Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón cho cây cà chua
2.4.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ giun quế cho cây cà chua
Nghiên cứu của Hossein et al. (2014) về sử dụng phân hữu cơ giun quế trên cây cà chua cho thấy, phân giun quế chứa các kích thích tố tăng trưởng thực vật, enzym. Nghiên cứu ảnh hưởng của các lượng phân giun và phân bò khác nhau (250, 375, 500 và 625 g/m2 trộn lẫn với đất) đến sự nảy mầm, sinh trưởng và năng suất của cây cà chua, và so sánh chúng trong điều kiện thực tế năm 2014. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng phân giun quế ở mức 500 g/m2 làm tăng đáng kể năng suất cà chua có ý nghĩa thống kê ở mức 99%.
Trong nghiên cứu của Mukta et al. (2015) về ảnh hưởng của phân giun và phân hóa học tới năng suất và các chất dinh dưỡng trong quả cà chua cho thấy, sử dụng 10 tấn phân giun hữu cơ/ha cùng với 50% phân hóa học cho hiệu quả cao về chiều cao cây, số lá/cây, số lượng hoa/ cành cấp 1, số lượng quả/cành cấp 1, số lượng quả/cây, kích thước quả và năng suất cây cà chua. Hàm lượng đường, hàm lượng N, P, K, Ca, Mg, S, Zn, B trong quả cà chua ở trên cao hơn đáng kể so với các công thức khác. Tuy nhiên, hàm lượng chất khô, hàm lượng Vitamin C trong quả cà chua không bị ảnh hưởng bởi việc bón 10 tấn phân hữu cơ/ha và 50% lượng phân NPK. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng ứng dụng kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học sẽ giúp duy trì năng suất đất lâu dài cho canh tác cà chua bền vững.
Kashem et al. (2015), khi so sánh về ảnh hưởng của các mức bón phân giun được nuôi từ phân bò (5 mức bón phân giun 0, 5, 10, 15, 20 tấn/ha) và 3 tỷ lệ phân NPK (NPK = 69-16-35 kg/ha; NPK = 137-32-70 kg/ha và NPK = 274- 64-140 kg/ha) tới sinh trưởng, năng suất cây cà chua cho thấy, mức bón 20 tấn phân giun/ha cho số quả tăng gấp 6 lần và khối lượng trung bình quả tăng 29 lần so với công thức không bón phân. Trong khi đó, mức bón NPK cao nhất chỉ làm tăng gấp 4 lần về số lượng quả, 18 lần về khối lượng trung bình quả so với công thức không bón phân. Điều này cho thấy hiệu quả của phân giun tới cây cà chua là tốt hơn so với phân NPK, phân giun hữu cơ là một nguồn dinh dưỡng có tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng.
Trong nghiên cứu của Mukta et al. (2015) về ảnh hưởng của phân giun và phân hóa học tới năng suất và các chất dinh dưỡng trong quả cà chua cho thấy, sử
dụng 10 tấn phân giun hữu cơ/ha cùng với 50% phân hóa học cho hiệu quả cao về chiều cao cây, số lá/cây, số lượng hoa/ cành cấp 1, số lượng quả/cành cấp 1, số lượng quả/cây, kích thước quả và năng suất cây cà chua. Hàm lượng đường, hàm lượng N, P, K, Ca, Mg, S, Zn, B trong quả cà chua ở trên cao hơn đáng kể so với các công thức khác. Tuy nhiên, hàm lượng chất khô, hàm lượng Vitamin C trong quả cà chua không bị ảnh hưởng bởi việc bón 10 tấn phân hữu cơ/ha và 50% lượng phân NPK. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng ứng dụng kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học sẽ giúp duy trì năng suất đất lâu dài cho canh tác cà chua bền vững.
Kashem et al. (2015), khi so sánh về ảnh hưởng của các mức bón phân giun được nuôi từ phân bò (5 mức bón phân giun 0, 5, 10, 15, 20 tấn/ha) và 3 tỷ lệ phân NPK (NPK = 69-16-35 kg/ha; NPK = 137-32-70 kg/ha và NPK = 274- 64-140 kg/ha) tới sinh trưởng, năng suất cây cà chua cho thấy, mức bón 20 tấn phân giun/ha cho số quả tăng gấp 6 lần và khối lượng trung bình quả tăng 29 lần so với công thức không bón phân. Trong khi đó, mức bón NPK cao nhất chỉ làm tăng gấp 4 lần về số lượng quả, 18 lần về khối lượng trung bình quả so với công thức không bón phân. Điều này cho thấy hiệu quả của phân giun tới cây cà chua là tốt hơn so với phân NPK, phân giun hữu cơ là một nguồn dinh dưỡng có tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng.
Theo Xin-Xin et al. (2017) nghiên cứu thử nghiệm trong nhà kính về tác động của việc thay thế phân khoáng bằng phân hữu cơ tới năng suất cà chua và chất lượng đất trồng cà chua khác nhau. Cụ thể với 4 công thức là (1) phân bón thông thường với urê, (2) bón phân ủ từ phân gà, (3) bón phân giun hữu cơ, (4) không bón phân. Kết quả thu được cho thấy, bón phân giun và phân hữu cơ được ủ từ phân gà giúp thúc đẩy tăng trưởng của cây cà chua thông qua các chỉ tiêu như: đường kính thân và chiều cao cây trồng cao hơn so với các công thức sử dụng phân bón khác. Sử dụng phân giun giúp làm tăng tỷ lệ đường/axit, và giảm nồng độ Nitrate trong quả. Công thức sử dụng phân giun có làm tăng năng suất quả (74%), tăng hàm lượng Vitamin C (47%), và hàm lượng đường hòa tan (71%) so với công thức không bón phân. Phân giun còn giúp ổn định tính chất đất trồng cây cà chua pH đạt 7,37, EC là 204,1 µS/cm.