Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 70 - 75)

1 .Lý do chọn đề tài

2.1 .3Bức tranh cuộc sống đời thường

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.1.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Nhân vật chính là đối tượng trung tâm phản ánh của văn học. Nhân vật trong tác phẩm văn học không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ. Trong một tác phẩm văn học, nhà văn không thể thiếu nhân vật, đây là yếu tố đặc sắc nhất nhằm gây ấn tượng cho người đọc. Để xây dựng được nhân vật văn học, nhà văn phải tạo nên những dấu hiệu nhận biết từ tên gọi, tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng cá tính...Những dấu hiệu này thường được nhà văn giới thiệu ngay từ đầu và phát triển dần theo những sự kiện và diễn biến tâm lý. Tuy nhiên, để xây dựng thành công nhân vật văn học, nhà văn phải có sự đồng cảm, thấu hiểu. Không chỉ miêu tả về ngoại hình về hành động mà người viết còn phải đi vào yếu tố nội tâm một cách sâu sắc. Bởi miêu tả nhân vật qua lời nói ngoại hình, hành động thì có thể nhìn thấy, nghe thấy nhưng yếu tố tâm lý như: vui, buồn, giận hờn nếu tác giả không tỉ mỉ quan sát thì sẽ không thể nào nắm bắt được.

Đúng như vậy, tâm lý nhân vật là toàn bộ những biểu hiện cuộc sống bên trong, đó là những tâm trạng, suy nghĩ, những phản ứng tâm lý của nhân vật trước những hiện tượng, sự việc tình huống và cảnh ngộ họ gặp phải trong cuộc đời. Như vậy, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật nhằm tái hiện một cách rõ nét thế giới tâm lý vừa sinh động vừa phức tạp. Trong tác phẩm văn học, miêu tả tâm lý nhân vật có vai trò quan trọng nhằm khắc họa rõ nét hình tượng con người đồng thời phản ánh được bản chất cũng như quan điểm nghệ thuật của tác giả thông qua nhân vật ấy.

Miêu tả tâm lý nhân vật cũng được Khuất Quang Thụy thể hiện rõ trong tác phẩm của mình. Những mẫu hình của ông được miêu tả một cách chân thực từ thời chiến cho đến thời bình vừa đa dạng vừa phức tạp đại diện cho những mẫu người trung tâm của xã hội. Đó là những số phận, những mảnh đời riêng, là sự giằng xé giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa sự sống và cái chết, giữa lý tưởng và hiện thực, giữa thành công và thất bại…Nhân vật trong chiến trận được Khuất Quang Thụy được miêu tả hiện lên với đầy đủ phẩm chất của người lính nhưng cũng rất đời thường. Trên chiến trận người lính có sự đấu tranh giữa sự sống và cái chết, giữa tinh thần dũng cảm và sự yếu hèn. Mỗi con người hiện lên trong một hoàn cảnh và phương diện khác nhau nhưng đều toát lên được tâm lý cá nhân một cách đầy đủ nhất.

Tác giả đặt mỗi nhân vật trong một hoàn cảnh riêng biệt, đứng trước chiến trận họ là những người lính hiện lên đầy đủ suy nghĩ, tâm tư và tình cảm. Có người lính mang trong mình sự dằn vặt, day dứt khi không đưa được thi thể đồng đội của mình của mình ra ngoài. Trong tác phẩm “Trước ngưỡng cửa bình minh” Khuất Quang Thụy đã tái hiện nhân vật người lính với đầy đủ những tâm trạng mâu thuẫn, đứng trước bom đạn họ cũng như bao người khác, vừa run sợ, vừa lo lắng và kinh hoàng trước cái chết. Điều này được thể hiện qua hàng loạt những câu độc thoại nội tâm của Việt“Mọi thớ thịt trên người anh mỗi sợi tóc trên người anh hình như đang run rẩy. Cuối cùng, mình vẫn chỉ là một thằng hèn nhát. Một thằng bẻm mép, một thằng vô tích sự. Việt vừarun run vừa tự chửi rủa mình”[54; tr.85]. Tác giả đã dùng ngòi bút của mình để len lỏi vào từng dòng suy nghĩ của nhân vật. Bởi chỉ khi để nhân vật tự đối diện với chính mình, tác giả mới có khả năng lột lả được tính cách cũng như đời sống nội tâm của họ. Đặc biệt, là tập trung khai thác tâm lý dựa trên những hoàn cảnh cụ thể để làm nổi bật lên con người trong mối quan hệ với xã hội.

