Nhân vật kẻ thù dưới cái nhìn đa chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 63 - 70)

1 .Lý do chọn đề tài

2.1 .3Bức tranh cuộc sống đời thường

2.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy

2.2.4 Nhân vật kẻ thù dưới cái nhìn đa chiều

Một yếu tố đổi mới quan trọng trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy mà ta cần nhắc đến là đề cập đến nhân vật kẻ thủ. Văn học giai đoạn trước đã viết về nhân vật phản diện nhưng chưa xây dựng có hệ thống, có tính cách, hầu hết các nhà văn đều đồng nhất quan điểm viết về kẻ thù là nhắc đến cái xấu xa. Tuy nhiên, từ sau đổi mới các tiểu thuyết đã có những cách tân mới trong việc xây dựng nhân vật kẻ thù. Quan niệm ta tốt địch xấu dần dần bị phá vỡ, thay vào đó nhà văn đi sâu khai thác nội tâm của nhân vật để làm nổi bật tính cách con người. Tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy cũng có sự thay đổi cơ bản, hình ảnh nhân vật đối chiến hiện lên đa sắc với đầy đủ tình cảm, cảm xúc. Một trong những tác phẩm thành công và thể hiện rõ điều này là “Đối Chiến” nổi bật với những nhân vật anh hùng có lý tưởng và khát vọng riêng như: Sơn Đường, Huỳnh Xuân Thời, Ngô Thanh Vân...Ông đã viết bằng con mắt của một người hậu chiến cộng với độ lùi về thời gian nên người lính không bị bóp méo, không xuyên tạc mà hiện lên với những ý nghĩa đầy đủ.

Điều đầu tiên, Khuất Quang Thụy khẳng định sĩ quan và người chỉ huy ở quân đội đối phương là những người không hề hèn nhát. Họ có kế hoạch, có

phương châm tác chiến và có sự chủ động rõ ràng trong công việc. Khi có cuộc kháng chiến họcùng đứng lên, không hề bạc nhược, kém cỏi mà sẵn sàng hy sinh xương máu cho chế độ. Nhân vật tiêu biểu và nổi tiếng cần kể đến là Đại tá Sơn Đường. Một vị chỉ huy đại đội thám báo lừng danh của Sư đoàn số 1 quân đội Việt Nam Cộng hòa. Ông là được coi là vị tướng tài ba, có nhân cách điển hình một huyền thoại của những huyền thoại. Ông là người tính tình cương trực thẳng thắn, ngay cả đến các tướng tá của Mỹ cũng nhận xét ông là một người rất giỏi và dũng cảm. Chính vì vậy mà trong cuộc đổ quân xuống cánh rừng Lào, Sơn Đường đã nhất định lên máy bay cùng với quân lính. Ở ông hiện lên là một con người nghiêm khắc nhưng rất tình cảm và thương yêu chiến sĩ, trong ngày ra quân đầu tiên ông không quên lo cho bữa ăn của lính tráng. Không chỉ là vị chỉ huy tài ba ông còn chu đáo căn dặn chiến sĩ: “Ráng mà tiết kiệm thực phẩm, hôm nay địch quân còn có vẻ bất ngờ, choáng váng nên sức kháng cự chưa cao...Nhưng rất có thể từ ngày mai trở đi tình hình sẽ khác”[58; tr.376]. Là ông tướng cấp cao nhưng không vì thế mà ông ỉ lại vào quân sĩ, mọi hoạt động bố trí lực lượng ông cần tận mắt chứng kiến để đảm bảo an tâm. Và không quên nhắc nhở binh sĩ phải xuống hầm ngủ để tránh thiệt hại thương vong. Ông cũng không ngại bộc bạch quan điểm của mình về những vị tướng tá “Các tướng tá của ta nhiều ông bắn súng sáu chưa nên hồn, bản đồ đọc chưa thạo, nói gì chỉ huy xe tăng pháo binh. Khi lâm trận cứ loạn ù cả lên. Rời mấy ông cố vấn Mỹ ra là chẳng biết lối mô mà lần”[58; tr.414]. Trong lúc có lệnh tùy nghi di tản, ông có thể dễ dàng gọi quân đến đón nhưng Đại tá đã quyết định không bỏ lại anh em chiến sĩ: “Đại úy khỏi lo cho tôi. Nếu muốn thoát thân một mình tôi đã lẻn ra rừng kêu trực thăng tới đón từ lâu rồi”[58;tr.571].

