Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế đến một số chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 52 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế đến sinh trưởng, phát

4.2.4. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế đến một số chỉ tiêu

chất lượng quả

Ngày nay, khi đời sống con người được nâng cao thì sức khỏe được quan tâm nhiều hơn. Do vậy nhu cầu về rau không những đủ về lượng mà phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng. Chất lượng quả là yếu tố quyết định trực tiếp đến giá trị thương phẩm của cà chua. Do đó, bên cạnh năng suất cao, chất lượng quả cũng là đối tượng được quan tâm hàng đầu.

Để xác định chất lượng của quả cà chua chín, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu như: hàm lượng Vıtamin C, hàm lượng chất khô, hàm lượng đường tổng số, hàm lượng NO3-. Kết quả phân tích chất lượng quả được thể hiện trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế đến chỉ tiêu chất lượng quả CTTN Chất khô (%) Đường tổng số (mg/100g mẫu) Vitamin C (mg/100g mẫu) Hàm lượng NO3- (mg/kg) CT1 5,9 4,00 11,89 52,2 CT2 6,25 4,31 12,49 64,3 CT3 6,68 4,62 12,79 87,0 CT4 6,77 4,78 13,09 98,5

Chất khô được tạo ra từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây cà chua. Khả năng tích lũy chất khô của cây cà chua và sự vận chuyển chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cở sở tạo ra năng suất quả. Chính vì vậy mà khả năng tích lũy chất khô của cây cà chua càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Hàm lượng chất khô trong quả cà chua đạt cao nhất ở công thức bón 15 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ (CT4) đạt 6,77% và thấp nhất ở công thức không bón phân hữu cơ (CT1), đạt 5,9%. Hai công thức bón phân hữu cơ giun quế ở mức thấp hơn (5 tấn, 10 tấn, tương ứng với CT2 và CT3) có hàm lượng chất khô trong quả đạt giá trị lần lượt là 6,25% và 6,68 %.

Hàm lượng đường trong quả cà chua đạt giá trị cao biến động trong khoảng 4,00 - 4,78 mg/100g mẫu. Khi giảm dần lượng phân hữu cơ giun quế thì hàm lượng đường có xu hướng giảm theo và đạt giá trị thấp nhất (4,0 mg/100g mẫu) ở công thức chỉ bón phân vô cơ. Trên cùng 1 nền phân khoáng như nhau, lượng phân hữu cơ giun quế khác nhau có ảnh hưởng tới hàm lượng đường trong quả; cây được bón nhiều phân hữu cơ giun quế sẽ có hàm lượng đường cao hơn.

Hàm lượng Vitamin C dao động trong khoảng 11,89- 13,09 mg/100g mẫu. Có thể thấy không được bón phân hữu cơ giun quế (CT1) có hàm lượng vitamin C thấp hơn hẳn so với các công thức có bón phân hữu cơ giun quế (CT2, CT3 và CT4). Lượng phân hữu cơ giun quế khác nhau ở các công thức cũng có ảnh hưởng đến hàm lượng vitamin C trong quả cà chua. Trên một nền phân vô cơ nhưng khi tăng lượng phân hữu cơ giun quế khác nhau thì hàm lượng vitamin C trong quả có xu hướng tăng.

Hàm lượng NO3- trong quả cà chua ở các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 52,2 - 98,5 mg/kg, nằm trong ngưỡng an toàn (< 150 mg/kg) theo quyết định số 99/2008/QĐ-BNN. Điều này chứng tỏ sử dụng phân hữu cơ nói chung và phân hữu cơ giun quế nói riêng không ảnh hưởng tới dư lượng NO3-

trong sản phẩm sau thu hoạch. Đây là ưu điểm và là thế mạnh khi sử dụng phân hữu cơ giun quế trong sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cà chua nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)