Cỡ mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 60)

Đối tượng khảo sát

Tổng số mẫu Huyện Đại Từ Xã Phúc Lương Xã Quân Chu Xã Đức Lương 1.Cán bộ lãnh đạo và công chức cấp huyện 9 9 2. Các bộ lãnh đạo và công chức các xã điều tra 19 5 6 8

3.Người dân tại 3 xã điều tra 72 24 24 24

Các số liệu và thông tin sơ cấp được phân tích làm rõ về mức độ, nguyên nhân về những bất cập hiện nay đối với đội ngũ công chức cấp xã nói chung và đối với từng vị trí chức danh cụ thể. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng thông qua bảng hỏi.

Bảng 3.4 mô tả chi tiết tổng số mẫu khảo sát và phân bổ số mẫu. Trong đó ở từng xã, đối tượng điều tra bao gồm đội ngũ lãnh đạo các xã, trực tiếp quản lý công chức; bản thân công chức đang thực hiện nhiệm vụ và người dân. Ngoài ra tác giả còn khảo sát sự đánh giá của cán bộ quản lý cấp trên là phòng Nội vụ và các cơ quan chuyên môn của UBND huyện Đại Từ.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập, được phân loại theo đối tượng điều tra, thu thập thông tin và xử lý bằng bảng tính Excel. Kết quả được thể hiện trong các mẫu bảng của luận văn.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của công chức của các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Đại Từ, tình hình sử dụng đội ngũ này và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác.

- Phương pháp so sánh: Phương này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên

hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.Phương pháp so

sánh được sử dụng nhằm đánh giá sự biến động của đội ngũ công chức cấp xã tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đại Từ từ năm 2014 đến năm 2016.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3.3.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức ở các xã đặc biệt khó khăn 3.3.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức ở các xã đặc biệt khó khăn

- Trình độ văn hoá; - Trình độ chuyên môn; - Trình độ tin học; - Kinh nghiệm công tác;

- Phẩm chất chính trị; - Phẩm chất đạo đức;

- Khả năng tổ chức, vận động, tập hợp quần chúng; - Triển khai văn bản chỉ đạo của cơ quan Nhà nước;

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng công chức ở các xã đặc biệt khó khăn

- Chỉ tiêu phản ánh trình độ đào tạo:

+ Tỷ lệ công chức có trình độ đại học, cao đẳng; + Tỷ lệ công chức có trình độ lý luận chính trị; + Tỷ lệ công chức có trình độ tin học.

- Chỉ tiêu phản ánh năng lực đội ngũ công chức:

+ Tỷ lệ công chức có phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu; + Tỷ lệ công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu;

+ Tỷ lệ công chức có khả năng tổ chức, vận động, tập hợp quần chúng đáp ứng yêu cầu;

+ Tỷ lệ công chức kịp thời triển khai văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1.1. Số lượng công chức tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Đại Từ

4.1.1.1. Số lượng công chức ở các xã KK theo chức danh

Theo bảng 3.1 ta thấy huyện Đại Từ có 17 xã khó khăn trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn (thuộc khu vực 3). Qua bảng 4.1 cho thấy về số lượng công chức cấp xã trong 3 năm (2014-2016) luôn giữ ổn định và không có biến động nhiều. Năm 2014 số lượng công chức tại các xã KK là 130 người đến năm 2016 tăng lên là 134 người với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 1,1%.

Bảng 4.1. Số lượng công chức ở các xã KK trên địa bàn huyện Đại Từ theo chức danh giai đoạn 2014 - 2016

Các chức danh Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ

1.Trưởng công an 17 17 17 100 100 100 2.Chỉ huy trưởng quân sự 17 17 17 100 100 100 3.Văn phòng thống kê 19 20 21 105,2 105,0 105,1 4.Địa chính - NN - Xây dựng

và MT 20 20 21 100 105,0 102,5

5.Tài chính - Kế toán 21 21 21 100 100 100 6.Tư pháp - Hộ tịch 17 17 17 100 100 100 7.Văn hóa - Xã hội 19 19 20 100 105,2 102,6

Tổng 130 131 134 100,7 102,3 101,1

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Đại Từ

Taị 3 xã đặc biệt khó khăn Đức Lương, Phúc Lương và Quân Chu tổng số lượng công chức tại 3 xã năm 2016 là 35 người trong đó xã Đức Lương là 12 người, xã Phúc Lương là 11 người còn xã Quân Chu là 12 người.Nhìn chung giai đoạn 2014 - 2016 số lượng công chức tại 3 xã trên gần như không có sự biến động (Bảng 4.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 60)