Những hành động của Đại tá Sơn Đường khiến cho người đọc đã có cái nhìn mới về nhân vật phía bên kia chiến tuyến. Họ là đội ngũ những người lãnh đạo giỏi, tài năng có chăng chỉ là sự phục vụ đối đầu của chế độ. Nhưng

đã quyết tâm chọn phe nào không chỉ riêng Sơn Đường mà những người chỉ huy khác như Trần Thiện Khanh, Huỳnh Xuân Thời, Ngô Thanh Vân đều hết lòng theo đuổi. Viết về sự hy sinh, Khuất Quang Thụy cũng viết bằng sự tôn trọng và khách quan nhất, sau gần chục ngày hành quân luôn rừng, trải qua những trận pháo kích, cuối cùng đại tá Sơn Đường đã hy sinh, ông bị một viên đạn xuyên qua màng tai “đó là một viên đạn súng ngắn, khẩu súng đó ông vẫn cầm trên tay và cũng như hai khẩu súng khác đều không còn một viên đạn”[58; tr.572]. Ông đã chiến đấu anh dũng bảo vệ anh em quân sĩ đến giây phút cuối cùng và rốt cuộc thì: “Không một địch thủ nào hạ được ông. Rõ ràng ông đã tự kết liễu đời mình”[58; tr.572].

Một trong những nhân vật điển hình được Khuất Quang Thụy dày công miêu tả và dành tình cảm nhiều nhất là Thiếu tá Huỳnh Xuân Thời, người anh hùng gan góc và quả cảm. Dưới ngòi bút của Khuất Quang Thụy, Huỳnh Xuân Thời hiện lên có những điểm gần gũi, có quá khứ gia đình giống như các đồng chí cách mạng. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, anh làm đủ nghề để kiếm sống, sau này lớn lên anh may mắn lấy được con gái của gia đình nhà thầy nhưng cô vợ lại sinh con một bề. Từ nhỏ Thời đã được học một chút võ nghệ nên được tuyển vào trường sĩ quan trù bị Thủ Đức. Nhờ vào tài năng thao lược, chỉ huy tài tình mà sau một vài chiến dịch lớn anh đã trở thành anh hùng mũ đỏ của các cô gái Huế. Một trong những biểu tượng gương mẫu của thế hệ thanh niên miền Nam. Khuất Quang Thụy đã điển hình hóa một con người với đầy đủ tài năng, phẩm chất và lòng kiêu hùng.

Thời là người chỉ huy có những phán đoán và nhận định khá sâu sắc. Phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng hòa nhưng Thờ có những nhận xét rất đúng đắn về chế độ. Đồng thời, anh cũng lường trước được thực tế của quân đội Việt Nam Cộng hòa, một lực lưỡng đi đánh thuê, không có niềm tin và tinh thần tự chủ thay vào đó là sự ỉ lại vào sự chi viện của không quân Mỹ. Chiến dịch mở ra từ những vị sĩ quan cho đến chiến sĩ đều không có niềm

tin vào chiến thắng: “Vì xét cho cùng chiến dịch này là sự bốc đồng của những chính trị gia và những viên tướng đang ăn không ngồi rồi ở Sài Gòn, muốn nhanh chóng chứng tỏ với người Mỹ rằng tiền bạch họ bỏ ra không phải là xuống sông xuống biến. Rằng công cuộc Việt Nam hóa đã và đang thành công”[58; tr.481]. Với khả năng nhạy bén của một người chỉ huy kiên cường và quả cảm, Thời đã chiến đấu cho đến giờ phút cuối cùng và nhớ về mùi hương sữa trên chiếc khăn tay của cô vợ nhỏ Thu Cúc. Đọc những trang viết này người đọc có lẽ không thể kìm nổi xúc động trước sự hy sinh của Thời khi dẫn đầu một “hổ đội” xông lên: “Trái lựu đạn trên tay anh đã rút chốt nhưng chưa kịp thảy vô chiến hào quân địch khi bàn tay anh buông xuôi duỗi ra thì nó nổ tung khiến thi thể anh nảy bật lên thêm một lần nữa rồi rơi xuống nằm vắt ngang chiến hào đối phương. Cuối cùng anh cũng đã tới đích”[58; tr.540].

