Kết cấu dòng ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 91 - 94)

1 .Lý do chọn đề tài

2.1 .3Bức tranh cuộc sống đời thường

3.3 Kết cấu

3.3.2 Kết cấu dòng ý thức

Văn học hiện đại đã từ bỏ lối kết cấu truyền thống để xây dựng tác phẩm theo một lối kết cấu mới: Kết cấu dòng ý thức hay còn gọi kết cấu tâm lý. Kết cấu dòng ý thức là kết cấu dựa theo quy luật phát triển tâm lý của nhân

vật trong tác phẩm, được hình thành dựa vào trạng thái tâm lý có ý nghĩa nào đó để sắp xếp các sự kiện, nhân vật, cốt truyện trong tác phẩm.

Với kết cấu này nhà văn sẽ có nhiều cơ hội để đi sâu, khám phá và miêu tả nội tâm nhân vật, nhà văn còn là người xâu chuỗi những tình tiết, sự kiện để kể lại theo một mạch liên kết với một dụng ý nào đó thường thì khi đọc xong tác phẩm người đọc mới có thể lý giải được vấn đề. Tác phẩm được triển khai theo lối kết cấu này thường là “dòng ý thức” chạy theo mạch của tâm trạng, đó là hiện tại, quá khứ những cuộc đời, dự định, mộng ước, những số phận hiện hữu theo tâm trạng của người kể chuyện. Thậm chí có cả những sự thật trong quá khứ bị vùi lấp bởi danh vọng, địa vị.

Lối kết cấu này xuất hiện với tần suất lớn trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy phải kể đến là “Những bức tường lửa”, Góc tăm tối cuối cùng” và “Giữa ba ngôi chúa”. Sử dụng kết cấu dòng ý thức Khuất Quang Thụy đã tái hiện thành công cả về con người lẫn hiện thực cuộc chiến. Tiểu thuyết “Những bức tường lửa” lấy bối cảnh là cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, đây là một trong những sự kiện lớn cũng từ đây mà tác giả xây dựng thành công con người, làm sống lại thời kỳ hào hùng mà Phạm Xuân Ban bí danh Hùng Phong là nhân vật trung tâm.

Tiểu thuyết bắt đầu từ cái chết của vị anh hùng cách mạng đó là Thiếu tướng Hùng Phong. Sự ra đi đột ngột của ông khiến cho những người bạn lính vô cùng bất ngờ. Cũng từ đây mà quá khứ về cuộc đời của Thiếu tướng Hùng Phong được tái hiện thông qua dòng hồi tưởng của nhân vật Giáo sư Trương Đình Lân và cuốn nhật ký của Lương Xuân Báo. Đó là quá khứ hào hùng, oanh liệt vừa có vinh quang vừa có cả những mất mát, đau thương. Dưới cái nhìn của Trương Đình Lân, cuộc đời của Hùng Phong hiện lên một cách sinh động với đầy đủ những mảng màu sáng tối. Đó là cuộc đời của một người anh hùng có lý tưởng có lòng kiên trì và phẩm chất kiêu hùng. Cuộc đời ấy gắn liền với những người bạn của lớp 10B như Nguyễn Danh Côn, Nguyễn Đình

Hướng, Trương Đình Lân và cả người đã trực tiếp dẫn dắt Nguyễn Xuân Ban bí danh Hùng Phong là Lương Xuân Báo. Và còn gắn với những cô gái như Thanh, Lý Hảo Hảo, Đào, Trần Hòa Bình...Với kết cấu dòng tâm lý cuộc đời mỗi người hiện lên một cách sinh động, mỗi nhân vật là một dòng hồi tưởng, đan xen từ nhân vật này đến nhân vật khác.

Ở tiểu thuyết “Góc tăm tối cuối cùng” và “Giữa ba ngôi chúa” là khuynh hướng nhìn nhận lại quá khứ và hiện thực. Con người dám nhìn thẳng vào sự thật vào những suy thoái về đạo đức xã hội. Điển hình ở đây là nhân vật ông Dần trong “Góc tăm tối cuối cùng” và Bằng trong “Giữa ba ngôi chúa”. Cả hai tiểu thuyết đều rất ngắn nhưng lại là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Khuất Quang Thụy về hình ảnh người lính cách mạng trong cuộc sống mới. Ở tiểu thuyết “ Góc tăm tối cuối cùng” kết cấu dòng ý thức hiện ra thông qua nhân vật ông Dần. Một người lính trở về không thể hòa nhập với cuộc sống đời thường, ông mang trong mình vết thương của chiến tranh, của sự phản bội. Ông sống khép kín với một công việc ở nhà xác bệnh viện luôn bị người đời cho là gàn dở, có vấn đề. Để rồi mỗi lần say ông lại trở về với quá khứ về thời lính về mối tình dang dở với Nụ. Trong thâm tâm là sự dằn vặt, đau đớn là nỗi trách móc bản thân đã im lặng khi để tay tiểu đội trưởng cưỡng hiếp Nụ. Cho đến mãi sau này bà đã trở lại nhưng là vợ của một ông tướng. Và ông lại một lần nữa ra đi khỏi cái xóm nghèo vì không muốn là bà Nụ khổ.

Còn nhân vật Bằng trong “Giữa ba ngôi chúa” là bức tranh chung của xã hội thời kỳ đổi mới, khi con người vừa bước vào công cuộc hiện đại hóa. Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược đã dừng lại nhưng cuộc chiến với lương tâm chống lại cái xấu cái ác vẫn diễn ra hàng ngày trong con người. Với kết cấu dòng tâm lý, cốt truyện được hiện ra theo dòng hồi tưởng của Bằng từ hiện tại nghèo túng, anh nhớ lại cuộc đời làm lính, nhớ đến những năm tháng bỏ học chay theo con đường kinh doanh với ước mơ làm giàu. Và nhớ lại tất cả những tháng ngày sống trong trại cải tạo. Với một loạt các tình

tiết sự kiện, quá khứ đan xen hiện tại cuộc sống nội tâm của Bằng được hiện lên một cách sâu sắc. Không chỉ riêng với tiểu thuyết “Giữa ba ngôi chúa” mà tiểu thuyết “Những bức tường lửa” và “Góc tăm tối cuối cùng” tác giả đã thành công lớn trong việc tiếp cận nhân vật, cốt truyện. Đồng thời với kết cấu tâm lý giúp ta thấy được sự sáng tạo của tác giả góp phần to lớn cho sự đổi mới của văn học hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)