Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế đến sinh trưởng, phát
4.2.3. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế đến năng suất và các
các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà chua nói riêng. Năng suất của cây cà chua được kiểm soát bởi đặc trưng di truyền của giống và chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng cũng như kỹ thuật canh tác.
Nó là chỉ tiêu tổng hợp, phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như tổng số quả/cây, số quả kinh tế/cây, khối lượng quả,… Các yếu tố này chịu tác
động lớn của điều kiện ngoại cảnh cũng như phân bón. Chính vì vậy, nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất nắm được những yếu tố ngoại cảnh để tác động về kỹ thuật hợp lý là nhân tố quan trọng nhằm làm tăng năng suất cà chua.
Từ kết quả đo đếm các chỉ tiêu trên ở các lần nhắc lại trên từng công thức thí nghiệm, đề tài đã xác định được ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ giun quế khác nhau trên nền phân vô cơ đến khả năng cho năng suất của các công thức thí nghiệm, kết quả thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
CTTN Mức bón (tấn/ha) (quả/cây) Số quả Khối lượng quả (g) Năng suât lý thuyết (Tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) CT1 0 11,00d 89,64 a 25,74 d 23,39c CT2 5 14,67c 91,92 a 34,52c 29,28b CT3 10 18,40b 94,88 a 43,76ab 35,42a
CT4 15 21,47a 103,87a 49,52a 38,56a
LSD0,05 2,33 16,00 7,87 5,13
F-prob 0,0003 0,2434 0,0005 0,0026
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình có chữ cái giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.
Kết quả xử lý thông kê các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây cà chua trong thí nghiệm cho thấy, chỉ số F-Prob của các chỉ tiêu như số quả/cây; năng suất lý thuyết, năng suất thực thu nhỏ hơn 0,05 nhưng khối lượng trung bình quả và nhắc lại lớn hơn 0,05 (Phụ lục 1 - Thí nghiệm 1). Điều này chứng tỏ sự sai khác của các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây cà chua chịu tác động chính từ yếu tố thí nghiệm (các lượng phân hữu cơ giun quế); không có sự khác biệt về chỉ tiêu các lần nhắc lại và khối lượng quả của các công thức thí nghiệm. CV% của các chỉ tiêu theo dõi dao động trong khoảng 7,1 - 9,5% là phù hợp với một thí nghiệm đồng ruộng (dẫn theo Phạm Tiến Dũng và Nguyễn Đình Hiền, 2010) và thể hiện sự đồng nhất của cây trồng trong từng ô thí nghiệm.
Kết quả của thí nghiệm thể hiện trong bảng 4.3 cho thấy, trên cùng một nền bón phân vô cơ , không sử dụng phân hữu cơ giun quế có số quả trung bình là 11,00 quả/cây; thấp hơn so với các công thức có sử dụng (5,0; 10,0 và 15,0 tấn/ha/vụ). Khi tiến hành so sánh từng cặp công thức thí nghiệm, ta thấy số
quế được sử dụng. Công thức bón 15 tấn phân hữu cơ giun quế/ha cho số quả cao nhất (21,47 quả/cây), cao hơn so với các công thức khác.
Khối lượng quả là chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất cà chua. Khối lượng quả phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống nhưng nó phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện môi trường, đặc biệt là dinh dưỡng và là chỉ tiêu đánh giá kết quả của quá trình tích lũy sản phẩm quang hợp của cây. Nếu như cây sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi, quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp từ lá về quả diễn ra thuận lợi thì quả phát triển tốt nhanh chóng đạt được kích thước tối đa của chúng. Khối lượng quả của các công thức dao động trong khoảng 89,64- 103,87g. Sự khác biệt về khối lượng quả của các mức bón phân hữu cơ giun quế là không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân có thể là do khối lượng quả là tính trạng chịu tác động do giống cà chua là chủ yếu. Ngoài ra, có thể do lượng phân NPK dùng làm nền trong thí nghiệm đã cung cấp tương đối tốt dinh dưỡng cho cây và điều này làm giảm ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ tới chỉ tiêu khối lượng quả.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy, năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm sai khác có ý nghĩa ở mức 95% và dao động từ 25,74-49,52 tấn/ha. Trong cùng một nền phân NPK và trên đất phù sa sông Hồng, năng suất quả trung bình của một cây cà chua tăng tỷ lệ thuận với lượng phân hữu cơ giun quế. Công thức 4 với mức bón 15 tấn /ha đạt giá trị năng suất lý thuyết cao nhất, bằng 1,92 lần so với công thức không bón (CT1).
Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng từ 23,39-38,56 tấn/ha. Khi tiến hành so sánh các cặp công thức với nhau, nhận thấy, các công thức bón phân hữu cơ giun quế có năng suất thực thu cao hơn so với công thức không sử dụng. Các công thức bón phân hữu cơ giun quế ở mức 10 (CT3) và 15 tấn/ha (CT4) giúp cây cà chua đạt năng suất thực thu cao nhất, lần lượt là 35,42 và 38,56 tấn quả/ha. Tuy nhiên, khi so sánh năng suất thực thu của CT3 và CT4, sự khác biệt giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (LSD0,05 = 5,13 tấn quả/ha). Điều này chứng tỏ, hiệu quả sử dụng phân hữu cơ giun quế với năng suất cà chua ở mức bón lớn hơn 10 tấn/ha không tăng lên nữa.
Như vậy, trên cùng một nền phân khoáng, bón lượng phân hữu cơ giun quế khác nhau có ảnh hưởng tới các chỉ tiêu: Số lượng quả, năng suất cá thể, năng suất thực thu cây cà chua. Khi bón lượng phân hữu cơ giun quế 10 - 15 tấn/ha giúp cây cà chua thu hoạch được nhiều quả, năng suất cao. Trong điều kiện thí nghiệm, sự khác biệt về năng suất thực thu của lượng bón phân hữu cơ
giun quế trên cây cà chua chỉ có ý nghĩa thống kê khi bón ở mức 10 - 15 tấn/ha so với mức bón 5 tấn/ha và mức không bón phân hữu cơ giun quế. Điều này phù hợp với công bố của Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2015) và Đào Thanh Loan (2015), những tác giả đã nghiên cứu xác định lượng phân giun quế phù hơp với cây lúa DDTL2 (10 tấn phân giun/ha) và cây su hào (15 tấn phân giun/ha).
Trên cùng một nền bón phân NPK, mức bón 10 -15 tấn phân hữu cơ giun quế/ha giúp cho cây cà chua có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao. Kết quả này là tương đồng với công bố của Mukta et al. (2015) về ảnh hưởng của phân giun và phân hóa học tới năng suất và các chất dinh dưỡng trong quả cà chua. Các tác giả này đã kết luận sử dụng 10 tấn phân giun hữu cơ/ha cùng với 50% phân hóa học cho hiệu quả cao về chiều cao cây, số lá/cây, số lượng hoa/ cành cấp 1, số lượng quả/cành cấp 1, số lượng quả/cây, kích thước quả và năng suất cây cà chua.
Hình 4.3. Cây cà chua giai đoạn ra hoa trong điều kiện bón lượng phân hữu cơ giun quế khác nhau