Nhà văn Khuất Quang Thụy đã viết bằng tất cả tình cảm yêu mến, bằng sự công bằng và sự kính trọng những vị tướng giỏi. Xét về mặt tình cảm cá nhân, Huỳnh Xuân Thời là một người có nghĩa khí, dám chịu trách nhiệm trước tình yêu với Thu Cúc và sẵn sàng lấy cô gái về làm vợ. Trong cuộc đấu súng với Ngô Thanh Vân, Thời đã bộc lộ tính cách của một con người trưởng thành, biết nhường nhịn mặc dù anh có thể dễ dàng chống chế. Như vậy, không chỉ riêng Sơn Đường thiếu tá Huỳnh Xuân Thời hiện lên như một người với đầy đủ tính cách, đa dạng và điển hình. Ở anh có phẩm chất của một người chỉ huy tài năng và trọng nghĩa khí. Anh cũng có những phút giây tự hào và đau xót khi phải tự chôn đồng đội mình dưới cánh rừng hoang không tên tuổi. Thời xứng đáng là vị chỉ huy tài giỏi của quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Trong “Đối chiến” nhân vật nữa cần nhắc tới là Ngô Thanh Vân và Trần Thiện Khanh, họ là những người chỉ huy tiêu biểu cho lớp tri thức trẻ, ngùn ngụt lý tưởng và trí khí anh hùng. Ngô Thanh Vân tốt nghiệp sĩ quan lục quân

hoa kỳ vào loại giỏi, được miêu tả với ngoại hình đẹp trai, khôi ngô tuấn tú. Sớm lĩnh hội tư tưởng phương Tây nên khi về nước anh mang trong mình lý tưởng khát khao chiến đấu và lập công. Trong thâm tâm anh luôn cảm thấy áp lực vì về nước đã hơn bốn tháng nhưng anh được ra trận chưa được trực tiếp thử lửa với quân thù. Cũng chính vì vậy mà anh đã có những lời rất chân thành gửi đến thiếu tướng: “Thưa thiếu tướng! Tôi đã mang hàm đại úy trên vai rồi mà vẫn chưa hề được ngửi mùi khói súng nơi chiến hào. Như vậy, thiệt không công bằng với hàng ngàn anh em chiến sĩ đem nếm mật nằm gai đối mặt với giặc Cộng...nay tôi muốn có cơ hội để hoàn tất tu nghiệp trên chiến trường. Chỉ khi nào tôi hoàn thành tốt những nhiệm vụ trên chiến trường thì tôi mới thực sự xứng đáng với sự tin cậy và ưu ái của thiếu tướng tư lệnh”[58; tr.192]. Là một con người gan dạ nhưng với tuổi trẻ đôi khi Thanh Vân còn sốc nổi với những hành động của mình điển hình là màn đấu súng với Huỳnh Xuân Thời khi cho rằng anh ta đã lừa gạt em gái Thu Cúc của mình. Với tất cả những phẩm chất trên Ngô Thanh Vân là đại diện tiêu biểu cho lớp thanh niên có học thức, có trí tuệ và sẵn sàng lăn xả cho chế độ khi tiếng gọi ra trận cất lên. Trung úy Trần Thiện Khanh là anh chàng cử nhân khoa văn Sài Gòn, khi nhập ngũ được tuyển thẳng vào trường Võ bị Đà Lạt, khi về phục vụ quân đội anh đã làm tại đại đội trinh sát Hắc Báo. Viết về Thiện Khanh Khuất Quang Thụy miêu tả anh với những phẩm chất lãng mạn và kiêu hùng, đúng với bản chất xuất thân từ khoa văn: “Anh là một tay súng cừ khôi, nhưng cũng là một thi sĩ, nhạc sĩ có chút tiếng tăm”[58; tr.196]. Người mà Thiện Khanh rất mực tôn trọng và luôn có ý định viết một cuốn sách về người anh hùng này chính là đại tá Sơn Đường.

Tìm hiểu về nhân vật đối phương trong “Đối chiến” còn có những hy sinh cao cả, những nghĩa cử cao đẹp của người lính dành cho cấp bậc chỉ huy. Trong những tình huống nguy hiểm họ không ngại lấy thân mình cứu nguy cho cấp trên của mình. Tìm hiểu về tác phẩm điều này càng được thể hiện một

