Khả năng thực hiện nhiệm vụ của công chức tại các xã đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chất lượng công chức cấp xã tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa

4.1.4. Khả năng thực hiện nhiệm vụ của công chức tại các xã đặc biệt khó khăn

khăn trên địa bàn huyện Đại Từ

Qua tiến hành điều tra trực tiếp 100 người dân của 3 xã, thị trấn trên địa bàn. Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân đối với đội ngũ công chức cấp xã như sau:

* Về khả năng giải quyết công việc của đội ngũ công chức cấp xã

Bảng 4.14. Mức độ hài lòng của người dân với cách giải quyết công việc của đội ngũ công chức cấp xã

Đơn vị: %

STT Theo chức danh Rất hài lòng lòng Hài

Không hài lòng Rất không hài lòng 1 Trưởng công an 64,15 35,85

2 Chỉ huy trưởng quân sự 68,25 31,75 3 Văn phòng thống kê 65,12 34,88 4 Địa chính - NN - Xây dựng và MT 60,36 39,64 5 Tài chính - Kế toán 62,44 37,56 6 Tư pháp - Hộ tịch 63,52 36,48 7 Văn hóa - Xã hội 61,21 38,79

Tỷ lệ trung bình 63,58 34,42

Số liệu bảng 4.14 cho thấy, có 63,58% ý kiến của người dân cho rằng họ hài lòng về cách giải quyết công việc của công chức cấp xã, tuy nhiên vẫn còn đến 34,42% ý kiến của người dân cho rằng họ không hài lòng và họ cho là công chức cấp xã chưa đáp ứng tốt các công việc hiện tại, tập trung chủ yếu ở các chức danh công chức: Địa chính - NN - Xây dựng và MT, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - xã hội. Nguyên nhân mà các chức danh công chức trên bị đánh giá thấp hơn các chức danh công chức khác là do nhóm chức danh công chức này tham gia tiếp xúc và giải quyết công việc với người dân nhiều hơn.

* Về kết quả giải quyết công việc của cán bộ chủ chốt cấp xã

Bảng 4.15. Kết quả giải quyết công việc của công chức cấp xã

Chức danh Tốt Khá Trung bình SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) 1.Trưởng công an 62 62,00 24 24,00 14 14,00 2.Chỉ huy trưởng quân sự 65 65,00 29 29,00 6 6,00 3.Văn phòng thống kê 58 58,00 28 28,00 14 14,00 4.Địa chính - NN - Xây

dựng và MT 52 55,00 34 34,00 11 11,00 5.Tài chính - Kế toán 54 54,00 28 28,00 18 18,00 6.Tư pháp - Hộ tịch 55 55,00 32 32,00 13 13,00 7.Văn hóa - Xã hội 51 51,00 35 35,00 14 14,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Số liệu bảng 4.15 cho thấy các chức danh công chức được tín nhiệm cao của ngưới dân là Chỉ huy trưởng Quân sự (65%), Trưởng công an (62%),Văn phòng - thống kê với (58%) ý kiến đánh giá tốt; tiếp theo là các chức danh Tư pháp - Hộ tịch (55%) và Tài chính- kế toán 54% ý kiến đánh giá tốt; chức danh Địa chính - NN - Xây dựng và MT và Văn hóa- xã hội là 2 chức danh bị đánh giá thấp nhất với 52% và 51% ý kiến đánh giá tốt.

Như vậy qua ý kiến đánh giá về năng lực giải quyết công việc và kết quả giải quyết công việc cho thấy chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã là không đồng đều. Từ đó cho thấy việc nhận thức và đánh giá của người dân là khá sát thực và mang tính khách quan.

Ngoài ra người dân địa phương vẫn còn phàn nàn nhiều về cách xử lý công việc của đội ngũ công chức cấp xã, nhiều nhất là vấn đề về quản lý đất đai

và trật tự, an toàn xã hội. Còn rất nhiều vấn đề chưa được giải thích rõ ràng cho người dân hiểu.

Trên thực tế trình độ dân trí của người dân là khá cao, yêu cầu đối với Công chức cấp xã ngày càng cao hơn. Hiện tại nhiều công chức ở địa phương đã được trẻ hoá, kiến thức của công chức phần nào đã cập nhập với thực tế yêu cầu. Tuy nhiên đội ngũ công chức cấp xã cần tiếp tục trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những cán bộ khác nhất là những kỹ năng thu thập kiến thức mới, kiến thức thực tế để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

* Về mức độ hoàn thành công việc của cán bộ công chức cấp xã theo đánh giá của lãnh đạo đơn vị:

Bảng 4.16. Mức độ hoàn thành công việc của công chức cấp xã theo đánh giá của lãnh đạo đơn vị

Đơn vị tính: Phần trăm

Chức danh Tốt Khá Trung bình

1.Trưởng công an 68 20 12

2.Chỉ huy trưởng quân sự 73 23 4

3.Văn phòng thống kê 60 26 14

4.Địa chính - NN - Xây dựng và MT 55 24 21

5.Tài chính - Kế toán 60 25 25

6.Tư pháp - Hộ tịch 53 30 17

7.Văn hóa - Xã hội 59 27 14

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Số liệu bảng 4.16 cho thấy sự khác biệt theo đánh giá của lãnh đạo đối với mức độ hoàn thành công việc các công chức của đơn vị. Cụ thể, các chức danh công chức được đánh giá mức độ hoàn thành công việc cao nhất là Chỉ huy trưởng quân sự (73%), trưởng công an (68%). Tiếp đến, được đánh giá thấp hơn là nhóm các công chức còn lại như: Văn phòng thống kê và Tài chính – Kế toán (60%), Văn hoá – Xã hội (59%), Địa chính – NN – Xây dựng & môi trường (55%) và thấp nhất là Tư pháp – Hộ tịch (53%).

Như vậy qua ý kiến đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của lãnh đạo đơn vị cho thấy, tuy nhìn chung mức độ hoàn thành công việc của công chức là tương đối tốt, nhưng vẫn chưa đạt được kỳ vọng của lãnh đạo, đặc biệt là

nhóm công chức liên quan đến địa chính, nông nghiệp, xây dựng, môi trường, tư pháp – hộ tịch, cũng như thống kê, tài chính – kế toán. Các công chức cần phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành công việc mà lãnh đạo đơn vị giao phó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 73)