Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 57)

3.3.1. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức ở các xã đặc biệt khó khăn

- Trình độ văn hoá; - Trình độ chuyên môn; - Trình độ tin học; - Kinh nghiệm công tác;

- Phẩm chất chính trị; - Phẩm chất đạo đức;

- Khả năng tổ chức, vận động, tập hợp quần chúng; - Triển khai văn bản chỉ đạo của cơ quan Nhà nước;

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng công chức ở các xã đặc biệt khó khăn

- Chỉ tiêu phản ánh trình độ đào tạo:

+ Tỷ lệ công chức có trình độ đại học, cao đẳng; + Tỷ lệ công chức có trình độ lý luận chính trị; + Tỷ lệ công chức có trình độ tin học.

- Chỉ tiêu phản ánh năng lực đội ngũ công chức:

+ Tỷ lệ công chức có phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu; + Tỷ lệ công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu;

+ Tỷ lệ công chức có khả năng tổ chức, vận động, tập hợp quần chúng đáp ứng yêu cầu;

+ Tỷ lệ công chức kịp thời triển khai văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1.1. Số lượng công chức tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Đại Từ

4.1.1.1. Số lượng công chức ở các xã KK theo chức danh

Theo bảng 3.1 ta thấy huyện Đại Từ có 17 xã khó khăn trong đó có 3 xã đặc biệt khó khăn (thuộc khu vực 3). Qua bảng 4.1 cho thấy về số lượng công chức cấp xã trong 3 năm (2014-2016) luôn giữ ổn định và không có biến động nhiều. Năm 2014 số lượng công chức tại các xã KK là 130 người đến năm 2016 tăng lên là 134 người với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 1,1%.

Bảng 4.1. Số lượng công chức ở các xã KK trên địa bàn huyện Đại Từ theo chức danh giai đoạn 2014 - 2016

Các chức danh Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ

1.Trưởng công an 17 17 17 100 100 100 2.Chỉ huy trưởng quân sự 17 17 17 100 100 100 3.Văn phòng thống kê 19 20 21 105,2 105,0 105,1 4.Địa chính - NN - Xây dựng

và MT 20 20 21 100 105,0 102,5

5.Tài chính - Kế toán 21 21 21 100 100 100 6.Tư pháp - Hộ tịch 17 17 17 100 100 100 7.Văn hóa - Xã hội 19 19 20 100 105,2 102,6

Tổng 130 131 134 100,7 102,3 101,1

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Đại Từ

Taị 3 xã đặc biệt khó khăn Đức Lương, Phúc Lương và Quân Chu tổng số lượng công chức tại 3 xã năm 2016 là 35 người trong đó xã Đức Lương là 12 người, xã Phúc Lương là 11 người còn xã Quân Chu là 12 người.Nhìn chung giai đoạn 2014 - 2016 số lượng công chức tại 3 xã trên gần như không có sự biến động (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Số lượng công chức tại 3 xã đặc biệt khó khăn

Các chức danh 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 Xã Đức Lương Xã Phúc Lương Xã Quân Chu

1.Trưởng công an 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2.Chỉ huy trưởng quân sự 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3. Văn phòng thống kê 2 1 2 2 2 1 2 2 2 4. Địa chính - NN -

Xây dựng và MT 2 2 2 2 2 2 2 2 2

5.Tài chính - Kế toán 2 2 2 1 1 2 2 1 2 6.Tư pháp - Hộ tịch 2 2 2 2 1 2 1 1 2 7.Văn hóa - Xã hội 2 2 2 2 2 2 2 2 2

Tổng 12 11 12 11 10 11 10 11 12

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Đại Từ 4.1.1.2. Độ tuổi và giới tính của công chức tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đại Từ

Bảng 4.3. Độ tuổi và giới tính của công chức tại các xã khó khăn trên địa bàn huyện Đại Từ

