Đơn vị: (cm) CTTN Ngày sau trồng 15 45 75 Kết thúc thu hoạch CT1 27,6 62,5 93,7 109,5 CT2 28,4 65,8 100,4 119,1 CT3 27,2 63,3 97,5 115,9 CT4 28,3 63,6 94,5 109,6 CT5 29,4 66,7 100,2 117,2 CT6 28,1 64,4 98,2 115,7 CT7 28,6 63,1 91,9 105,6 CT8 29,4 65,7 96,2 109,8 CT9 28,2 64,2 96,9 113,3
Theo dõi, đánh giá chiều cao cây cà chua là cơ sở khoa học cho việc thiết kế xây dựng dàn, từ chiều cao chung đến khoảng cách giữa các tầng trong dàn đỡ cây. Kết quả từ bảng số liệu cho thấy, chiều cao cây cà chua của các công thức thí nghiệm có các mức bón phân khác nhau là khác nhau. Sự khác biệt thể hiện rõ nhất ở thời điểm kết thúc thu hoạch và dao động trong khoảng 105,6 cm - 119,1 cm. Nhìn chung, các công thức có lượng phân N vô cơ cao giúp cây cà chua cao hơn so với các công thức bón ít N vô cơ. Trong cùng một mức bón phân N vô cơ, chiều cao cây cà chua có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với lượng phân hữu cơ giun quế được sử dụng.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thể hiện rõ nhất khả năng sinh trưởng của cây, từ đó phản ánh nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong giai đoạn đó. Khi cây được cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây sẽ mạnh hơn so với bón thiếu và không cân đối. Kết quả đánh giá tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cà chua trong thí nghiệm được trình bày ở hình 4.6.
Nhìn chung, các công thức thí nghiệm đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây cà chua mạnh nhất ở giai đoạn từ 15 - 45 ngày sau khi bén rễ hồi xanh, dao động trong khoảng 120,63% - 132,72%. Trong đó, CT2, CT3 (những công thức có hàm lượng N cao, bón nhiều phân hữu cơ giun quế) có tốc độ tăng trưởng cao nhất ở giai đoạn này. Đây cũng là thời điểm cây bắt đầu ra hoa, cây vừa sinh trưởng sinh dưỡng vừa chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Do vậy, cung cấp kịp thời, đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng quả sau này của cây cà chua.
Hình 4.6. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cà chua qua các giai đoạn theo dõi qua các giai đoạn theo dõi
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các giai đoạn tiếp theo có xu hướng giảm, đặc biệt là ở giai đoạn từ 75 ngày đến kết thúc thu hoạch. Ở giai đoạn này cây cà chua chủ yếu tập trung cho quá trình ra hoa, hình thành quả, nuôi quả, tích tụ hàm lượng chất khô và các hợp chất hữu cơ khác để nâng cao chất lượng quả. Do vậy, hiệu lực kéo dài và tác dụng của các chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ nói chung và trong phân hữu cơ giun quế nói riêng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng quả ở giai đoạn này của cây cà chua.
4.3.4. Ảnh hưởng của các mức thay thế phân đạm hóa học bằng phân hữu cơ giun quế đến năng suất của cây cà chua giun quế đến năng suất của cây cà chua
Năng suất của cây cà chua được kiểm soát bởi đặc trưng di truyền của giống và chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng cũng như kỹ thuật canh tác. Xử lý số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây cà chua bằng chương trình IRRISTAT 5.0 theo thí nghiệm 2 nhân tố chúng tôi thu được kết quả đánh giá ảnh hưởng trung bình của từng nhân tố và ảnh hưởng cộng hưởng của 2 nhân tố,cụ thể như sau:
4.3.4.1. Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm vô cơ đến năng suất cây cà chua