Chất lượng công chức ở các xã đặc biệt khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Chất lượng công chức ở các xã đặc biệt khó khăn

2.1.3.1. Một số khái niệm

a. Khái niệm về xã đặc biệt khó khăn

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về tiêu chí xác định Xã khu vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

Xã khu vực III là xã có ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau:

* Số thôn đặc biệt khó khăn còn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc);

* Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020;

* Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có ít nhất 3 trong 6 điều kiện sau (đối với xã có số hộ dân tộc thiểu số từ 60% trở lên, cần có ít nhất 2 trong 6 điều kiện):

- Trục chính đường giao thông đến Ủy ban nhân dân xã hoặc đường liên xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa theo tiêu chí nông thôn mới;

- Trường mầm non, trường tiểu học hoặc trường trung học cơ sở chưa đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Chưa đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ Y tế;

- Chưa có Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Còn từ 20% số hộ trở lên chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

- Còn từ 40% số hộ trở lên chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

b. Khái niệm về chất lượng công chức

Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2003 định nghĩa: "Chất lượng: Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc" (Hoàng Phê, 2003).

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, CBCC phải hội đủ các tiêu chuẩn đức và tài, phẩm chất và trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách, phương pháp công tác tốt, trong đó phẩm chất đạo đức là yếu tố hàng đầu; phải luôn rèn luyện người cán bộ, đảng viên có đủ đức, đủ tài, vừa hồng, vừa chuyên. Người luôn quan tâm, động viên và dìu dắt đội ngũ cán bộ, đảng viên để họ thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư.

Đặt chữ “đức” lên hàng đầu, nhưng Bác Hồ vẫn luôn coi trọng cái “tài”. Người nhìn nhận “đức” và “tài” trong mối quan hệ biện chứng, như hai mặt không thể tách rời trong một nhân cách hoàn thiện: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng” nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Theo đó chất lượng công chức ở đây được xem một cách toàn diện từ trình độ, năng lực; kỹ năng, phương pháp làm việc; hiệu quả thực thi công vụ; phẩm chất, đạo đức công chức; văn hóa ứng xử cho đến sức khỏe (thể chất, tâm lý) của họ. Trong đó yếu tố trình độ; yếu tố hiệu quả thực thi công vụ và yếu tố phẩm chất, đạo đức công chức được xem là quan trọng nhất để xem xét chất lượng công chức.

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức, cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng với số lượng công chức. Chỉ khi nào hai mặt này quan hệ hài hòa, tác động hữu cơ với nhau thì mới tạo lên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ. Trong thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynh hướng:

- Khuynh hướng thứ nhất, là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chất lượng dẫn đến cán bộ nhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả;

- Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng không quan tâm đến số lượng. Khuynh hướng này là một nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi đời bình quân của đội ngũ công chức ngày càng cao, hẫng hụt về thế hệ. Trong giai đoạn hiện nay thì cần hơn hết là phải coi trọng chất lượng của công chức trên cơ sở bảo đảm số lượng hợp lý.

Từ những đặc điểm trên có thể khái niệm: Chất lượng đội ngũ công chức

cấp xã là một hệ thống những phẩm chất; giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi công chức và cơ cấu, số lượng,

độ tuổi, thành phần của cả đội ngũ công chức cấp xã.

Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã cần phải xác định rõ những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, cũng như hiểu rõ những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã.

2.1.3.2. Đặc điểm của công chức ở các xã đặc biệt khó khăn

Công chức ở các xã đặc biệt khó khăn có những đặc điểm sau:

- Tại các xã ĐBKK công chức phần lớn được bầu, lựa chọn trong số người dân địa phương làm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính, kỹ năng làm việc rất hạn chế; số khác thì trưởng thành từ nhiều lĩnh vực khác nhau và làm việc do kinh nghiệm là chính.

- Công chức xã phần nhiều là người chưa có trình độ chuyên môn cao, chưa được đào tạo một cách bài bản, chính quy về chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp so với yêu cầu, ít được bồi dưỡng thường xuyên nên sự thuyết phục trong giải quyết công việc chưa cao.

- Năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Nhận thức trong đội ngũ công chức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo. Việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy móc.

- Đội ngũ công chức chuyên trách thường không ổn định sau mỗi nhiệm kỳ, do các chức danh bầu cử khôn trúng cử hoặc các công chức được bầu vào các chức danh chủ chốt, làm cho vị trí chức danh chuyên môn bị khuyết.

- Không ít công chức cơ sở chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền được giao, không nắm vững quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tùy tiện theo cảm tính cá nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm.

- Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ động trong thực thi các nhiệm vụ, thiếu khả năng bao quát tình hình, đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ mới.

- Đa số công chức cấp xã chưa có khả năng tư duy, dự báo, xây dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp công việc còn nhiều hạn chế, nên hiệu quả công tác không cao.

