Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã tại các xã đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 81)

CẤP XÃ TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

4.3.1. Định hướng nâng cao chất lượng công chức tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Đại Từ

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Đại Từ cần tập trung theo hướng cụ thể sau:

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã huyện Đại Từ theo tiêu chuẩn qui định tại các nghị quyết của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước. Xây dựng cơ cấu hợp lý giữa ba độ tuổi nhằm đảm bảo tính kế thừa liên tục vững chắc: dưới 35 tuổi chiếm 30%, từ 35-50 tuổi chiếm 45%, trên 50 tuổi chiếm 25%.

Thứ hai, tạo nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ để xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng và hoạt động hiệu quả cao. Đặc biệt chú trọng quy hoạch nguồn cán bộ quản lý ở cơ sở.

Thứ ba, đổi mới phương thức hoạt động của chính quyền cơ sở, hoàn thiện cơ chế, chính sách cán bộ, tăng cường điều kiện và phương tiện làm việc của chính quyền cấp xã theo yêu cầu hiện đại hoá nền hành chính.

Thứ tư, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp xã theo hướng đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc ngay từ cơ sở, chú trọng trau dồi, rèn luyện các kỹ năng thực hành, kỹ năng giải quyết tình huống quản lý Nhà nước ở cơ sở.

Thứ năm, bên cạnh kiến thức học vấn (tốt nghiệp THPT), kiến thức lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần phải chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ cấp xã nhằm tạo sự bứt phá trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của huyện Đại Từ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 81)