Nội dung

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ Tổng 130 100 131 100 134 100 100,76 102,29 101,53 1.Nam 108 83,08 107 81,68 109 81,34 99,07 133,45 100,46 Dưới 30 tuổi 8 7,41 9 8,41 11 10,09 112,50 122,22 117,26 Từ 31- 40 tuổi. 8 7,41 10 9,35 13 11,93 125,00 130,00 127,48 Từ 41- 50 tuổi 36 33,33 38 35,51 40 36,70 105,56 105,26 105,41 Từ 51 đến 55 tuổi 37 34,26 40 37,38 38 34,86 108,11 95,00 101,34 Từ 56-60 tuổi 19 17,59 10 9,35 7 6,42 52,63 70,00 60,70 2.Nữ 22 16,92 24 18,32 25 18,66 109,09 104,17 106,60 Dưới 30 tuổi 4 18,18 5 20,83 6 24,00 125,00 120,00 122,47 Từ 31- 40 tuổi. 5 22,73 6 25,00 7 28,00 120,00 116,67 118,32 Từ 41- 50 tuổi 9 40,91 5 20,83 4 16,00 55,56 80,00 66,67 Từ 51 đến 55 tuổi 4 18,18 8 33,33 8 32,00 200,00 100,00 141,42 Nguồn: Phòng nội vụ huyện Đại Từ

Về giới tính, công chức nam chiếm 82,03%, công chức nữ chiếm tỷ lệ có 17,97%. Tuy số lượng công chức nữ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ thấp, điều đó cho thấy công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ theo nghị quyết của cấp trên vẫn chưa đạt hiệu quả.

Về độ tuổi, nam và nữ từ 51-55 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (nam chiếm tỷ lệ 35,50%, nữ chiếm 27,84%), trong khi đó độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất (nam chiếm 8,64%, nữ chiếm 21,01%).

Đa số cán bộ công chức tại 3 xã điều tra đều là năm chiếm tỷ trọng bình quân trên 58% trong đó cao nhất là xã Phúc Lương chiếm 63,64%, thấp nhất là xã Quân Chu chiếm 58,3%. Về độ tuổi của cán bộ công chức tại 3 xã phần lớn là nằm trong nhóm từ 31-40 tuổi, đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong quản lý (bảng 4.4).

Bảng 4.4. Độ tuổi và giới tính của công chức tại 3 xã đặc biệt khó khăn năm 2016

Nội dung

Xã Đức Lương Xã Phúc Lương Xã Quân Chu Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng 12 100 11 100 12 100 1.Nam 7 58,33 7 63,64 7 58,33 Dưới 30 tuổi 2 15,38 2 18,18 1 8,33 Từ 31- 40 tuổi. 2 15,38 2 18,18 3 25,00 Từ 41- 50 tuổi 3 23,08 2 18,18 2 16,67 Từ 51 đến 55 tuổi 1 7,69 1 9,09 1 8,33 2.Nữ 5 38,46 4 36,36 5 41,67 Dưới 30 tuổi 1 7,69 1 9,09 2 16,67 Từ 31- 40 tuổi. 2 15,38 2 18,18 2 16,67 Từ 41- 50 tuổi 2 15,38 1 9,09 1 8,33

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Đại Từ

4.1.2. Phẩm chất chính trị và đạo đức của công chức ở các xã đặc biệt khó khăn

Phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống là những tiêu chí hết sức quan trọng trong đánh giá chất lượng đội ngũ công chức cấp xã. Lý luận chính trị là cơ sở xác định lập trường quan điểm của cán bộ, công chức nhà nước nói chung và

đội ngũ công chức cấp xã nói riêng. Có trình độ lý luận chính trị giúp xây dựng được lập trường, quan điểm đúng đắn trong quá trình giải quyết công việc của tổ chức, của nhân dân theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đạo đức, lối sống của đội ngũ công chức ở cấp xã có ý nghĩa quan trọng. Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác là trách nhiệm của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý xã, thị trấn.Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang hình thành ở nước ta với sự tác động không nhỏ của nó (cả tích cực và không tích cực) tới cuộc sống của mỗi người trong đó có đội ngũ công chức cấp xã thì việc giữ vững tác phong lối sống của người cán bộ là vấn đề rất quan trọng.

Thực tế đã có không ít cán bộ bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất, lối sống thực dụng, vị kỷ làm giảm uy tín của người cán bộ" là công bộc của dân", làm mất lòng tin của nhân dân. Vì vậy để nâng cao năng lực của đội ngũ công chức cấp xã cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị. Theo thống kê năm 2016 về tiêu chí trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp xã của các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Đại Từ cho thấy tỷ lệ khá cao về trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo; trình độ cao cấp và cử nhân chính trị tỷ lệ còn thấp.

