Ngôn ngữ người kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 79 - 83)

1 .Lý do chọn đề tài

2.1 .3Bức tranh cuộc sống đời thường

3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu

3.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện

Ngôn ngữ người kể chuyện là một yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự. Bởi thông qua ngôn ngữ tác giả có thể truyền tải mọi yếu tố từ nội dung đến tư tưởng nghệ thuật của mình. Người kể chuyện có thể là ngôn ngữ tác giả hoặc của nhân vật là một trong những phương tiện cơ bản dùng để bình luận đánh giá, nhận xét, miêu tả các nhân vật, sự kiện, biến cố trong tác phẩm tự sự. Ngôn ngữ người kể chuyện mang đậm phong cách riêng của tác giả, thể hiện quan điểm, lý tưởng và tình cảm của mình đối với nhân vật và sự kiện. Do đó, tìm hiểu về ngôn ngữ người kể chuyện giúp người đọc hiểu được chủ

đề, tư tưởng tác phẩm, ngoài ra còn góp phần đi sâu hơn về ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật của tác phẩm.

Tiểu thuyết giai đoạn sau 1975 đã có sự thay đổi linh hoạt về ngôn ngữ người kể chuyện. Nếu như giai đoạn trước 1975 người trần thuật thường dẫn dắt câu chuyện theo thời gian tuyến tính ở ngôi thứ nhất vì thế mà tác phẩm thường không sinh động, người đọc dễ đoán biết được cốt truyện. Tuy nhiên, đến với tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy tác giả đã có sự thay đổi ngôn ngữ, biến đổi linh hoạt các điểm nhìn nên tác phẩm hiện lên một cách sinh động và chân thực hơn.Trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy các tác phẩm chủ yếu được nhìn theo ngôi kể thứ ba, số ít. Lời người kể chuyện cũng được thay đổi vừa kể vừa miêu tả, ngôn từ không hoa mĩ mà giản dị, đặc biệt là người kể đan xen vào đó những lời bình luận, đánh giá, những đoạn trữ tình ngoại đề làm cho tiểu thuyết thêm phần thuyết phục.

Trong hầu hết các tiểu thuyết ngôn ngữ người kể chuyện gắn với chiến trường và đời sống sinh hoạt. Ở tiểu thuyết “Trong cơn gió lốc”, người kể chuyện dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện vừa ngắn gọn vừa gần gũi. Đó là lời giới thiệu cũng như là bức tranh về đời sống sinh hoạt của những người chiến sĩ vừa đoàn kết vừa tình cảm. Ngôn ngữ miêu tả còn được thể hiện phần lớn trong tác phẩm, trong mọi hoàn cảnh và với mỗi con người khác nhau. Nhà văn biết cách thay đổi ngôn ngữ linh hoạt trên từng nhân vật để câu chuyện không bị nhàm chán, điều này có tác dụng thu hút, lôi cuốn người đọc.

Ngôn ngữ người kể chuyện trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy còn là những lời bình luận và đánh giá nhằm thể hiện một quy luật hoặc một quan niệm nào đó về con người, thế trận và thời cuộc. Trước trận đánh lớn người kể chuyện như dẫn dắt nhằm khẳng định tầm quan trọng của chiến dịch lịch sử: “Ngay lập tức các trận địa pháo của ta đồng loạt nổ rền, chỉ trong phút chốc căn cứ địch trùm lên trong khói lửa. Trận tiến công dữ dội vào căn cứ

vào căn cứ Cam Lộ Tết Mậu Thân đã bắt đầu. Những người lính đang lao vào trận quyết chiến này chưa hề biết rằng, cùng với họ cả miền Nam đang đồng loạt đứng dậy và tiến công kẻ thù… Họ không hề biết rằng, họ đang tham gia vào chiến dịch lịch sử, một cuộc tổng tiến công và nổi dậy tài tình, chưa từng xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới này và có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử chiến đấu chống xâm lược của dân tộc mình” [56; tr.149]. Đó còn là những đoạn mở đầu, lời dẫn về nghệ thuật quân sự, về cách đánh địch của tác giả: “Cuộc tiến công căn cứ 31 của quân đội bắc Việt đúng là bắt đầu vào nửa đêm hôm đó, nhưng nó hoàn toàn không giống như cách thiếu tá Huỳnh Xuân Thời hình dung. Nó không phải là cuộc tập kích bất ngờ, không phải là cuộc tiến công dồn dập, nó là thứ chiến thuật quái quỷ gì ngay trong đêm đó anh chưa hiểu được”[58; tr.489].

