Kết cấu song tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 94 - 96)

1 .Lý do chọn đề tài

2.1 .3Bức tranh cuộc sống đời thường

3.3 Kết cấu

3.3.3 Kết cấu song tuyến

Hai tiểu thuyết “Không phải trò đùa” và “Đối chiến”đã phản ánh rất rõ lối kết cấu song tuyến thông qua nội dung của truyện. Ở tiểu thuyết “Không phải trò đùa” tác giả dựng nên bức tranh xã hội thời kỳ hòa bình tiêu biểu với lối kết cấu chia theo tuyến vấn đề, các tuyến vấn đề này là cơ sở để tác giả xây dựng nhân vật, tô vẽ vào đó những con người như Tình và Tuấn.

Tình và Tuấn là hai nhân vật mở ra hai tuyến vấn đề song song diễn ra đồng thời và đan xen qua dòng hồi tưởng của người kể chuyện. Sử dụng lối kết cấu song tuyến tác giả muốn phản ánh rõ hai quá trình trong nội dung tư tưởng của tác phẩm. Trước hết, là quá trình thoát ra khỏi cuộc chiến thứ nhất, và quá trình bước vào cuộc chiến thứ hai. Sử dụng lối kết cấu này, tác phẩm được bổ dọc làm hai vấn đề riêng biệt nhưng lại có sự liên quan và hỗ trợ ý nghĩa cho nhau.

Kết thúc kháng chiến, Tuấn trở về học sĩ quan nhưng ra trường non vì anh tiếp tục trở lại mặt trận để chống lại quân xâm lược biên giới. Cùng lúc với Tuấn là Tình người lính phục viên từ bệnh viện về quê hương. Sử dụng kết cấu này, cả hai tuyến nhân vật đều được khắc họa rõ nét. Mỗi tuyến là một câu chuyện, với số lượng nhân vật phong phú với nhiều tình tiết và sự kiện riêng. Tuyến truyện đi tìm sự thật là Tình hiện lên với những chân lý về cuộc sống, anh muốn người đọc chiêm nghiệm rằng sự thật mà chúng ta nhìn thấy chưa chắc đã chính xác. Xã hội nhiều rối ren, thật giả lẫn lộn con người cần tỉnh táo trước cám dỗ của cuộc sống. Tuyến truyện đi giải quyết vấn đề dân

tộc là Tuấn, tác giả để Tuấn trong nhiều tình huống và mối quan hệphức tạp đan xen. Ra khỏi cuộc chiến thứ nhất, Tuấn vẫn còn đầy vết tích và nỗi đau của chiến tranh, nhưng nhờ lối kết này tác giả đã khắc họa rõ nét luồng vận động của Tuấn khi trở lại chiến trường. Tuấn đi hiểu về kẻ thủ mới để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh thứ hai, còn Tình trên con đường giải quyết nốt những hậu quả của chiến thứ nhất. Sử dụng lối kết cấu song tuyến giúp cho tiểu thuyết Không phải trò đùa hiện lên một cách sinh động, giúp người đọc có sự so sánh đánh giá, đồng thời hiểu rõ hơn về bối cảnh xã hội bước vào những ngày đầu giải phóng vẫn còn những nhộn nhạo và lệch lạc về tư tưởng. Với kết cấu song tuyến tác giả đã cho người đọc theo dõi từng bước đi của nhân vật, để cho người đọc có sự so sánh giữa hiện thực chiến tranh và hiện thực xã hội.

Sử dụng lối kết cấu này ta cần phải kể đến “Đối Chiến” một cuốn tiểu thiết viết về chiến trận đề cập đến hai phía của cuộc chiến. Tác giả xây dựng bức tranh về những người lính cách mạng như: Kiều Bá Thịnh, Lê Hoài Dân, Nguyễn Hải Đông, Đổng Duy Tiên...nhưng đồng thời cũng khắc họa nên bức tranh sinh động của phe đối phương tiêu biểu với những cái tên như: Sơn Đường, Huỳnh Xuân Thời, Ngô Thanh Vân, Nguyễn Thiện Khanh, Nguyễn Văn Thọ...

Theo lối kết cấu này người đọc có dịp chiêm nghiệm về diễn biến và quy mô của những trận đánh lớn cũng như thấy được nghệ thuật quân sự tài năng của cả hai bên. “Đối chiến” được Khuất Quang Thụy lấy bối cảnh cuộc đổ bộ lên biên giới Lào chống lại công cuộc Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Xoay quanh cuộc chiến là câu chuyện về con người, về gia đình, quan điểm cách mạng và những mối tình thời chiến. Trong đó có Nguyễn Hải Đông người lính Cộng sản và Huỳnh Xuân Thời người chỉ huy quả cảm của Việt Nam Cộng hòa là hai nhân vật được tác giả dày công xây dựng. Nguyễn Hải Đông tuyến nhân vật của người lính cộng sản, là một người chỉ huy giỏi. Anh

sẵn sàng lấy ngực mình hứng đạn để bảo vệ một điều tưởng chừng như phi lý trong chiến tranh nhưng chính những điều phi lý ấy lại làm nên sự xanh tươi cho cuộc sống này. Nhưng ở một chiến tuyến bên kia tác giả cũng xây dựng thành công nhân vật Huỳnh Xuân Thời, anh được tái hiện rõ từ nguồn gốc xuất thân cho đến mối tình nổi tiếng với nàng Út nhỏ Thu Cúc. Ngay cả đến cái chết nhân vật Thời cũng chọn sự hy sinh quả cảm mà nhất quyết không làm tù binh để được sống.

Với lối kết cấu này, tác phẩm lôi cuốn và hấp dẫn người đọc hơn, đồng thời cũng là cách để gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Từ đây người đọc có cái nhìn bao quát về toàn bộ sự việc đồng thời cũng dễ dàng đưa ra những đánh giá, so sánh khách quan về đối tượng được phản ánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)