Đơn vị: (ngày)
CTTN
Từ khi trồng đến Bén rễ
hồi xanh Ra hoa
Thu quả lần 1 Kết thúc thu hoạch CT1 4 33 83 147 CT2 3 29 80 145 CT3 3 32 82 149 CT4 4 30 80 142 CT5 4 32 82 145 CT6 3 30 83 149 CT7 5 29 82 142 CT8 4 31 81 143 CT9 4 32 82 145
Ảnh hưởng của các mức bón đạm vô cơ, các mức bón phân hữu cơ giun quế tới cây cà chua thể hiện một phần qua chỉ tiêu thời gian sinh trưởng của cây. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của cây cà chua từ khi trồng tới khi cây bén rễ hồi xanh, cây bắt đầu ra hoa, thu hoạch quả lần đầu và kết thúc thu hoạch trong điều kiện của thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.7.
Cây cà chua trong các công thức thí nghiệm có thời gian bén rễ hồi xanh dao động trong khoảng 3 - 5 ngày. Nhìn chung, thời gian phục hồi sau trồng của cây cà chua trong các công thức thí nghiệm khá nhanh. Đây là cơ sở cần thiết để cây hấp thu các chất dinh dưỡng, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, cây sinh trưởng tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn tiếp theo.
Thời gian cây bắt đầu ra hoa nằm trong khoảng 29 - 33 ngày sau trồng. Đây là thời điểm cây có nhu cầu dinh dưỡng rất cao đặc biệt là dinh dưỡng N và K vì cây vừa sinh trưởng thân lá vừa sinh trưởng sinh thực. Do vậy, trong bón phân cần cung cấp kịp thời dinh dưỡng đạm, kali cho cây cà chua bắt đầu từ thời điểm này tới khi kết thúc thu hoạch. (Nguyễn Như Hà, 2006).
Tổng thời gian sinh trưởng của cây cà chua ở các công thức là khác nhau và đạt từ 142 - 149 ngày. Thời gian cho thu hoạch quả của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng từ 60 đến 67 ngày. Công thức có lượng đạm cao nhất (160 kgN/ha) và bón nhiều phân hữu cơ giun quế nhất (11,9 tấn/ha) (CT3) có thời gian cho thu hoạch dài hơn các công thức khác. Thời gian cho thu hoạch thấp nhất (60 ngày) ở CT7 với lượng phân hữu cơ và phân đạm thấp nhất (10 tấn phân hữu cơ giun quế và 120 N).
So sánh các công thức có chung mức bón phân hữu cơ cho thấy, lượng bón phân đạm tăng lên (120 - 140 - 160 kgN/ha) sẽ làm tăng thời gian cho thu hoạch của cây cà chua. Điều này là phù hợp với các nghiên cứu về vai trò chung của phân đạm tới thời gian sinh trưởng của cây trồng. Mặt khác, với cùng một mức bón phân đạm vô cơ, thời gian cho thu hoạch của cây cà chua có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với lượng phân hữu cơ giun quế. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm đầu tiên về ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ giun quế với cây cà chua.
Hình 4.5. Cây cà chua qua một số giai đoạn sinh trưởng
4.3.3. Ảnh hưởng của các mức thay thế phân đạm hóa học bằng phân hữu cơ giun quế đến chiều cao của cây cà chua
Chiều cao cây cà chua ở các công thức thí nghiệm thể hiện khả năng sinh trưởng của cây chịu ảnh hưởng bởi bản chất của giống, các yếu tố ngoại cảnh trong đó có khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất, phân bón cho cây trồng. Nghiên cứu chỉ tiêu chiều cao cây sẽ thể hiện rõ ràng tác động của yếu tố thí nghiệm (mức bón phân đạm vô cơ, mức bón phân hữu cơ giun quế) tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cà chua. Kết quả theo dõi chiều cao cây tại từng