1 .Lý do chọn đề tài
2.1 .3Bức tranh cuộc sống đời thường
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.1.2 Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật
Miêu tả hành động nhân vật là nhà văn chỉ ra các việc làm của nhân vật, một trong những yếu tố quan trọng để thể hiện tính cách, cá tính cá nhân. Hành động còn nói lên tư cách, lý tưởng cũng như phẩm chất vốn có của con người. Hành động có thể đan xen, có thể là bộc phát hoặc hình thành đầy đủ theo diễn biến của cốt truyện. Thông qua các mối quan hệ, cách ứng xử giữa con người với con người trong những tình huống khác nhau người đọc có thể đi sâu và xác định được bản chất của nhân vật. Hành động của nhân vật thường được biểu hiện qua ngôn ngữ của tác giả hoặc trong cuộc đối thoại với những nhân vật khác. Hành động được phản ánh một cách rõ nét khi đi cùng một diễn biến tâm lý nhất định, hai yếu tố này đồng hành và bổ sung cho nhau nhằm khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật.
Trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy ông không chỉ thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật mà còn có một bước tiến mới trong việc miêu tả hành động nhân vật. Mọi hành động của nhân vật được Khuất Quang Thụy tái hiện rất sinh động, từ vị chỉ huy cho đến các chiến sĩ mỗi người một cá tính một hang động để nhận diện tính cách như: nghiêm khắc, đứng đắn cho đến dí dỏm, hài hước. Trong số đó nhân vật tiêu biểu cần phải kể đến như Tuấn, Tình trong tiểu thuyết “Không phải trò đùa”, Giáp trong “Trước ngưỡng cửa bình minh”, Kiều Bá Thịnh, Nguyễn Hải Đông trong “Đối Chiến”, Phạm Hùng Phong, Nguyễn Danh Côn, Lương Xuân Báo, Trương Đình Lân trong tiểu thuyết “Những bức tường lửa”. Những con người của
cuộc sống đời thường như ông Dần, Bà Nụ bà bác sĩ trưởng khoa trong “Góc tăm tối cuối cùng”. Ngoài ra, còn là Bằng, Mai trong “Giữa ba ngôi chúa”.
Hành động của nhân vật được tác giả thể hiện trong nhiều bối cảnh và sự việc khác nhau. Trước hết hành động của nhân vật được Khuất Quang Thụy tái hiện thông qua diễn biến các trận đánh. Với người chỉ huy như Giáp (Trước ngưỡng cửa bình minh) , Kiều Bá Thịnh, Hải Đông, Đồng Duy Tiên, Lê Hoài Dân ( Đối chiến), Hùng Phong, Lương Xuân Báo, Nguyễn Danh Côn ( Những bức tường lửa)…chủ yếu hành động của họ được tác giả mô tả qua những trận đánh. Trong chiến trận cần sự chính xác nên người chỉ huy được tác giả tái hiện với những hành động nhanh chóng, dứt khoát, khẩn trương. Với mỗi nhân vật, tác giả đi sâu khái quát lên những hành động mang tính đặc trưng. Với nhân vật Giáp được khắc họa là con người anh hùng của mặt trận anh tacó những hành động vừa kiên quyết vừa đúng đắn “Lúc bình thường đại đội trưởng Giáp lúc nào cũng bảnh bao, đi đứng chững chạc. Nhưng khi xung trận anh biến thành một con người khác hẳn. Anh di chuyển thoăn thoắt mắt đỏ vân lên bởi khói đạn xộc vào. Anh ra mệnh lệnh bao giờ cũng ngắn gọn nhưng chính xác. Lúc ấy kẻ nào nhu nho thì coi chừng…Và khi anh cầm khẩu súng quan sát mục tiêu tác giả đã miêu tả anh như con hổ đang rình mồi”[54; tr.88].Sự chính xác trong thế trận còn được tác giả thể hiện qua nhân vật Kiều Bá Thịnh và Nguyễn Hải Đông trong “Đối chiến”.