Ngôn ngữ của người kể chuyện vô cùng phong phú, ngôn ngữ mang tính chính trị, quân sự, vừa chính xác vừa ngắn gọn, là những đoạn báo cáo, những đoạn phân tích tình hình chiến lược. Điều này còn được thể hiện trong những cuộc họp của ban chỉ huy quân đoàn, mang tính chất chiến lược. Giúp cho người đọc như được quan sát tỉ mỉ từng đường đi lối đánh và sự phát triển của quân đội Việt Nam. Đôi khi ngôn ngữ người kể chuyện được thể hiện thông qua nhân vật điều này được Khuất Quang Thụy thể hiện rất rõ trong tác phẩm “Những bức tường lửa”. Thông qua con mắt của Lân, cái nhìn về con người về chiến tranh mang tính chân thực hơn. Lân là một người lính trinh sát nhạy cảm và giàu cảm xúc. Những nhận định của Lân mang tính triết lý và bình luận. Tác giả sử dụng Lân như một người phát ngôn viên để nói lên tư tưởng thời đại cũng như quan niệm anh hùng của nhà văn. Lấy điểm nhìn của Lân là cách để tác giả dễ dàng thâm nhập sâu vào đời sống sinh hoạt cũng như nội tâm và hành động của người lính. Không chỉ đúng với vai trò của một người bạn, Lân còn kể lại câu chuyện với cái nhìn khách quan của một người ngoài cuộc: “Nếu nói rằng cuộc đời quan chức của Hùng Phong luôn gặp may thì có

lẽ đây cũng là lần gặp may đầu tiên khi anh vừa bước lên nấc thang thấp nhất của người làm lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội”[56; tr.74]. Không chỉ là những lời đánh giá về cuộc đời thăng quan tiến chức, đó còn là cái nhìn xoáy sâu vào tâm trạng của từng người, từng chiến sĩ điển hình là Hùng Phong khi chiến dịch Mậu Thân thắng lợi nhưng anh lại thấy mình có trách nhiệm rất nặng nề trước sự hi sinh của đồng đội. Thông qua ngôn ngữ của Lân người đọc hiểu thêm về con người Hùng Phong, thấy được sự chân thực của tác phẩm và những gian truân vất vả người lính phải trải qua trên chiến trường.

Ngôn ngữ người kể chuyện đôi khi là điểm nhìn của nhân vật Lương Xuân Báo. Thông qua những lời thoại, những đánh giá của nhân vật này tác giả muốn truyền đến người đọc thông điệp về tình yêu và cuộc sống, về sự sinh tồn và bản năng trong mỗi con người. Và đôi khi ngôn ngữ người kể truyện còn hướng người đọc đến những triết lý của cuộc sống với Hùng Phong chiến thắng không chỉ đơn giản là phép so sánh: “Nếu chiến thắng chỉ là phép so sánh giản đơn giữa số sinh mạng mà hai bên phải trả thì thật nhảm nhí tầm thường. Hùng Phong có cảm giác rằng chiến thắng phải là cái gì đó khác hơn kia? Nhưng anh cũng đã kịp hiểu rằng muốn có chiến thắng mà không trả giá bằng máu xương thì lại càng phi lý hơn”[56; tr.158].

Ngôn ngữ người kể chuyện đóng một vai trò quan trọng là yếu tố không thể thiếu trong tác phẩm, bởi chỉ thông qua ngôn ngữ nhà văn mới thể hiện được quan điểm của mình. Với những sáng tác trên, Khuất Quang Thụy đã cho người đọc cách tiếp cận mới về tác phẩm. Không đơn giản xuôi chiều mà điểm nhìn được luôn chuyển, ngôn ngữ linh hoạt trên từng phương diện và tình huống. Qua đây ta cũng cần phải khẳng định tài năng của tác giả, ông luôn có cách kể, tả hấp dẫn, linh hoạt. Mỗi tiểu thuyết có rất nhiều những trận đánh khác nhau nhưng dưới con mắt tài hoa khéo léo, người đọc luôn bị cuốn vào thế trận, như tham gia vào từng bước đi, nhịp thở của trận đánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc điểm tiểu thuyết Khuất Quang Thụy (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)