Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ cho cây cà chua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 30 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón cho cây cà chua

2.4.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ cho cây cà chua

Sau một thời gian dài thâm canh cao độ để mong đạt được năng suất đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người bên cạnh những mục tiêu đạt được việc thâm canh nông nghiệp truyền thống ở đồng bằng sông Hồng đã gây ra những hệ quả nghiêm trọng như hệ sinh thái bị tổn thương, ô nhiễm môi trường và mất an toàn thực phẩm ngày càng trầm trọng. Cuối cùng con người cũng nhận ra rằng, một nền nông nghiệp hiện đại là nền nông nghiệp tập trung vào chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm cùng với đó là sự phát triển bền vững với môi trường và hệ sinh thái. Hệ canh tác này hướng vào sử dụng phân bón hữu cơ, làm cỏ bằng cơ giới và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học. Phát triển nhanh nông nghiệp hữu cơ cùng với tăng nhu cầu về thực phẩm an toàn dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu

phân bón hữu cơ. Các nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phân hữu cơ ở Việt Nam nói chung và ở đồng bằng sông Hồng nói riêng là cơ sở khoa học cần thiết để góp phần phát triển nền nông nghiệp hiện đại tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và bảo vệ hệ thống sinh thái, thân thiện với môi trường xung quanh.

Theo Tạ Thị Cúc (2007), khi viết về kỹ thuật trồng cà chua, khối lượng phân hữu cơ hoai mục trung bình bón cho 1 ha gieo trồng cà chua là 20 - 25 tấn. Về nguyên tắc cần phải phối hợp một tỷ lệ và liều lượng hợp lý giữa phân hữu cơ và phân vô cơ (N, P, K), là điều kiện quan trọng đảm bảo năng suất và chất lượng cao, mặc dù ở mùa vụ khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của Đào Châu Thu (2006), ở các công thức bón phân hữu cơ, mức độ nhiễm bệnh sương mai ở mức nhẹ hơn so với công thức bón đơn thuần phân hóa học. Tỷ lệ mắc bệnh virus ở công thức bón phân HCVS (13,62%), đó là do các chủng vi sinh vật phối trộn với phân chế biến từ rác thải hữu cơ sinh hoạt bón cho cây có tác dụng kích thích sự phát triển, đã tăng sức đề kháng. Phân HCVS cho chất lượng cà chua cao nhất thể hiện qua một số chỉ tiêu như vitamin C, axit tổng số, đường tổng số và hàm lượng chất khô; sau đó là công thức bón phân HCSH; thấp nhất là công thức bón phân hóa học. Hàm lượng NO3-

trong cà chua khi bón phân HCSH cũng khá thấp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Nghiên cứu về ảnh hưởng của biochar (than sinh học) và phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất cà chua trồng trên đất cát của Vũ Duy Hoàng và Nguyễn Tất Cảnh (2015) cho thấy, biochar có ảnh hưởng rõ và làm tăng chiều cao cây, số lá trên cây trong khi phân bón lá ảnh hưởng không rõ đến chỉ tiêu này. Bổ sung biochar và phân bón lá có ảnh hưởng tích cực làm tăng tỷ lệ đậu quả, khối lượng quả và năng suất cá thể. Bón 1-3% biochar làm tăng năng suất cá thể cà chua tăng từ 23,6 đến 39,8% và các loại phân bón lá trong thí nghiệm làm tăng năng suất cá thể cà chua từ 43,0% đến 66,8%.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân hữu cơ viên nén phối trộn với nấm Trichoderma spp tới các yếu tố cấu thành năng suất cây cà chua của Nguyễn Tất Cảnh và Nguyễn Văn Thao (2017) cho thấy, khi sử dụng lượng phân hữu cơ là 1400 kg/ha và có bổ sung nấm Trichoderma sp các yếu tố cấu thành năng suất như số chùm quả/cây, tổng số quả, khối lượng quả đạt cao nhất và năng suất thực thu đạt 65,57 tấn/ha.

hiệu quả của phân vô cơ. Lượng phân hữu cơ truyền thống sử dụng cho cây cà chua là khá cao (20-30 tấn/ha), các loại phân hữu cơ mới có lượng bón thấp hơn nhưng hiệu quả là tương đương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)