Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2.Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận hệ thống: Có nghĩa là khi tiếp cận một đối tượng nghiên cứu cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tượng khác một cách có hệ thống. Trong tiếp cận hệ thống về công chức cấp xã được tiếp cận theo 2 cách, đó là: (i). Tiếp cận theo chiều dọc, ở đây chủ yếu theo quản lý đơn vị hành chính và quản lý xã hội từ huyện, xã, thôn trong các nội dung theo quy định, hoặc theo hệ thống chính sách liên quan đến hệ thống quản lý điều hành nghiệp vụ, chuyên môn của từng chức danh công chức cấp xã. (ii). Tiếp cận theo chiều ngang, chủ yếu là các quan hệ trong công tác quản lý điều hành trên địa bàn đối với công chức cấp xã;

- Tiếp cận kết hợp từ “dưới lên và trên xuống”: Thông qua phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và công chức cấp xã, kết hợp các tài liệu, tư liệu chung về đội ngũ công chức cấp xã, nhằm tổng hợp phân tích về thực trạng đội ngũ công chức cấp xã;

- Tiếp cận theo từng vị trí chức danh cụ thể đối với công chức cấp xã (về chính quyền, đoàn thể, về chuyên môn…).

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết về đội ngũ công chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng ở huyện Đại Từ; niên giám thống kê, các thông tin truy cập trên mạng Internet, sách, báo, tạp chí,... Các dữ liệu, thông tin được thu thập từ các cơ quan: Các Viện, Trường, Tổng cục Thống kê, Cục Thống

kê Thái Nguyên,... Các thông tin này được kiểm định thực tế và khi sử dụng có trích dẫn đầy đủ.

3.2.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp a. Chọn nhóm điều tra

- Nhóm 1: Cán bộ và công chức cấp xã tại 03 xã,: Phúc Lương, xã Đức Lương, và xã Quân Chu

- Nhóm 2: Cán bộ và công chức huyện Đại Từ;

- Nhóm 3: Người dân tại 03 xã: Phúc Lương, xã Đức Lương, và xã

Quân Chu.

b. Chọn địa bàn nghiên cứu

Trên cơ sở khái quát chung đặc điểm cơ bản của huyện Đại Từ ở mục 3.1.1.4, đề tài tiến hành chọn 03 xã thuộc khu vực 3 (xã đặc biệt khó khăn) để nghiên cứu. Đó là xã Đức Lương, Phúc Lương và Quân Chu. Trong đó, xã Phúc Lương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, xã Đức Lương có tốc độ phát triển kinh tế khá và xã Quân Chu có tốc độ phát triển kinh tế trung bình để tiến hành khảo sát nghiên cứu sâu. Thông qua điều tra 03 xã trên, có thể đánh giá được một cách khách quan chất lượng đội ngũ công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

c. Chọn mẫu điều tra

Số liệu sơ cấp được thu thập thông tin qua điều tra tại các xã và phỏng vấn chuyên gia theo mẫu điều tra chuẩn bị trước (xem Phụ lục).

Bảng 3.4. Cỡ mẫu điều tra

Đối tượng khảo sát

Tổng số mẫu Huyện Đại Từ Xã Phúc Lương Xã Quân Chu Xã Đức Lương 1.Cán bộ lãnh đạo và công chức cấp huyện 9 9 2. Các bộ lãnh đạo và công chức các xã điều tra 19 5 6 8

3.Người dân tại 3 xã điều tra 72 24 24 24

Các số liệu và thông tin sơ cấp được phân tích làm rõ về mức độ, nguyên nhân về những bất cập hiện nay đối với đội ngũ công chức cấp xã nói chung và đối với từng vị trí chức danh cụ thể. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng thông qua bảng hỏi.

Bảng 3.4 mô tả chi tiết tổng số mẫu khảo sát và phân bổ số mẫu. Trong đó ở từng xã, đối tượng điều tra bao gồm đội ngũ lãnh đạo các xã, trực tiếp quản lý công chức; bản thân công chức đang thực hiện nhiệm vụ và người dân. Ngoài ra tác giả còn khảo sát sự đánh giá của cán bộ quản lý cấp trên là phòng Nội vụ và các cơ quan chuyên môn của UBND huyện Đại Từ.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập, được phân loại theo đối tượng điều tra, thu thập thông tin và xử lý bằng bảng tính Excel. Kết quả được thể hiện trong các mẫu bảng của luận văn.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của công chức của các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Đại Từ, tình hình sử dụng đội ngũ này và những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác.

- Phương pháp so sánh: Phương này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên

hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu.Phương pháp so

sánh được sử dụng nhằm đánh giá sự biến động của đội ngũ công chức cấp xã tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đại Từ từ năm 2014 đến năm 2016.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 57)