Khuất Quang Thụy đã rất khéo léo khi miêu tả tâm lý nhân vật, ông để nhân vật tự độc thoại - đối thoại nội tâm khi đứng trước hiện thực chiến trận. Nhân vật Thịnh trong “Trước ngưỡng cửa bình minh” một vị chỉ huy kiên cường, lanh lợi nhưng đến trận chiến cuối cùng Thịnh trở nên nhụt chí và bỏ lại đồng đội của mình. Tác giả đã đặt Thịnh vào hoàn cảnh tiêu biểu, cũng như để anh phải đối diện với phần con trong tâm hồn mình. Đến với tác phẩm “Những bức tường lửa” là sự day dứt không yên của Lương Xuân Báo, giữ chức vị chính trị viên, Lương Xuân Báo là người có ảnh hưởng rất lớn đến chiến sĩ, ông có con mắt nhìn người, nhìn đời một cách tinh tế. Giữa biển người ra trận ông đã chọn ra được mẫu người điển hình là Phạm Xuân Ban (Hùng Phong), một con người kiệt xuất, một nhân tài trong chiến trận. Nhưng cũng chính vì hình tượng này mà ông đã vật lộn, đã day dứt khi cất giấu đi những câu chuyện về đời tư của Hùng Phong. Miêu tả về Lương Xuân Báo, Khuất Quang Thụy đã để nhân vật sống với những dằn vặt, suy nghĩ, lo âu nhưng cũng rất thống nhất trong nội tâm nhằm phản ánh rõ tính cách con người.

Miêu tả tâm lý nhân vật Khuất Quang Thụy khắc họa rõ nét chân dung người chỉ huy Hùng Phong thông qua những đoạn độc thoại nội tâm những suy nghĩ và cảm nhận về cuộc sống. Có khá nhiều tình tiết thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật, tuy không có những cao trào, dồn nén cảm xúc nhưng thông qua những tình huống, những hoàn cảnh khác nhau người đọc có thể dễ dàng nhận ra được nét tính cách nhân vật này. Điều này còn được tác giả thể hiện rất thành công khi xây dựng nhân vật Bằng trong “Giữa ba ngôi chúa”. Miêu tả nội tâm nhân vật Bằng, tác giả còn đặt anh mối quan hệ với tình yêu, bởi tình yêu cũng giống như một ngôi chúa cùng với tiền tài và địa vị chi phối cuộc sống của con người. Để cho Bằng bộc lộ những suy nghĩ cảm xúc và quan niệm riêng về cuộc sống: “Con người không dễ gì đánh mất đi chính mình, nếu như không phải là chính anh chủ tâm hủy hoại nó, phủ nhận nó. Anh chưa bao giờ có chủ tâm phủ nhận chính mình, luôn luôn không hài lòng

nên liên lục dấn thân vào các cuộc phiêu lưu”[52; tr.151]. Đi sâu vào nội tâm nhân vật giúp tác giả hiểu nhân vật của mình hơn đồng thời có những bước đi, phát triển hành động nhân vật ăn ý với dòng cảm xúc.

Khác với Bằng là ông Dần trong tiểu thuyết “Góc tăm tối cuối cùng” tác giả như đi sâu vào chỗ ngóc ngách thầm kín nhất của con người. Khuất Quang Thụy đã xoáy sâu vào tâm lý nhân vật để hiểu đến từng chân tơ kẽ tóc, ông để nhân vật vừa tâm sự vừa tự bộc bạch với chính bản thân mình. Đó là những trạng thái đối thoại ngầm, những khoảng lặng và hồi tưởng về cuộc đời về số phận. Khác với “Đối chiến”; “Những bức tường lửa”; và “Không phải trò đùa” thì ở “Góc tăm tối cuối cùng” tác giả đi sâu những bi kịch về tình yêu và tình bạn của ông Dần. Ông Dần sống trong tâm lý hồi tưởng và day dứt. Khuất Quang Thụy đã để cho nhân vật của mìnhtự tra vấn bản thân và những giằng xé cố thoát ra khỏi quá khứ, sống một cuộc đời thanh thản.

