Chế độ chính sách của huyện đối với công chức ở các xã đặc biệt khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức cấp xã tại các xã đặc biệt

4.2.3. Chế độ chính sách của huyện đối với công chức ở các xã đặc biệt khó

khó khăn

Để đảm bảo cho cán bộ lãnh đạo cấp xã yên tâm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì nhất thiết phải quan tâm tới họ bằng viêc ban hành các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hơp hơn, đặc biệt là đời sống vật chất đối với công chức tại các xã ĐBKK.

Hầu hết các chế độ chính sách về cán bộ của các địa phương trong toàn quốc đều chú trọng thu hút nhân lực vào làm ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, thị hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh mà ít chú trọng đến cán bộ ở cơ sở. Do vậy, đội ngũ cán bộ cấp xã vừa yếu lại vừa thiếu.

Tổng hợp những ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ lãnh đạo xã được điều tra đối với những nội dung về chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ lãnh đạo cấp xã. Qua điều tra, tôi chia ra làm 4 mức độ là tốt, khá, trung bình và chưa tốt.

Bảng 4.20. Nhận xét của công chức về chế độ chính sách đối với công chức tại các xã ĐBKK Đơn vị tính: % Các nhận xét Công chức cấp xã Tốt Khá Trung bình Chưa tốt

1.Chính sách thu hút nhân tài 0 0 0 100,00

2.Chính sách tiền lương 0 0 0 100,00

3.Chính sách BHYT 14,27 85,73 0 0

4.Chính sách BHXH 10,25 89,75 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

* Về chính sách thu hút nhân tài: 100% công chức cấp xã đều đánh giá là chưa tốt, bởi vì trên thực tế cho đến thời điểm này (năm 2016) tại đơn vị chính cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ chưa thu hút được người tốt nghiệp đại học hệ chính quy thuộc các trường “danh giá” về làm việc, đặc biệt là người tốt nghiệp loại kh, giỏi. Trên thực tế đối tượng trong diện thu hút đều dành cho các sở - ban - ngành hoặc cấp tỉnh, chứ không phải dành cho cấp xã. Thực tế những người có trình độ như vậy cũng không muốn về xã làm việc. Mặt khác, do điều kiện và phương tiện làm việc ở cấp xã còn nghèo nàn lạc hậu, chế độ tiền lương chưa thỏa đáng…chính vì vậy sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học không muốn về cơ sở làm việc, điều đó tất yếu dẫn đến tỷ lệ cán bộ lãnh đạo cấp xã có bằng đại hoc chính quy còn rất ít.

* Về chính sách tiền lương: 100% công chức cấp xã cho rằng cũng chưa tốt. Hiện nay đa số công chức cấp xã đều là người địa phương, ngoài công việc của xã, còn phải chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Đến 81,82 % cán bộ cấp xã vẫn làm ruộng điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác của cán bộ lãnh đạo cấp xã. Ngoài công việc của xã, các cán bộ này còn phải trực tiếp lao đông chăn nuôi, trồng trọt thậm chí cả bán hàng mắm muối. Vì vậy, vấn đề học tập để nâng cao trình độ của đội ngũ công chức cấp xã gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn còn rất nhiều khó khăn mà các chế độ tiền lương, phụ cấp đối với công chức cấp xã dù hiện nay đã được quan tâm nhưng vẫn không đủ đảm bảo những nhu cầu thiết yếu cuộc sống bản thân và gia đình họ.

* Về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đa số cán bộ cấp xã đều đánh giá ở mức khá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 78 - 80)