Bảng 4.5. Đánh giá của cán bộ công chức huyện về phẩm chất chính trị và đạo đức của công chức ở xã đặc biệt khó khăn

Chỉ tiêu Tỉ lệ người trả lời các mức độ (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý Rất đồng ý

1) Tin tưởng vào đường lối của Đảng 0 0 0 100 2) Chấp hành tốt chủ trương, chính

sách của Nhà nước 0 0 52,47 47,53

3) Gương mẫu trong công việc 0 2,12 69,71 28,17 4) Tiết kiệm, chống lãng phí 0 3,22 45,58 51,30 5) Liêm chính, không vụ lợi 0 1,14 62,38 36,48 6) Lối sóng lành mạnh 0 3,54 47,61 48,85

Bình quân 0 1,67 46,29 52,04

Qua kết quả đánh giá của cán bộ công chức cấp huyện về phẩm chất chính trị và đạo đức của các công chức tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Đại Từ: gần 100% số CBCC cấp huyện đồng ý và rất đồng ý các công chức cấp xã có phẩm chất chính trị tốt, tin tưởng vào đường lối của Đảng và chấp hành tốt chủ trương của nhà nước, gương mẫu trong công việc. Bên cạnh đó còn một số công chức cấp xã chưa thực hiện tốt về phẩm chất chính và đạo đức như vẫn còn để thất thoát trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, có lối sống không lành mạnh.

Ngoài việc điều tra đánh giá của cán bộ công chức cấp huyện về phẩm chất chính trị và đạo đức của công chức tại các xã ĐBKK trên địa bàn huyện Đại Từ , tác giả còn thực hiện điều tra từ người dân kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6. Đánh giá của người dân về phẩm chất chính trị và đạo đức của công chức ở xã đặc biệt khó khăn

Chỉ tiêu Tỉ lệ người trả lời các mức độ (%) Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý Rất đồng ý

1) Tin tưởng vào đường lối của Đảng 0 0 58,25 41,75 2) Chấp hành tốt chủ trương, chính

sách của Nhà nước 0 0 48,27 51,73

3) Gương mẫu trong công việc 0 13,84 38,54 47,62 4) Tiết kiệm, chống lãng phí 0 23,41 62,34 14,25 5) Liêm chính, không vụ lợi 0 11,07 58,61 30,32 6) Lối sóng lành mạnh 0 4,72 41,04 54,24

Bình quân 0 8,84 51,18 39,98

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua bảng số liệu 4.6, ta thấy qua điều tra người dân về phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống, tỷ lệ người dân đồng ý và rất đồng ý là 91,16%, không đồng ý là 8,84%.Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, đa số đội ngũ công chức cấp tại các xã ĐBKK có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt,lối sống trong sạch, lành mạnh.

4.1.3. Trình độ năng lực của công chức tại các xã khó khăn của huyện Đại Từ

4.1.3.1. Trình độ học vấn và chuyên môn của công chức tại các xã khó khăn trên địa bàn huyện Đại Từ

Bảng 4.7. Trình độ học vấn và chuyên môn của công chức ở các xã khó khăn (2014 - 2016) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh BQ SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 I) Trình độ học vấn 1) THCS 20 15,38 15 11,45 10 7,46 75,00 66,67 70,71 2) THPT 110 84,62 116 88,55 124 92,54 105,45 106,90 106,17 II) Trình độ chuyên môn

1) Chưa qua ĐT 7 5,38 4 3,05 3 2,24 57,14 75,00 65,46 2) Sơ cấp 12 9,23 8 6,11 5 3,73 66,67 62,50 64,55 3) Trung cấp 68 52,31 79 60,31 80 59,70 116,18 101,26 108,46 4) Cao đẳng 18 13,85 19 14,50 20 14,93 105,56 105,26 105,41 5) Đại học 25 19,23 21 16,03 26 19,40 80,00 123,81 99,52

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Đại Từ

Qua bảng 4.7 thấy rằng trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức cấp xã tại các xã khó khăn của huyện Đại Từ giai đoạn 2014 - 2016 như sau:

Về trình độ học vấn: Tốt nghiệp THCS giảm từ 15,38% năm 2014 xuống còn 7,46% năm 2016. Tốt nghiệp THPT tăng từ 84,62% năm 2014 lên 92,54% năm 2016.

