hoạch quả. Thời gian bắt đầu thu hoạch giữa các công thức thí nghiệm là khác nhau, CT1 có thời gian bắt đầu cho thu hoạch muộn nhất (96 ngày), sớm nhất là CT4 (88 ngày). Lượng phân hữu cơ giun quế tăng thêmở các CT2, CT3 và CT4 có khả năng rút ngắn thời gian cây bắt đầu cho thu hoạch và đạt giá trị dao động trong khoảng 93 ngày và 88 ngày. Công thức không bón phân hữu cơ giun quế (CT1) có thời gian thu hoạch ngắn khoảng 35 ngày. Thời gian cây cà chua cho thu thoạch dài nhất là 55 ngày (CT4) với mức bón phân hữu cơ giun quế là 15 tấn/ha.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, trên cùng một nền phân bón vô cơ khi bón lượng phân hữu cơ giun quế khác nhau thì tổng thời gian sinh trưởng ở các công thức khác nhau, dao động trong khoảng 131 -143 ngày. Công thức bón 15 tấn phân hữu cơ giun quế/ha (CT4) có tổng thời gian sinh trưởng cao hơn so với công thức không bón phân hữu cơ giun quế. Vì vậy, mức bón phân hữu cơ giun quế cho cây cà chua trồng trên đất phù sa sông Hồng có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của cây. Lượng bón phân hữu cơ giun quế có xu hướng tỷ lệ thuận với thời gian sinh trưởng của cây cà chua và giúp kéo dài thời gian cho thu hoạch của cây. Đây là cơ sở quan trọng giúp cây cà chua đạt năng suất cao.
4.2.2. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế đến chiều cao cây cà chua cà chua
Chiều cao cây là một đặc trưng của giống, sự phát triển chiều cao của cây cà chua là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây, nó phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Bên cạnh đó, phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của cây.
Hình 4.1 biểu diễn sự tăng trưởng chiều cao cây cà chua trong quá trình sinh trưởng dưới ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy, chiều cao của cây cà chua có xu hướng tăng dần từ 15 ngày sau trồng tới thời gian thu hoạch. Tại thời điểm cây chuẩn bị ra hoa (30 ngày sau trồng), chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm chênh lệch không rõ rệt. Tuy nhiên, từ giai đoạn 45 ngày sau trồng, chiều cao cây ở CT4 (bón 15 tấn phân hữu cơ giun quế) đạt cao nhất (79,2 cm), thấp nhất là công thức không bón phân hữu cơ giun quế (CT1), đạt 74,3 cm. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa việc bón 15 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ so với bón 5 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ
và 10 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ không lớn, đạt giá trị lần lượt là 2,2 và 1,0 cm. Xu hướng này đúng cho đến tận khi cây cho thu hoạch.
Hình 4.1. Diễn biến chiều cao cây cà chua theo thời gian
Ở thời điểm 90 ngày sau trồng, khi cây bước vào giai đoạn thu hoạch lần đầu, chiều cao cây cà chua vẫn cao nhất ở công thức bón 15 tấn (đạt 121,8 cm) và thấp nhất ở không bón phân hữu cơ giun quế (110,9 cm). Tuy nhiên, 90 ngày sau trồng cây chuẩn bị cho thu hoạch quả lần 1 nên chiều cao cây tăng lên không mạnh bằng các giai đoạn trước. Cây vừa phải nuôi quả vừa phát triển thân lá nên nhu cầu dinh dưỡng là rất lớn, đặc biệt là phải cân đối tỷ lệ NPK tránh việc bón quá nhiều N làm cho cây chỉ tập trung phát triển cành lá làm giảm chất lượng và năng suất quả cho thu hoạch.
Tại thời điểm 105- 120 ngày sau trồng, chiều cao của cà chua còn tăng nhưng rất chậm so với các thời điểm trước và dao động từ 115,9 - 126,6 cm. Do cây sắp kết thúc thu hoạch và bước vào thời kỳ già cỗi.
Như vậy, so sánh các công thức có lượng bón phân hữu cơ giun quế khác nhau trên cùng nền phân bón vô cơ nhận thấy: bón nhiều phân hữu cơ giun quế có ảnh hưởng rõ đến sự phát triển chiều cao của cây ở các giai đoạn theo dõi.
Tốc độ tăng chiều cao cây phản ánh tốc độ tăng trưởng qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Cây cà chua có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất ở giai đoạn từ 30-45 ngày sau trồng. Ở giai đoạn này, chiều cao cây tăng trưởng mạnh, dao động trong khoảng 158,08- 161,01%. Các công thức bón
phân hữu cơ giun quế (5,0 tấn/ha/vụ; 10,0 tấn/ha/vụ; 15,0 tấn/ha/vụ) có chiều cao cây tăng trưởng mạnh hơn không đáng kể so với công thức không bón. Các giai đoạn sau này, chiều cao cây tăng trưởng chậm. Đặc biệt ở giai đoạn từ 100 ngày sau bén rễ hỗi xanh đến kết thúc thu hoạch, cây cà chua gần như không tăng trưởng về chiều cao. Nguyên nhân là do giai đoạn này trùng với thời điểm cây cho thu hoạch, cây tập trung dinh dưỡng để nuôi quả, ra hoa.
Hình 4.2. Tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây theo giai đoạn
Như vậy, việc sử dụng phân hữu cơ giun quế ở các mức bón 5, 10, 15 tấn/ha/vụ giúp cây cà chua có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và chiều cao cây cuối cùng cao hơn so với công thức không bón phân. Kết quả này là phù hợp với công bố của Kashem et al. (2015), khi so sánh về ảnh hưởng của các mức bón phân giun được nuôi từ phân bò tới chiều cao cây cà chua.