Ở Thịnh và Hải Đông những hành động của hai nhân vật này đều toát lên sự tài năng và xuất sắc. Đặc biệt, trong chiến trận, từng đường đi lối đánh đều cho thấy họ là những con người bản lĩnh, có tài lãnh đạo và linh hoạt trong mọi tình huống. Tác giả để Hải Đông rơi vào những tình huống cần sự nhanh nhạy sắc bén để người đọc có thể dễ dàng đánh giá tài năng cũng như phẩm chất của nhân vật. Trong một lần đi tìm hiểu về xác người chết, chỉ với những kí hiệu rất nhỏ nhưng Hải Đông nhanh chóng nhận ra đây là lính thám báo của sư đoàn Bến Hải. Nhân vật này cũng rất tinh tường và phản xạ khéo
léo khi đối thoại cùng các vị thủ trưởng. Anh ta nói chính xác đến độ các vị phải gật gù khen ngợi: “Giỏi! Các cậu thấy chưa quan sát tỉ mỉ như thế mới là phẩm chất của người lính trinh sát chiến trường”[58; tr.310]. Không chỉ xây dựng hành động nhân vật này trên cương vị người chỉ huy, Hải Đông còn được Khuất Quang Thụy miêu tả với hành động của con người sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa. Anh đã ngăn chặn được một cuộc tàn sát tù binh của địch trong lúc hỗn loạn. Chiến trường, súng đạn không ngoại trừ một ai, cái chết đến với Hải Đông thật chóng vánh và bất ngờ. Đó không chỉ là sự hy sinh vì độc lập tự do, cái chết của Hải Đông còn nhấn mạnh đến anh là con người nhân nghĩa, sẵn sàng bảo vệ công lý đến cùng.
Đến với Kiều Bá Thịnh, là con người có tính cách chu đáo chính tính cách này mà Thịnh có những hành động chắc chắn trong lối đánh. Hành động đầu tiên được tác giả nhắc tới là ngày nào Thịnh cũng đi kiểm tra hầm hào, nơi ăn, chốn ngủ. Không lúc nào anh quên hỏi thăm sức khỏe và sẵn sàng điều y tá về mỗi khi có chiến sĩ bị ốm hoặc nước ăn chân. Chỉ với những hành động rất nhỏ nhưng tác giả đã cho thấy Thịnh là người chu đáo, không chỉ có tài cầm quân anh còn là vị tướng tâm lý và gần gũi. Khi là người thủ lĩnh hành động chỉ huy của anh cũng dứt khoát và không hề kém cạnh Hải Đông. Khi được lệnh nổ súng ban đêm Thịnh đã tận dụng súng cối 82 ly và bố trí chúng thành 8 cụm cao điểm. Thịnh ra lệnh cho tất cả các mũi xung phong và giúp đỡ cậu Ngải lập công. Nhưng điều đáng buồn không kém khiến anh cảm thấy hối hận là vì cái chết của cậu Ngải. Hành động ấy của Thịnh còn nhấn mạnh thêm nhân cách cao đẹp của người chỉ huy. Điều này được Khuất Quang Thụy thể hiện khá rõ thông qua nhân vật Phạm Xuân Ban (Hùng Phong) trong
“Những bức tường lửa”. Là một cậu ấm con ông chủ tịch huyện nhưng Ban lại không đi du học nước ngoài mà quyết tâm ra mặt trận. Ban trở thành nhân vật lý tưởng là lá cờ đầu trong phong trào thi đua với cái tên Hùng Phong. Mọi hành động của Hùng Phong đều được tác giả đi sâu khai thác một cách
khúc triết. Tác giả như am hiểu về Hùng Phong đặt anh trong mọi hoàn cảnh tiêu biểu để thổi bùng lên cá tính nhân vật. Hành động của Hùng Phong luôn nhất quán thể hiện nét cá tính riêng của mình. Một con người theo đuổi địa vị, và vẫn quan điểm ấy cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Nhưng dù ở cương vị nào Hùng Phong cũng tỏ ra là con người tài năng và hết lòng vì kháng chiến.