Tác giả đã để ông Dần phát triển theo đúng dòng cảm xúc để ông tự suy nghĩ, dằn vặt nội tâm trong mối quan hệ giữa tình yêu và định kiến xã hội. Đứng trước hạnh phúc trong ông là cả nỗi trăn trở, kết thúc tác phẩm ông hiện lên là con người vừa đáng thương vừa đáng chân trọng: “Suốt đêm ông không ngủ, chỉ nghĩ đến cái chuyện ông sẽ có bà ấy bên cạnh cả ngày lẫn đêm. Lúc đầu ông cũng thấy vui sướng, rạo rực. Nhưng rồi càng nghĩ ông càng thấy không thể được, bà ấy không thể vì mình mà mang tai tiếng, không thể vì mình mà rời xa con cháu”[55; tr.120]. Và nửa đêm hôm ấy ông ra đi ông không muốn thất vọng thêm lần nữa, và ông ra đi ôm trọn cái suy nghĩ “nếu ta không ra đi ta sẽ được sống với nàng”[55; tr.121]. Qua ngòi bút tài tình của Khuất Quang Thụy, tâm lý ông Dần được hiện lên một cách rõ nét, có sự thống nhất từ quá khứ đến hiện tại.

Ở tiểu thuyết “Không phải trò đùa” tâm lý nhân vật được biểu hiện một cách rõ nét thông qua thủ pháp đối thoại và độc thoại nội tâm. Nhân vật được nói đến là những người lính trinh sát, họ làm nhiệm vụ đi tìm sự thật trong

cuộc chiến nhưng về đến thực tại hòa bình họ lại luôn băn khoăn làm sao có thể thích nghi được với cuộc sống hiện đại, Cuộc sống mới, con người bị cuốn vào vòng xoáy của tiền bạc, các giá trị bị thui chột, hoen ố con người luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu. Nhân vật được Khuất Quang Thụy dày công miêu tả là Tình và Tuấn, hai cuộc đời với những mảnh ghép khác nhau. Bằng cảm nhận và ngôn từ chân thực, gần gũi tác giả đã đi sâu phản ánh được tâm lý của mỗi người. Nếu như ở hai tiểu thuyết “Đối chiến” và “Những bức tường lửa” tác giả chủ yếu làm nổi bật tâm lý con người trong mối quan hệ với hiện thực chiến trận thì ở tiểu thuyết “Không phải trò đùa” Khuất Quang Thụy để nhân vật của mình phải sống trong nỗi băn khoăn, luôn tìm cách lý giải bản thân và hiện thực xã hội. Tác giả xây dựng nhân vật trong bối cảnh hòa bình nhưng lại để họ có sự lệch pha và không hòa nhập được với cuộc sống. Chính yếu tố đã tạo nên sự đa dạng tâm lý trong từng hoàn cảnh, góp phần tô đậm cá tính nhân vật. Tuấn và Tình là hai nhân vật được Khuất Quang Thụy khắc họa rõ nét thông qua những tình tiết độc thoại nội tâm. Nhân vật Tuấn luôn tìm cách thoát ra khỏi cuộc chiến, đi giải mã những vấn đề về tình yêu và xã hội. Thoát ra khỏi cuộc chiến thứ nhất với Tuấn vẫn chưa lành vẫn còn chằng chịt những vết sẹo na pan to đùng trên ngực thì lập tức tác giả lại để anh tiếp tục trở lại với cuộc chiến thứ hai cuộc chiến chống lại kẻ thù mới, một kẻ thù mà nhân vật Tuấn chưa bao giờ đối mặt, chính anh còn chưa biết phải coi họ là kẻ thù hay chế độ phản chiến. Khuất Quang Thụy đặt nhân vật vào trong hoàn cảnh nhất

Miêu tả tâm lý nhân vật, tác giả đãđi sâu vào bản chất của từng người và khắc họa nhân vật một cách rõ ràng mỗi người một lý tưởng, một cá tính, một nét riêng không ai trộn lẫn vào ai. Cái hay cái tài của nhà văn chính là không nói nhiều miêu tả nhiều mà để nhân vật thể hiện qua tâm trạng, cảm xúc từ đó đúc kết thành tư tưởng quan điểm riêng. Với mỗi một nhân vật tác giả lại thể hiện với một đặc điểm tâm lý khác nhau, từ tâm lý

nhân vật đi tới hành động một cách thống nhất từ trong ra ngoài. Có thể khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Từ đây người đọc hiểu hơn về nhân vật thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến mỗi người. Đồng thời, miêu tả thành công tâm lý nhân vật thể hiện tài năng của Khuất Quang Thụy trong việc miêu tả và làm nổi bật nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)