suất và năng suất cây cà chua chịu tác động chính từ các yếu tố thí nghiệm (các lượng phân hữu cơ giun quế, các mức bón phân đạm); không có sự khác biệt giữa các lần nhắc lại của các công thức còn thể hiện sự đồng nhất và chính xác trong quá trình triển khai thí nghiệm.
Kết quả phân tích tác động của các mức phân đạm tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cây cà chua được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các mức bón phân đạm vô cơ đến năng suất cây cà chua cây cà chua
Phân đạm vô cơ Số quả Khối lượng quả NSLT NSTT
(kg N/ha) (quả/cây) (g/quả) (tấn/ha) (tấn/ha)
120 15,67 c 75,46 b 29,18 c 22,72 c 140 17,48 b 80,02 a 34,40 b 28,25 b 160 20,00 a 84,91 a 43,44 a 34,75 a LSD0,05 1,36 6,35 3,94 3,18 CV% 7,7 7,9 7,1 10,3 F-Prob 0,000 0,021 0,000 0,000
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị có chữ cái giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95%
Kết quả trình bày ở bảng 4.9 cho thấy, số quả/cây tăng tỷ lệ thuận với lượng phân N và đạt giá trị cao nhất ở mức bón 160 kgN/ha (20,0 quả/cây). Số lượng quả ở các mức bón N thấp hơn (140 kgN/ha; 120 kgN/ha) đạt giá trị thấp hơn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Như vậy, lượng phân đạm vô cơ có ảnh hưởng rõ nét tới chỉ tiêu số lượng quả của cây cà chua, bón lượng phân đạm cao giúp cây cho thu hoạch nhiều quả hơn.
Khối lượng trung bình quả cà chua giữa hai mức bón 140 kgN/ha và 160 kgN/ha không có sự sai khác về mặt thống kê. Khối lượng trung bình quả chỉ giảm đi khi bón phân đạm vô cơ ở mức thấp hơn (120 kgN/ha). Sự sai khác về khối lượng trung bình quả giữa mức bón 120 N với các mức còn lại lớn hơn giá trị LSD0,05. Nhìn chung, khối lượng quả tăng tỷ lệ thuận với lượng phân đạm vô cơ khi bón cho cây cà chua trong điều kiện thí nghiệm.
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cây cà chua tăng tỷ lệ thuận với lượng phân đạm vô cơ được sử dụng. Kết quả xử lý thống kê ở mức tin cậy 95% cho thấy, mức bón 160 kgN/ha giúp cây cà chua đạt năng suất lý thuyết (43,44
tấn/ha); năng suất thực thu đạt (34,75 tấn/ha) cao hơn các mức bón còn lại (120 kgN/ha; 140 kgN/ha). Kết quả này là tương đồng với đánh giá của Kuo et al. (1998); Trần Khắc Thi (2011) về khả năng làm tăng năng suất khi sử dụng mức bón phân vô cơ cao đối với cây cà chua.
4.3.4.2. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế đến năng suất của cây cà chua
Khi xử lý kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng bình quân của các mức bón phân hữu cơ giun quế đối với các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu chỉ số CV% của các chỉ tiêu trong thí nghiệm dao động trong khoảng 7,1% - 10,3% chứng tỏ sự đồng đều cao của các cây theo dõi trong thí nghiệm và mức CV% này là phù hợp với thí nghiệm đồng ruộng. Kết quả về ảnh hưởng bình quân của các mức bón phân hữu cơ giun quế tới năng suất cây cà chu được thể hiện trong bảng 4.10.
