đặc biệt, là miêu tả song hành những con người bên kia chiến tuyến, một khía cảnh đổi mới mà ít tác giả đi sâu khai thác. Nhà văn viết về cả phía ta và địch một cách công bằng, một thái độ tôn trọng. Không còn tâm lý ta tốt địch xấu, ta thắng địch thua mà nhìn thẳng vào sự thật để có cái nhìn
bao quát toàn bộ cuộc chiến lịch sử. Điều này được thể hiện rõ thông qua “Đối Chiến” với những nhân vật ở phía bên kia chiến tuyến như: Đại tá Sơn Đường, Đại úy Ngô Thanh Vân và Đại úy Huỳnh Xuân Thời...Họ đều là những tướng lĩnh của chính quyền ngụy Sài Gòn nhưng lại được tác giả miêu tả một cách rõ nét, tinh tế có tinh thần trách nhiệm với chế độ và công việc.
Tìm hiểu về tiểu thuyết, Khuất Quang Thụy đã cho người đọc thấy được sự hoàn thiện trong mỗi tác phẩm. Từ tác phẩm đầu tay như “Trong cơn gió lốc” tiểu thuyết năm 1980 đã là thành công lớn. Cuốn sách viết về cuộc hành quân thần tốc của “Trung đội gió lốc” và cuộc rút lui được tổ chức quy mô của quân ngụy Sài Gòn. Đi kèm với đó là đoạn miêu tả về cảnh chiến trường bi tráng, là sự mất mát và hi sinh của đồng chí, đồng đội. Ngoài ra, đọc tiểu thuyết còn rất nhiều trang viết miêu tả về quá khứ của người lính, đồng thời tác giả cũng đi sâu vào thế giới nội tâm để phản ánh một cách rõ nét những khao khát về tình yêu và cuộc sống của người lính. Sau này, đến với tác phẩm “Không phải trò đùa” một thành công lớn khi Khuất Quang Thụy miêu tả song hành hai tuyến vấn đề. Vấn đề thứ nhất là công cuộc ra khỏi cuộc chiến của Tình và Tuấn khi mà đất nước vừa thống nhất, vẫn đang bộn bề với những đau thương mất mát thì ngay lập tức họ đã phải trở lại chiến trường để chống lại quân biên giới Tây Nam. Cho đến những năm gần đây điều này lại được thể hiện rõ nét và thành công hơn cả ở “Đối chiến” và “Đỉnh cao hoang vắng”. Đây là hai tác phẩm mới nhất của Khuất Quang Thụy giúp người đọc có dịp chiêm nghiệm một cách sâu sắc về chiến tranh. “Đối Chiến” là câu chuyện viết về thời điểm lịch sử quan trọng trong chiến dịch đường 9 – Nam Lào. Một cuộc đọ sức có quy mô, tổ chức giữa quân đội Cộng Sản và quân đội Việt Nam Cộng hòa được sự chi viện về “trực thăng vận” của Mỹ nhằm cắt đứt “Đường mòn Hồ Chí Minh” huyền thoại - Một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng. Điều đặc biệt trong cuốn tiểu thuyết cần kể tới chính là chân dung các tướng lĩnh, sỹ quan quân
đội Việt Nam Cộng hòa Khuất Quang Thụy dựng lên có những nét đáng kính và gần gũi với truyền thống của người dân Việt Nam. Cái mà người Mỹ gọi là “Thay màu da trên xác chết” qua ngòi bút của Khuất Quang Thụy đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một thời kỳ chiến tranh, về một chế độ bị sụp đổ mà trước đây vấn đề này vẫn luôn nhạy cảm và coi là xa lạ. Suy ngẫm kỹ lưỡng “Đối chiến” không phải là cuốn tiểu thuyết diễn tả lại chiến dịch đường 9 – Nam Lào, đây cuốn sách soi chiếu về những con người trong “Đối chiến”. Vẫn là cảm hứng về con người, con người giữa bên ta và bên địch đều chung một dòng máu lạc hồng nhưng lại phụng sự cho hai chế độ.
