Hiệu suất sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế của các mức bón phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 54 - 55)

phân hữu cơ giun quế cho cây cà chua

Phân bón là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất cây trồng, đồng thời có ảnh hưởng đến hiệu lực của các biện pháp kĩ thuật canh tác, nên người trồng trọt rất quan tâm đên yếu tố này. Bên cạnh mục tiêu năng suất, chất lượng thì hiệu quả kinh tế cũng là mục tiêu quan trọng của người sản xuất. Sử dụng phân bón hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao là mục đích hướng tới của các nhà sản xuất cà chua.

Bên cạnh mục tiêu năng suất, chất lượng thì hiệu quả kinh tế và hiệu suất sử dụng phân bón là những tiêu chí quan trọng khi đánh giá một loại phân bón mới. Kết quả thu được trong thí nghiệm thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.5. Hiệu suất sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế của các mức bón phân hữu cơ giun quế trên cây cà chua

CT NSTT (tấn/ha) HSSD PB (kg sản phẩm/kg phân bón) Tổng thu (1000 đồng) Tổng chi (1000 đồng) Lợi nhuận (1000 đồng) VCRphc (lần) CT1 (Đ/C) 23,39 - 233.900 104.705 129.195 - CT2 29,28 1,17 292.800 121.505 171.295 0,81 CT3 35,42 1,20 354.200 138.305 215.895 2,56 CT4 38,56 1,01 385.600 155.105 230.495 1,81

Lợi nhuận thu được của các công thức thí nghiệm trồng cà chua dao động trong khoảng 129,195 - 230,495 triệu đồng/ha. Khi bón phân hữu cơ giun quế giúp năng suất thực thu tăng lên, mặc dù có làm tăng chi phí trong sản xuất nhưng nhìn chung lợi nhuận của người trồng cà chua vẫn tăng tỷ lệ thuận với lượng phân hữu cơ.

Trên nền phân khoáng 160 N, 100 P2O5, 135 K2O, hiệu suất sử dụng phân hữu cơ giun quế đạt giá trị cao nhất ở mức bón 10 tấn/ha (1,20 kg quả/kg phân), cao hơn mức bón 5 tấn/ha và 15 tấn/ha (lần lượt là 1,17 và 1,01 kg quả/kg phân). Mức bón này giúp cho người trồng cà chua có lợi nhuận đạt 215,895 triệu/ha và có chỉ số VCRphc (2,56 lần) cao nhất. Theo FAO, trong sản xuất nông nghiệp tỷ lệ lãi trên chi phí mua phân bón (VCRphc) đạt > 2,5 được xem là chấp nhận được (dẫn theo Nguyễn Như Hà và Nguyễn Văn Bộ, 2013). Như vậy, trong điều kiện của thí nghiệm, mức bón 10 tấn phân hữu cơ giun quế giúp cho cây cà chua đạt

năng suất, chất lượng cao và người trồng có lợi nhuận và tỷ lệ lãi trên chi phí mua phân bón (VCRphc) cao hơn các mức bón còn lại.

Như vậy, với cùng một nền bón phân 160 kgN, 100 kgP2O5, 135 kgK2O, trên đất phù sa sông Hồng, mức bón 10 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ giúp cây cà chua đạt năng suất thực thu cao (35,42 tấn/ha); hiệu suất sử dụng phân bón đạt 1,20 kg quả/kg phân; quả cà chua có chất lượng tốt và an toàn với người tiêu dùng. Ngoài ra, lượng bón phân hữu cơ giun quế này giúp người trồng cà chua có lợi nhuận cao (215,895 triệu/ha và có chỉ số VCRphc (2,56 lần) cao nhất. Đây là lượng phân hữu cơ giun quế được chọn để tiến hành thí nghiệm tiếp theo của đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 54 - 55)