Về trình độ đào tạo chuyên môn: Số công chức có trình độ sơ cấp giảm dần, số Công chức có trình độ trung cấp, đại học và cao đẳng tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2016 số công chức có trình độ trung cấp chiếm đa số với tỷ lệ là 40,58%, cao đẳng chiếm 40,12%, đại học chiếm 17,03%, sơ cấp chiếm 1,82%, công chức chưa qua đào tạo vẫn còn và chiếm tỷ lệ 0,45% đó là những cán bộ đã làm việc lâu năm, chủ yếu là người bản địa với nhiều mối quan hệ ràng buộc họ hàng, làng xóm mà được tuyển dụng. Đối với nhóm công chức này thông tin cập nhập còn rất hạn chế. Điều hành công việc không theo pháp luật, chủ yếu theo thói quen kinh nghiệm. Nhiều công chức cấp xã tỏ ra lúng túng, bị động, thiếu

sáng tạo hoặc buông xuôi, buông lỏng quản lý. Có những công chức tự đặt ra những quy định trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra còn có nguyên nhân là do một lượng cán bộ xã đã làm việc nhưng không trúng cử hoặc hết nhiệm kì công tác được chuyển sang làm công chức.

Trình độ học vấn và chuyên môn của công chức tại các xã KK trên địa bàn huyện Đại Từ được thể hiện ở bảng số liêu sau:

Bảng 4.8. Tỷ lệ công chức tại các xã ĐBKK đạt các trình độ học vấn và chuyên môn phân theo chức danh năm 2016

Các chức danh

Trình độ học vấn (%)

Trình độ đào tạo chuyên môn (%) THCS THPT Chưa qua ĐT Sơ cấp Trung cấp Cao Đẳng Đại học 1.Trưởng công an 0 100 0 0 56,39 28,36 15,25 2.Chỉ huy trưởng quân sự 0 100 0 0 50,46 35,33 14,21 3.Văn phòng thống kê 13,11 86,89 0 5,07 18,38 57,33 19,22 4.Địa chính - NN - Xây

dựng và MT 0 100 0 2,01 26,31 54,12 17,56 5.Tài chính - Kế toán 0 100 0 0 50,57 34,22 18,21 6.Tư pháp - Hộ tịch 10,51 89,49 1,05 2,14 37,81 38,64 20,36 7.Văn hóa - Xã hội 12,22 87,78 2,11 3,55 44,65 35,31 14,38

Trung bình 5,12 94,88 0,45 1,82 40,58 40,12 17,03

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Đại Từ

Về trình độ học vấn đa phần các cán bộ công chức có trình độ THPT. Một số chức danh còn có cán bộ tốt nghiệp trình độ THCS như Văn phòng thống kê (13,11%); Tư pháp - hộ tịch (10,51%); Văn hóa xã hội (12,22%).

Về trình độ chuyên môn phần lớn các bộ công chức đều qua đào tạo có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Đối với mỗi chức danh đều ít nhất trên 35% cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học. Bên cạnh đó còn có một số chức danh vẫn còn công chức chưa qua đào tạo như Tư pháp - hộ tịch (1,05%); Văn hóa - xã hội (2,11%).

Tại 3 xã Đức Lương, Quân Chu và Phúc Lương phần lớn công chức đã qua đào tạo. Tuy nhiên phần lớn công chức có trình độ trung cấp và cao đẳng, rất ít công chức có trình độ đại học.

Bảng 4.9. Đánh giá về kiến thức chuyên môn của công chức tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đại Từ

Nội dung

Nắm rất vững Nắm vững Biết ít Không biết SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) SL (Người) Tỷ lệ (%) 1.Kiến thức về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã 12 66,67 6 33,33 0 0 0 0 2.Kiến thức về quản lý hành chính 7 38,89 6 33,33 5 27,78 0 0 3.Kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ của lĩnh vực công tác 10 55,56 8 44,44 0 0 0 0 4.Kiến thức về lập kế hoạch, dự án 5 27,78 6 33,33 7 38,89 0 0 5.Kiến thức về quản lý tài chính 6 33,33 8 44,44 4 22,23 0 0 6.Kiến thức pháp luật 3 16,67 10 55,56 5 27,78 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 57)