cách rõ nét qua nhân vật Lanh, khi thấy những biểu hiện lạ của đại tá Thọ: “Những hành vi lạ thường của đại tá khiến trung úy Lanh vô cùng lo lắng, anh phải đi sát ngay sau ông và mỗi khi nghe đạn pháo rít lên anh lại nhào xuống để đại tá cúi thấp người xuống”[58; 546] và ngay cả khi nhìn thấy cảnh quân sĩ của mình bị thương đại tá Thọ đã phải quay đi thương xót bởi “thực tình ông không còn biết mình có thể nói gì với họ, mọi lời an ủi động viên, hứa hẹn về lúc này đều là giả dối về đạo đức” [58; tr. 547]. Ở họ ta còn nhìn thấy vẻ đẹp về lòng nhân cách, đó không phải là những vị tướng trốn tránh trách nhiệm. Khi Thiện Khanh tới tìm đường giải cứu, trung tá Huỳnh Mộng đã cương quyết: “Không được. Tui cũng không hèn đến cái mức bỏ anh em sống chết trong rừng. Dẹp luôn cái cách đó đi. Đã ra trận thì sĩ quan phải sống cùng, chết cùng binh sĩ của mình” [58; tr.571]. Thật khó để nghĩ rằng những ý nghĩa cao cả như vậy lại được nói ra từ chính viên sĩ quan Việt Nam cộng hòa. Một chế độ trong con mắt của các nhà văn và độc giả thế hệ trước vẫn luôn coi như kẻ thù, những con người vô đạo đức và nhân tính. Những chỉ đến khi đọc “Đối chiến” thế hệ sau mới vỡ nhẽ ra rằng, dù là bên này hay bên kia, họ đều chung một dòng máu con rồng cháu tiên. Họ là con người bằng xương bằng thịt, sống có tình cảm, cùng hiện lên với đầy đủ phẩm chất và lòng tự hào.

Những trang viết về nhân vật phản diện được khép lại nhưng hình ảnh về đại tá Sơn Đường, Huỳnh Xuân Thời, Nguyễn Văn Thọ vẫn hiện lên như những người chỉ huy thực sự bằng cả niềm tôn trọng và lòng cảm phục. Ngay cả lính tráng dưới quyền của Huỳnh Xuân Thời cũng sẵn sàng xả thân vì chỉ huy. Khi chứng kiến cảnh lựu đạn: “Một lính dù nằm nay gần đó nhanh mắt nhìn thấy đã nhào thẳng nằm đè lên trái lựu đạn, hy sinh thân mình để cứu mạng hai sĩ quan”[58; tr.492]. Chiến tranh với hiện thực khốc liệt, đã tô đậm thêm hình ảnh nhân cách con người. Dù là ta hay địch đều có những người tài năng và những kẻ ươn hèn. Đây cũng chính là nét đổi mới trong tiểu thuyết

của Khuất Quang Thụy, viết về chiến trận giữa cuộc sống đời thường giúp ông có nhiều thời gian chiêm nghiệm về con người về xã hội. Đồng thời nhà văn muốn cho thế hệ sau có cái nhìn đúng về kẻ thù và nhận thức đầy đủ toàn diện hơn về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, viết về nhân vật kẻ thủ làm nổi bật họ trên phương diện đạo đức nhân cách vừa là một ưu điểm vừa là một chủ đề mang tính tranh luận. Tiểu thuyết xét về góc độ chính trị có thể xóa nhòa ranh giới giữa ta và địch, đặc biệt việc miêu tả người lính đối phương có phần nổi trội hơn cũng là một trong những vấn đề có nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng trên phương diện văn học, Khuất Quang Thụy đã có đóng góp lớn góp phần đổi mới tiểu thuyết có cái nhìn mới về con người trong lịch sử.

Tiểu Kết Chƣơng 2

Tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy từ hướng nghiên cứu nội dung tác phẩm luận văn đi sâu vào hai yếu tố là hiện thực và con người. Hai yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau nhằm khắc họa rõ nét vấn đề mà tác giả muốn truyền tải. Khuất Quang Thụy đã tái hiện trực tiếp và rõ nét hiện thực khốc liệt thời chiến trận, lấy bối cảnh là những sự kiện lịch sử, những trận đánh mang tính chất quan trọng làm tiền đề để xây dựng nhân vật. Trên bối cảnh khốc liệt ấy lần lượt là những con người mang cảm hứng sử thi anh hùng đến đời tư thế sự. Họ là những người chỉ huy tài ba nhưng cũng mang trong mình bi kịch của đời sống thời hậu chiến. Điểu đặc biệt là tác giả khắc họa rõ nét hình ảnh người lính đối phương, đã chú ý đến tính cách, ngoại hình, lý tưởng tái hiện họ một cách sống động với tất cả sự tôn trọng bằng cái nhìn của một người ngoài cuộc. Như vậy, trên phương diện nội dung Khuất Quang Thụy đã không tránh né mô tả cái khốc liệt, đau thương của chiến trận, ông miêu tả cái mất mát, hy sinh như một thông điệp gửi đến thế hệ mai sau. Đồng thời, tác giả cũng phản ánh rõ bi kịch người lính thời kỳ hậu chiến khi mà họ không kịp thích ứng với sự thay đổi của thời đại và hàng loạt những vấn nạn về suy thoái đạo đức.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)