Một bước tiến mới cần nhắc tới là “Đỉnh cao hoang vắng” cuốn tiểu thuyết đã cho người đọc thấy được những bí ẩn, những góc tối trong chiến tranh mà ít người biết đến. Đó là câu chuyện của cô y tá Vân bị tên Đại úy dù Nguyễn Lang và trung sĩ Điết bắt được khi hai tên này trốn thoát làm tù binh. Thời gian đầu Vân đã nhất quyết kháng cự nhưng thấy Lang bị thương cô đã ra tay cứu giúp. Hơn một năm trời chưa có cách để trở về với đồng đội, họ vừa canh chừng vừa dựa vào nhau để sinh tồn. Sau này khi hòa bình lập lại bà Vân trở về làm ăn sinh sống có dịp gặp lại Điết người lính năm xưa, bà khẳng định rằng ông Lang là một người tốt và trọng chữ tín. Đó là những gì ẩn nấp trong cuộc chiến, là một phần chung giữa những ngày chiến tranh ác liệt. Khuất Quang Thụy đã cho người đọc hiểu hơn về cuộc chiến, đi sâu vào bí mật của mỗi con người. Đồng thời cũng giúp người đọc cảm thông hơn về những nỗi gian nan, vất vả đau buồn nhưng cũng không dễ để chia sẻ.
Không chỉ viết về cuộc chiến tranh lịch sử Khuất Quang Thụy khai thác khá thành công đề tài người lính thời hậu chiến mà ta phải kể đến là “Góc tăm tối cuối cùng”. Thật đau xót biết bao khi những người anh hùng trong chiến trận lại thất bại trong cuộc sống đời thường. Họ cảm nhận được sự đơn độc, sống âm thầm và đôi khi tách biệt với xã hội. Với chiến tranh, mọi cuộc chiến đều có điểm dừng nhưng với đời sống, con người luôn chống chọi với đồng
tiền để tồn tại. Điều này được tác giả khẳng định rõ nét trong tiểu thuyết “Giữa ba ngôi chúa” nơi mà con người luôn bị khống chế giữa ba thế lực tiền bạc, địa vị và tình yêu.
Những sáng tác của Khuất Quang Thụy có vai trò rất quan trọng trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam. Ông mang đến cho người đọc cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh cùng với vấn đề thân phận và đời sống người lính. Những tác phẩm của Khuất Quang Thụy sẽ là những đóng góp vô cùng quan trọng trên phương diện nội dung và nghệ thuật, nhằm đem lại nguồn cảm hứng mới cho văn học Việt Nam. Đồng thời tiểu thuyết của ông cũngmở ra một cách tiếp cận khác đưa nền văn học sang một trang mới.
Tiểu kết chƣơng 1
Tìm hiểu về văn học thời kỳ đổi mới cùng với những thành tựu cơ bản giúp ta có cái nhìn hệ thống, đầy đủ hơn về diện mạo nền văn học. Thấy được những đổi mới trên các phương diện như quan niệm về con người,quan niệm về hiện thực và nghệ thuật. Những thay đổi này đã tác động không nhỏ đến tư duy của mỗi nhà văn tạo nên sự đổi mới trong các tiếp cận chủ đề, đề tài.Trong bối cảnh đó tiểu thuyết Khuất Quang Thụy hiện lên khá đa dạng vừa kế thừa vừa có nét khác biệt so với văn học giai đoạn trước. Ông viết về chiến tranh dưới thời bình với một quan niệm nghệ thuật riêng hướng đến sự chân thật và gần gũi. Các sáng tác của ông không nhiều nhưng mang màu sắc mới mẻ và lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy đã mang lại cái nhìn mới và đóng góp không nhỏ cho nền văn học hiện đại.
CHƢƠNG 2: HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KHUẤT QUANG THỤY