Kết cấu theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 90 - 91)

1 .Lý do chọn đề tài

2.1 .3Bức tranh cuộc sống đời thường

3.3 Kết cấu

3.3.1 Kết cấu theo thời gian

Qua tìm hiểu tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy chúng tôi thấy các dòng mạch được triển khai theo kết cấu thời gian. Diễn biến cốt truyện được sắp xếp theo trình tự thời gian, cách kết cấu này thường được sử dụng trong văn học giai đoạn trước năm 1930. Với cách kết cấu này tác giả sẽ đi theo tuần tự

từ đầu tới cuối, sự kiện nào diễn ra trước miêu tả trước sự kiện nào diễn ra sau miêu tả sau. Các sự kiện được diễn ra từ đầu trang cho tới cuối trang theo một dụng ý nghệ thuật nhất định. Các kết cấu này xuất hiện ở các tác phẩm như “Trước ngưỡng cửa bình minh” và “Trong cơn gió lốc”. Với cách sắp xếp này người đọc có thể dễ dàng bán sát cốt truyện, dễ dàng hiểu được tình tiết, sự việc, diễn biến mà không cần phải vận dụng trí não để tìm tòi nguồn gốc sự kiện và nhân vật.

“Trước ngưỡng của bình minh” tác phẩm được chia làm bốn phần. Mỗi phần thể hiện một nội dung theo trình tự nhất định. Các câu chuyện được triển khai theo thứ tự, trước sau và dường như không có sự đứt quãng. Phần thứ nhất tác giả giới thiệu về các nhân, là một cái nhìn bao quát toàn diện từ người chỉ huy cho đến cán bộ, chiến sĩ. Phần thứ hai là chặng đường hành quân với gian nan, vất vả, là những bài học về chiến trận cách nhìn nhận kẻ thù. Phần ba là miêu tả về trận chiến một cách hào hùng và khốc liệt, đan xen giữa chiến thắng và sự hy sinh mất mát. Phần kết là buổi ăn mừng chiến thắng cùng với những thước phim được tập lại cho thế hệ mai sau ghi nhớ. Thông thường thì kết cấu này giúp cho người đọc câu chuyện dễ dàng hiểu vấn đề nhưng đôi khi lại gây ra sự đơn điệu và nhàm chán.

Ở tiểu thuyết “Trong cơn gió lốc” cũng được tác giả triển khai theo lối kết cấu này. Tác phẩm được chia thành các chương mỗi chương với một nội dung rành mạch rõ ràng, các sự kiện không bị đan xen, chồng chéo lên nhau mà phát triển theo bước từng biến cố và sự kiện. Lối kết cấu này rất phù hợp với tiểu thuyết viết về chiến trận. Nó giúp người đọc bao quát và nắm bắt sự kiện dễ dàng không bị rối và khó hiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)