Conngười mang cảm hứng sử thi anh hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 51 - 54)

1 .Lý do chọn đề tài

2.1 .3Bức tranh cuộc sống đời thường

2.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy

2.2.2 Conngười mang cảm hứng sử thi anh hùng

Người lính là hình tượng trung tâm của kháng chiến, bởi họ là những người trực tiếp chiến đấu, một trong những nhân tố quan trọng quyết định nên sự thắng bại của trận đánh. Chính vì vậy, hình ảnh về người chỉ huy đã trở thành một chủ đề lớn trong sáng tác văn học Việt Nam. Trước đây văn xuôi 1945 - 1975 con người được trình bày trong các biến cố và sự kiện lịch sử. Con người gắn với hoàn cảnh lịch sử, nếu như lịch sử vận động theo hướng

lạc quan con người cũng từ đó mà hoàn thiện. Con người không có bi kịch, cô đơn, các mối quan hệ riêng chung luôn hòa hợp. Văn học giai đoạn từ sau 1975 đã phát hiện và bổ sung thêm yếu tố con người trong tổng hòa các mối quan hệ với cá nhân, với cơ chế xã hội. Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy đã thành công trong việc miêu tả người chỉ huy trên mọi bình diện từ chiến tranh đến góc độ đời thường. Ông xây dựng người lính thành một thể thống nhất từ chỉ huy cấp cao đến các đơn vị chiến, chiến sĩ. Mỗi người lính trong sáng tác của ông đều hiện lên với một tính cách riêng điển hình nhưng cũng có những nét chung về sự dũng cảm và lòng yêu nước. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm ngày càng có sự hoàn thiện và đang dạng hơn về nhân cách.

Người chỉ huy trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy hiện lên với tính cách tài ba, anh dũng nhưng khá gần gũi, yêu thương chiến sĩ của mình. Họ là những con người mang cảm hứng sử thi, được nhìn nhận trên khía cạnh con người của chiến trận, luôn nhất quán về tính cách và hành động. Ở họ luôn tràn ngập khí thế và lòng yêu nước, giống như con người toàn vẹn, nguyên phiến không che giấu và cũng không để người đọc phải tìm tòi, khám phá. Họ hiện lên như một hình mẫu về người anh hùng chiến trận, tấm gương sáng cho thời đại và đất nước. Trước đây, hình tượng người chỉ huy hiện lên với vẻ ngoài nghiêm khắc, đứng đắn thì đến với Khuất Quang Thụy ông đã hoàn toàn phá tan những quy luật này. Nhân vật đội trưởng Giáp trong “Trước ngưỡng của bình minh” là một ví dụ điển hình. Mọi người thường nhắc đến Giáp như một biểu tượng về lòng dũng cảm và trí thông minh. Trong chiến trận Giáp xử lý tình huống một cách linh hoạt, có mặt đúng thời điểm để khích lệ tinh thần chiến đấu của anh em chiến sĩ.

Tiểu thuyết “Trong cơn gió lốc” điển hình với nhân vật Nguyên, một vị chỉ huy giỏi, tuy tuổi trẻ nhưng lại có kinh nghiệm dày dặn trong việc tác chiến. Nguyên luôn có những phán đoán chắc chắn, có lối đánh chính xác do vậy mà nhận được sự tin tưởng của cấp trên và sự ngưỡng mộ của anh em

chiến sĩ. Nguyên là người có ước mơ, lý tưởng có khát vọng xây dựng đất nước tiêu biểu là hệ thống quân đội giàu mạnh để củng cố cho an ninh nước nhà khi hòa bình lập lại.

Khác với Nguyên, là Thuần vị chỉ huy tuổi đời khá cao, một nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh người anh hùng sử thi. Bằng sự từng trải của mình Thuần đã truyền tải bài học đắt giá cùng những kinh nghiệm quý báu cho anh em chiến sĩ. Ở nhân vật này tác giả nêu bật được nhãn quan tốt và khả năng dùng người một cách chính xác. Ông lập luận rất chặt chẽ và khẳng định con người chính là yếu tố quan trọng nhất, đó là vấn đề thiết yếu để xây dựng con người trong một đội quân. Cái mà ông nhìn thấy ở “Chủ nghĩa thực dân mới là họ chỉ có thể đào tạo được một đội quân đánh thuê, bạc nhược, rệu rã, cầu an; hưởng lạc vốn là bản chất của nó”[53; tr. 31].

Đến với tiểu thuyết “Không phải trò đùa” Khuất Quang Thụy xây dựng thành công nhân vật chỉ huy giỏi đó là Vũ Quốc Tuấn, người lính trinh sát đại diện cho vẻ đẹp tuổi trẻ kiên cường và bất khuất. Tuấn được Khuất Quang Thụy đặt trong bối cảnh của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Sau giải phóng anh về học sĩ quan và trở lại chiến trường cùng đơn vị tiếp tục chiến đấu. Tuấn phải đối diện với một kẻ thù mới, khác hoàn toàn với chủ nghĩa thực dân. Là một vị chỉ huy tài năng kiệt xuất Tuấn có những ứng biến linh hoạt khi đi làm nhiệm vụ phá vòng vây đưa lực lượng phản chiến về Việt Nam và vượt qua mọi phòng tuyến dày đặc của địch.

Dưới ngòi bút của Khuất Quang Thụy, người chỉ huy hiện lên thật gần gũi và giản dị. Họ sẵn sàng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, bàn luận với cấp dưới như một người bạn, điều này thể hiện ở tiểu đoàn trưởng Hoàng Mạnh, Lê Văn Sớm, Đổng Tiên Phi…những người lãnh đạo vào tuổi ngũ tuần. Đồng Duy Tiên một con người dày dặn kinh nghiệm chiến đấu “ông là một chỉ huy được cán bộ, chiến sĩ yêu mến đặc biệt là tấm lòng độ lượng bao dung, ông dị ứng với những biểu hiện yếu đuối ươn hèn của cấp dưới”[58; tr.40]. Với ông

người chỉ huy giỏi không chỉ đánh thắng quân địch mà còn không được bỏ lại anh em liệt sĩ. Có lần ông đã thẳng thắn nói: “Đánh giỏi đến mấy thắng to đến mấy mà bỏ lại các chiến sĩ trên trận địa thì cũng là có tội”[58; tr.41]. Trên hết người chỉ huy vô cùng đau khổ khi thấy chiến sĩ của mình bị thương vong, cùng đau xót khi không đưa được liệt sĩ trở về. Họ xứng đáng là những người anh hùng của thời đại, là tấm gương cho thế hệ mai sau.

Nhân vật tài ba, anh hùng còn là hàng loạt những cái tên như: Lê Hoài Dân, Nguyễn Danh Côn, Nguyễn Đình Hướng, Trương Đình Lân…Họ là những con người kiệt xuất, mang trong mình lý tưởng thời đại. Cùng là những anh học trò gốc Hà Nội, họ gác lại việc học tập quyết tâm ra chiến trường theo tiếng gọi của tổ quốc. Mỗi nhân vật với một kết thúc khác nhau, có những người là thương binh, có những người là tử sĩ, cũng có những nhân vật may mắn trở về nhưng hình ảnh về họ vẫn in sâu trong lòng người đọc. Bởi họ là những anh hùng, những cá nhân kiệt xuất góp phần quan trọng tạo nên chiến thắng lớn của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)