Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 78)

4.2.1.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cán bộ chủ chốt cấp xã. Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất để nâng cao kiến thức trong điều kiện đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đang bị thiếu hụt kiến thức như hiện nay.

Để đạt được mục tiêu về nâng cao chất lượng cán bộ đã đề ra, trong những năm qua huyện Đại Từ đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, chú trọng đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng thực hành, xử lý tình huống đối với từng chức vụ, loại hình công việc. Cụ thể:

Từ năm 2014 - 2016, thực hiện kế hoạch đào tạo của Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, huyện đã cử trên 200 lượt công chức tham gia các lớp quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, bồi dưỡng công tác thi đua- khen thưởng, bồi dưỡng công tác văn thư, bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ, bồi dưỡng về công tác cải cách hành chính,... cử 19 người đi học đại học hệ tại chức, 87 người đi học trung cấp lý luận chính trị.

Đánh giá nhận xét chung về các lớp đã đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã: Nhìn chung công tác đào tạo bồi dưỡng công chức trong các năm qua đạt được những kết quả tốt, công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị được chú trọng, chất lượng các lớp bồi dưỡng được nâng cao, nội dung, chương trình từng bước được cải tiến, thiết thực và sát với cơ sở, đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, năng lực và phương pháp công tác cho công chức cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, công chức chỉ được đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là về chuyên môn trên lý thuyết mà ít có các lớp bồi dưỡng về kỹ năng mềm trong xử lý và giải quyết công việc cụ thể,

do đó ít nhiều sẽ khó áp dụng vào thực tế hiện nay khi mà dân trí xã hội ngày càng tăng.

Bảng 4.17. Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: Lớp Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1.Lớp dài hạn

+ Lớp trung cấp quản lý kinh tế 01 01 01 + Lớp trung cấp quản lý hành chính 01 01 + Lớp trung cấp lý luận chính trị 01 01 01

+ Lớp đại học tại chức 01

2.Lớp ngắn hạn (tập huấn, bồi dưỡng)

+ Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước 02 01 + Lớp bồi dưỡng năng lực giao tiếp trong thực thi công vụ 01 01 + Lớp bồi dưỡng về công tác cải cách hành chính 01 01 01 + Lớp bồi dưỡng về công tác thi đua, khen thưởng 01 01 + Lớp bồi dưỡng về công tác văn thư 01 01 01

Tổng 04 09 08

Nguồn: Phòng nội vụ huyện Đại Từ

Qua bảng, ta thấy các lớp đào tạo qua các năm hầu như không có sự biến động nhiều, do đây là những lớp được tổ chức định kỳ hàng năm, với số lượng lớp như vậy hàng năm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nâng cao kiến thức cho đội ngũ công chức trong giai đoạn hiện nay. Nhưng một vấn đề bất cập trong thời đại ngày nay: thời đại công nghệ thông tin, thời đại hội nhập - kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức tin học đối với cán bộ chuyên môn cấp xã lại càng trở nên cần thiết. Máy tính là công cụ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, nó giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng. Những kiến thức về tin học mà công chức xã cần là: tin học căn bản, tin học văn phòng, khai thác một số phần mềm nghiệp vụ,... nhưng qua thực tế tìm hiểu thì các lớp đào tạo về tin học dành riêng cho công chức cấp xã hầu như không có hiệu quả nhiều vì đa phần các đối tượng chưa biết sử dụng máy tính đều đã nhiều tuổi nên việc tiếp thu và thực hành về tin học là rất khó khăn Tuy nhiên, công tác đào tạo bồi

dưỡng trên địa bàn huyện Đại Từ còn nhiều hạn chế, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên.

Theo bảng 4.17 cho thấy có tới 50,98% ý kiến đánh giá chung là công tác đào tạo bồi dưỡng hiện nay là không hợp lý, 44,50% cho là hợp lý, còn lại là không ý kiến. Cụ thể:

+ Về công tác lựa chọn đối tượng để cử đi đào tạo, bồi dưỡng 59,11% ý kiến công chức cấp xã cho rằng là hợp lý.