Trong mỗi trận đánh Hùng Phong luôn là người có hành động quyết đoán và nhanh nhạy. Anh phân công rõ ràng nhiệm vụ thậm chí ngay cả cấp trên cũng phải sẵn sàng thán phục. “Bây giờ tôi sẽ trực tiếp giao nhiệm vụ cho trung đội 2 và đưa bộ phận chốt bên Đông đường. Anh Tại đưa trung đội ba vào chiếm lĩnh trận địa trung tâm. Anh Khang cùng đồng chí Cung, anh nuôi trưởng ở vị trí đốc thúc anh em hỏa lực xây dựng hầm trú ẩn, hầm chiến đấu. Còn công tác hậu cần, trong điều kiện hiện nay ta phải triển khai xuống các trung đội và hỗ trợ y tá chuyển thương về chốt và chăm sóc thương binh”[56; tr.245]. Qua từng hành động này người đọc còn hiểu hơn về tính cách nhân vật Hùng Phong, thấy được ở anh những nét tiêu biểu và khác biệt.
Mỗi người lính trên mặt trận đều có những nét riêng về tính cách, điều này thể hiện qua hành động. Những người có tính cách quyết đoán hành động cũng đồng nhất, nhanh gọn, dứt khoát. Tính cách là yếu tố quyết định đến hành động của nhân vật. Không chỉ trong chiến trận, miêu tả hành động về nhân vật trong đời sống thường nhật cũng vô cùng sinh động và hấp dẫn. Ông Dần trong “Góc tăm tối cuối cùng” đã lầm lũi quanh năm làm công việc ở nhà xác. Hành động của ông có chút kỳ quặc, bị mọi người cho là lẩn thẩn nhưng ông lại cảm thấy được thanh thản và muốn làm việc thiện giúp cho đời. Với ông Dần làm việc ở nhà xác là công việc hoàn toàn tự nguyện, ông không làm vì đồng tiền. đối với ông đây là công việc hoàn toàn tự nguyện, đặc biệt với ông khi làm công việc này ông còn cảm thấy mình thật may mắn vì tới đây hàng ngày ông chứng kiến sự ra đi của bao nhiêu con người, nên ông thấm thía đến từng chân tơ kẽ tóc của kiếp người và từ đó ông nảy nở một
tìnhthương bao la với con người”[55; tr. 16]. Miêu tả hành động nhân vật ta còn phải nhắc đến Bằng, một con người cá tính luôn hành động cương quyết và đầy tinh thần trách nhiệm. Bằng là con người của sự thống nhất từ tính cách đến hành động, Bằng đam mê đổi mới và sẵn sàng dấn thân, cũng như sẵn sàng chấp nhận và tự vượt lên. Tác giả xây dựng nhân vật Bằng là người dám nghĩ dám làm và để nhân vật chủ động tham gia vào các hoạt động kinh doanh như hợp tác xã. Khuất Quang Thụy đã xây dựng Bằng một nhân vật cần cho xã hội mới, con người có lý tưởng tiến thân nhưng vẫn luôn phải tu dưỡng để không bị chi phối bởi đồng tiền.
Như vậy, hành động của nhân vật là những yếu tố bên ngoài, cái mà người đọc có thể nhìn nhận thấy. Những hành động này góp phần tô đậm và làm nổi bật tính cách con người. Hành động như một dấu mốc quan trọng để nhận diện nhân vật. Có những người thông qua các tình tiết mô tả về hành động ta hiểu hơn về nội tâm của họ. Ngoài ra, tìm hiểu về hành động nhân vật còn giúp ta hiểu hơn diễn biến của cốt truyện, đi sâu vào các tình tiết đặc biệt với tiểu thuyết chủ đề chiến trận việc miêu tả hành động nhân vật là điều không thể thiếu, nó góp phần làm cho tác phẩm thêm phần hấp dẫn và sinh động hơn.