2.1.3.3. Nội dung nghiên cứu chất lượng công chức cấp xã

Chất lượng về đội ngũ công chức được xác định trên cơ sở tiêu chí về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức cấp xã nói riêng, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Phẩm chất chính trị:

Đây là tiêu chuẩn đầu tiên, là điều kiện đối với mỗi người công chức. Để trở thành những nhà tổ chức, những người công chức có năng lực trước hết phải là người có phẩm chất chính trị.

Phẩm chất chính trị của đội ngũ công chức cấp xã được biểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH), đó là con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khó khăn thử thách. Đồng thời phải có biện pháp để đường lối đó vào thực tiễn của nhân dân địa phương.

Một công chức có phẩm chất chính trị tốt không chỉ bằng những lời tuyên bố, hứa hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ

thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Phẩm chất chính trị của người công chức cấp xã còn biểu hiện thông qua thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của đồng bào nhân dân tại địa phương. Người công chức có phẩm chất chính trị tốt phải là người luôn trăn trở trước những khó khăn ở địa phương; phải có quyết tâm đưa địa phương cơ sở nơi mình công tác ngày càng phát triển về mọi mặt, thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh.

- Phẩm chất đạo đức:

Người công chức muốn xác lập uy tín của mình trước nhân dân, trước hết phải là người có phẩm chất đạo đực tốt. Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức của người công chức và hình thành ở họ các phẩm chất đạo đức tương xứng với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ công chức là việc làm cần thiết và cấp bách, nhất là trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có sự chuyển biến nhanh chóng và xã hội xuất hiện nhiều vấn đề hết sức phức tạp, trong đó phải kể đến trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, và sự đòi hỏi của xã hội với đội ngũ công chức càng ngày một cao hơn. Thêm vào đó công tác quản lý xã hội cũng đòi hỏi người công chức phải tạo lập cho mình một uy tín nhất định đối với nhân dân.

Việc nâng cao phẩm chất đạo đức ở người công chức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nhất là sau khi cách mạng thành công, ngoài việc lãnh đạo, quản lý đất nước, trước những khó khăn phải chống thù trong, giặc ngoài, Bác vẫn chăm lo việc giáo dục đạo đức cho người công chức trong các cơ quan nhà nước non trẻ. Khi điều kiện và tình hình cách mạng thay đổi, trong khi

nói chuyện với anh, chị em Công chức ở Thủ đô, Bác đã nhắc nhở: “Chúng ta

phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính”, cụ thể:

Cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ là công tác gì.

Kiệm tức là không lãng phí thì giờ, của cải của mình và của cải của nhân dân.

Chính tức là việc phải thì dù nhỏ cũng phải làm, việc trái thì dù nhỏ cũng

tránh (Lê Văn Tích, 2000).

Bác nói: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở lên hủ bại, biến

thành sâu mọt của dân”. Ngay từ những ngày đầu xây dựng Chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi rõ: “Mình có quyền dùng người thì cũng phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kéo vào chức nọ, chức kia. Chớ vì bị mất địa vị mà dìm những kẻ có tài năng hơn mình” (Đức Vượng, 2000).

- Trình độ năng lực:

Năng lực là những phẩm chất tâm lý mà nhờ chúng con người tiếp thu tương đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và tiến hành một hoạt động nào đấy một cách có kết quả. Năng lực là tổng hợp các đặc điểm phẩm chất tâm lý phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả.

Năng lực hình thành một phần dựa trên cơ sở tư chất tự nhiên của cá nhân, và một phần lớn dựa trên quá trình đào tạo, giáo dục và hoạt động thực tiễn, cũng như tự rèn luyện của cá nhân. Khi xem xét bản chất của năng lực, cần chú ý ba dấu hiệu cơ bản:

Một là, năng lực là sự khác biệt nhau về phẩm chất tâm lý cá nhân làm cho người này khác người kia.

Hai là, năng lực là những khác biệt có liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất cứ những sự khác biệt chung chung nào.

Ba là, năng lực không phải được đo bằng những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo đã được hình thành ở một người nào đó. Năng lực chỉ làm cho việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trở nên dễ dàng hơn.

Đối với công chức cấp xã, để đánh giá về trình độ năng lực sử dụng các tiêu chí đó là trình độ kiến thức pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; Sự am hiểu và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật xử lý thông tin.

- Khả năng thực hiện nhiệm vụ:

Xây dựng đội ngũ công chức cấp xã vừa phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước, vừa thuận theo ý Đảng, lòng dân, trẻ hóa công chức cấp xã là nhu cầu, là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới, làm cho đội ngũ công chức tràn đầy sức sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc của Đảng”; Người yêu cầu: “…Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu, phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc của chúng ta” (Đức Vượng, 2000).

Yêu cầu đặt ra hiện nay là xây dựng đội ngũ Công chức cấp xã đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân. Họ phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tận tụy phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, xây dựng được lòng tin trong nhân dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực không cơ hội, không tham nhũng quan liêu và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mà tổ chức và nhân dân giao phó. Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính Phủ thì tiêu chuẩn chung của công chức cấp xã là:

1.Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:

+ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 37)