+ Về nội dung chương trình bồi dưỡng, đào tạo thì có tới 61,23% ý kiến của công chức cấp xã cho rằng nội dung là không phù hợp, chưa thật sự bổ ích, nội dung chủ yếu là lý luận, ít tính thực tiễn và ứng dụng, giảng viên chưa đưa ra các kỹ năng, thao tác xử lý tình huống công việc hàng ngày ở cơ sở. Nội dung đào tạo vẫn chung chung và được thiết kế từ cấp trên, không sát với yêu cầu thực tiễn, không gắn với nhu cầu người học. Khi tiến hành điều tra, đa số công chức cấp xã có nhu cầu được tham gia các lớp về: Kỹ thuật giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý, kỹ năng thuyết trình... Vì vậy trong thời gian tới huyện, tỉnh cần tổ chức, điều tra để tìm hiểu nhu cầu về nội dung đào tạo, bồi dưỡng của CBCC nói chung và công chức cấp xã nói riêng, xem họ còn thiếu kiến thức - kỹ năng gì để mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo sát nhu cầu của người học.

+ Về Phương pháp giảng dạy: có tới 65,36% công chức cấp xã cho rằng phương pháp là không hợp lý. Phương pháp giảng dạy còn chậm đổi mới chưa đưa công nghệ vào quá trình giảng dạy, chưa lấy người học làm trung tâm, không gây hứng thú cho người học, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức của người học là quá ít.

+ Về kinh phí hỗ trợ: có đến 78,21% công chức cấp xã cho rằng kinh phí hỗ trợ như hiện nay là đã phù hợp.

+ Về thời gian: vẫn còn 68,26% công chức cấp xã cho rằng thời gian tổ chức đào tạo, bồi dưỡng như hiện nay là không phù hợp, thời gian tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường bị rút ngắn.

Qua số liệu phản ánh và các ý kiến của học viên ở trên cho thấy rằng hiện nay việc cử đối tượng và hỗ trợ kinh phí cho công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đại Từ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Nhưng bên cạnh đó đa phần các ý kiến của công chức cấp xã đều nêu lên những bất cập về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn mang nặng tính lý

thuyết suông, giáo điều, thiên về lý luận chính trị, chưa đi sâu vào khoa học chuyên ngành, kỹ thuật tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ quản lý Nhà nước và các kỹ năng mềm. Nội dung chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng, kiến thức về nghiệp vụ còn khái lược sơ sài, vì vậy khi đi học về khó áp dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc. Thời gian đào tạo thường bị rút ngắn để đảm bảo tiến độ nên một số nội dung giảng dậy chưa được sâu.

Bảng 4.18. Đánh giá của công chức ở các xã đặc biệt khó khăn về công tác đào tạo bồi dưỡng

Đơn vị: %

Nội dung Hợp lý Không hợp lý

Không ý kiến

Đối tượng bồi dưỡng, đào tạo 59,11 38,27 2,62 Nội dung chương trình, bồi dưỡng, đào tạo 35,14 61,23 3,63 Phương pháp, giảng dạy 28,32 65,36 6,32

Kinh phí, hỗ trợ 78,21 21,79

Thời gian 21,74 68,26

Tính chung 44,50 50,98 4,52

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 4.2.1.2. Công tác quy hoạch đào tạo nguồn công chức cấp xã

Khi điều tra 18 công chức ở các xã đặc biệt khó khăn, thì 100% đều cho rằng công tác quy hoạch công chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công chức của cấp xã.

Bảng 4.19. Đánh giá của công chức ở các xã đặc biệt khó khăn về công tác quy hoạch công chức cấp xã

Tiêu chí Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Chưa gắn với quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử

dụng công chức 12 66,67

Chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực

thực tiễn của công chưc 13 72,22

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 4.19 cho thấy 66,67% các ý kiến được hỏi đều cho rằng công tác quy hoạch hiện nay chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng Công chức, 72,22% ý kiến được hỏi cho rằng công tác quy hoạch chưa xuất phát từ yêu

cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của công chức. Điều đó cho thấy chất lượng quy hoạch chưa cao, công tác đánh giá công chức chưa đúng thực chất, chưa quan tâm tạo điều kiện, môi trường cho công chức trẻ thử thách, phát huy năng lực, sở trường,…Chính vì vậy khi thực hiện công tác quy hoạch cần gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ và năng lực của từng công chức. Để có thể thực hiện tốt công tác quy hoạch, trước hết phải có sự liên thông giữa cấp huyện và cấp xã, phải đánh giá được thực trạng đội ngũ công chức của mình, chỉ rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế của đội ngũ công chức. Trên cơ sở đó dự kiến, đề xuất phương án quy hoạch trong thời gian 5 năm, 10 năm sẽ chính xác và chất lượng sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công chức của các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 78)