1 .Lý do chọn đề tài
2.1 .3Bức tranh cuộc sống đời thường
3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu
3.2.2 Ngôn ngữ đối thoại
Cùng với ngôn ngữ độc thoại nội tâm thì ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy được sử dụng khá nhiều. Ngôn ngữ đối thoại có tác dụng làm cho câu chuyện không nhàm chán, thể hiện được cá tính nhân vật một cách rõ nét. Hơn nữa trong giao tiếp đối thoại là một dạng phát ngôn trực tiếp mang tính cá nhân cao nên có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung. Ngoài ra, để hiểu hơn về một con người thông qua những tình huống trao đổi, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt tính cách của họ.
Ngôn ngữ đối thoại được tác giả xây dựng theo nhân vật, mỗi nhân vật sẽ có những tình huống những cuộc trao đổi và tranh luận khác nhau. Điểm chung của các tiểu thuyết là tác giả đều sử dụng ngôn ngữ giản dị, đời thường, gần gũi với cuộc sống. Những đoạn hội thoại diễn ra ở cả cảnh sinh hoạt lẫn cảnh chiến trường nhưng có lẽ khắc họa đậm nét nhất nhất chính là cảnh trận mạc luôn cần sự khẩn trương, nhanh chóng và dứt khoát.
- Khôi cậu không sao chứ?
- Chúng nó chết cả rồi đại đội trưởng ơi!
- Tôi thấy rồi. Nào, cậu phải gắng lên. Cơ động khỏi chỗ này ngay! - Mang lấy hòm đạn theo tôi!
- Còn hai đứa nó
- Để đó đã...đưa chúng nó về sau. Chúng ta còn phải đánh địch. - Không thủ trưởng đưa súng cho tôi. Tôi còn đánh được
- Từ bây giờ cậu sẽ là xạ thủ cho anh Khôi, rõ chưa? - Báo cáo đại đội trưởng, rõ!
- Đi thôi”[58; tr. 446].
Các tình huống đối thoại giữa các vị thủ trưởng và người chỉ huy diễn ra tôn trọng nhưng không vì thế mà dè dặt họ đối thoại với nhau như những người đồng chí đồng đội. Nhờ có những ngôn ngữ gần gũi đời thường mà trong đội
hình luôn nhận thấy có sự gắn bó, đoàn kết. Điều này được thể hiện rõ nét trong cuộc đối thoại của Thịnh:
- “Thủ trưởng yên tâm đi quân của tôi cũng đang nóng máy. - Cơ hội để tiểu đoàn “anh cả đỏ” của trung đội làm bàn đấy nhé. Chính ủy Trần Quang Đôi đứng khoác tiểu liên lên vai rồi nói
- Trung đoàn trưởng cho tôi xuống tiểu đoàn 1 cùng anh em đánh trận này nhé! Một mình cụ ngồi nhà “giữ gôn” là được rồi!
- Tôi đang định bảo anh ở nhà trực thay… Nhưng thôi được để anh xuống với anh em tôi càng yên tâm.
- Tiểu đoàn trưởng Thịnh cằn nhằn: Thôi cả hai thủ trưởng ở nhà nghỉ đi cho khỏe. Chúng tôi tự lo liệu được không cần các cụ phải kèm cặp đâu![58; tr. 459].
Ngôn ngữ đối thoại thể hiện những trạng thái cảm xúc của con người, đôi khi là sự ngạc nhiên, cũng có lúc là sự mỉa mai châm biếm nhưng nét đặc biệt trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy còn mang tính thông tục, dôi khi là sự suồng sã đến hóm hỉnh:
- “Pháo rồi mình về pháo rồi các cậu ạ
- Làm quái gì cái thử pháo tép ấy mà toáng lên thế hả Ân
- Thì cũng là pháo, anh ta nhướng mắt lên. Mình sẽ bắn chi viện cho các cậu đấy. Liệu hồn!
- Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng[54; tr.2].
Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy còn mang đậm tính chất khẩu ngữ địa phương, điều này được thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Những bức tường lửa” và “Đối chiến”. Khuất Quang Thụy đã đặc biệt dành tình cảm cho chị Sáu, một người phụ nữ vóc dáng cao lớn, chị rất anh dũng trong chiến trận và luôn là một người chị đáng kính phục cho các cô du kích. Đoạn đối thoại giữa chị Sáu phóng lựu và các anh trinh sát diễn ra rất tự nhiên và gần gũi.
- “Lính Bắc đẹp trai dữ hén?
- Người ni là đồng chí Côn, đội trưởng của đội trinh sát ni đó… - Thấy rồi coi được đó heng…
- Sắp mùa hè rồi sao mà nóng thấy mồ!”[56; tr. 200].
Khác với ngôn ngữ đối thoại trong chiến trận, đến với “Góc tăm tối cuối cùng” trong cuộc hội thoại với người bạn của mình. Ngôn ngữ đối thoại mà ông Dần sử dụng không chỉ là ngôn ngữ đời thường, đó còn là sự sẻ chia bộc bạch từ đáy lòng. Ông nói về công việc mình đang làm như một lời chia sẻ chân thành.
- “Huân chương để làm gì? Để đeo vào cái bộ quần áo hôi hám này à? - Ha ha! Đúng thế ông không cần phải huân chương. Thế thì tôi sẽ cấp cho bác một cô vợ thật bảnh, rồi cung cấp đầy đủ các thứ dùng hàng ngày cho bác. Rồi thăng chức cho bác…
- Thế thì tôi sẽ sinh ra hư. Sẽ không thích làm cái công việc vất vả bẩn thỉu này nữa
- Thế thì bác để cho người khác làm. Bác chỉ đứng ra làm lãnh đạo các công việc này thôi
- Để rồi một thời gian sau, cái người thay tôi làm việc đó lại đòi tăng lương, đòi lên chức lãnh đạo. Và rồi lại cần một người thứ ba rồi thứ tư chứ gi? Thế rồi đẻ ra cả một tầng lớp lãnh đạo cái công việc này phải không?”[55; tr. 14]
Ngôn ngữ đối thoại trong “Giữa ba ngôi chúa” cũng mang đậm tính triết lý suy tư. Nổi bật lên là cuộc đối thoại của Bằng và Khánh, là con người của chế độ mới:
- “Cậu còn nhớ hôm đến thăm mình thầy nói về kiếp người giằng xé, giãy giụa giữa ba ngôi chúa tể không nhỉ?
- Nhớ! Tình yêu - Tiền của - và cuối cùng là danh vọng, quyền lực. Không ai có thể thoát khỏi được vòng cương tỏa của ba thế lực ấy. Vì thế con người mới khốn khổ? Đúng vậy.
- Thế thầy Linh thì sao?
- Thầy đâu có thoát tục - Anh cười - Cậu nhớ hôm ấy thầy nói với tớ một thái độ ứng xử triết học” đó sao?” [52; tr.273].
Như vậy, ngôn ngữ đối thoại đóng một vai trò vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm. Thông qua các tình huống hội thoại, người đọc, người nghe có thể hiểu thêm về cá tính nhân vật. Họ không còn là những nhân vật đơn giản, họ có nội tâm phong phú, có những băn khoăn giằng xé. Tìm hiểu về ngôn ngữ đối thoại giúp cho người đọc hiểu hơn về tác giả và tác phẩm. Từ nhân vật, người đọc hiểu được tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Đồng thời, nhân vật trong tiểu thuyết hiện lên với những nét riêng, sống động, họ là một thực thể như đang hiện hữu đang tồn tại rất chân thực trong xã hội.