Kết quả ở bảng trên cho thấy, sự khác biệt của các mức bón phân đạm vô cơ ở các chỉ tiêu theo dõi như: số quả, khối lượng quả, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu lớn hơn LSD0,05 và có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Các mức bón phân hữu cơ khác nhau cho số quả trên cây cà chua dao động trong khoảng 15,96 - 19,26 quả và khối lượng quả nằm trong khoảng 73,94 - 85,63 g. Các mức bón phân hữu cơ giun quế 10,95 tấn/ha, 11,90 tấn/ha không tạo ra sự sai khác có ý nghĩa thống kê về số quả trên cây và khối lượng quả. Tuy nhiên, hai mức bón này giúp cây cà chua có số quả/cây; khối lượng quả cao hơn so với mức bón 10 tấn/ha. Như vậy, sự khác biệt về khối lượng quả, số quả/cây chỉ có ý nghĩa thống kê khi so sánh mức bón phân hữu cơ giun quế thấp (10 tấn/ha) với 2 mức bón cao hơn (10,95 tấn/ha; 11,90 tấn/ha).
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các mức bón phân hữu cơ giun quế đến năng suất của cây cà chua
Phân hữu cơ giun quế Số lượng quả Khối lượng quả NSLT NSTT
(tấn/ha) (quả/cây) (g/quả) (tấn/ha) (tấn/ha)
10,00 15,96 b 73,94 b 30,40 c 23,78 c 10,95 17,93 a 80,81 a 36,00 b 29,0 b 11,90 19,26 a 85,63 a 40,61 a 32,95 a LSD0,05 1,36 6,35 3,94 3,18 CV% 7,7 7,9 7,1 10,3 F-Prob 0,000 0,021 0,000 0,000
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị có chữ cái giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.
Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cà chua ở các công thức tăng tỷ lệ thuận với việc tăng lượng bón phân hữu cơ giun quế. Mức bón 10,0 tấn phân hữu cơ giun quế/ha có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu thấp nhất, lần lượt đạt giá trị là 30,40 tấn/ha và 23,78 tấn/ha. Với giá trị LSD0,05 là 3,94 tấn/ha, mức bón 11,90 tấn phân hữu cơ giun quế giúp cây cà chua có năng suất lý thuyết (40,61 tấn/ha) cao hơn 2 mức bón còn lại. Tương tự, với LSD0,05 của năng suất thực thu là 3,18 tấn/ha, mức bón 11,90 tấn phân hữu cơ giun quế, cây cà chua có năng suất thực thu đạt 32,95 tấn/ha, cao hơn 2 mức bón còn lại. Nhìn chung, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cây cà chua chịu ảnh hưởng rõ nét bởi lượng phân hữu cơ giun quế được sử dụng trong thí nghiệm.
4.3.4.3. Tác động cộng hưởng của các mức phân đạm hóa học và các mức phân hữu cơ giun quế đến năng suất của cây cà chua
Để đánh giá khả năng thay thế phân đạm vô cơ bằng phân hữu cơ giun quế chúng tôi tiến hành đánh giá tác động tổng hợp của các mức bón khác nhau tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà chua. Kết quả sau khi xử lý thống kê 2 nhân tố (mức bón đạm vô cơ, mức bón phân hữu cơ giun quế) bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và thu được kết quả ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Tác động cộng hưởng của các mức phân đạm hóa học và các mức phân hữu cơ giun quế đến năng suất của cây cà chua
Phân đạm vô cơ
Phân hữu cơ
giun quế Số lượng quả Khối lượng quả NSLT NSTT
(kg N/ha) (tấn ha) (quả/cây) (g/quả) (tấn/ha) (tấn/ha)
160 10,0 18,00 bc 81,48 abc 37,14 bc 29,12 bc 160 10,95 20,11 a 85,08 ab 46,06 a 36,37 ab 160 11,90 21,89 a 88,16 a 47,11a 38,77 a 140 10,0 15,89 d 73,16 cd 27,51 de 23,72 de 140 10,95 17,89 bcd 81,39 abc 34,86 bc 28,58 bc 140 11,90 18,67 b 85,52 ab 40,81 ab 32,44 b 120 10,0 14,00 e 67,19 d 26,55 e 18,49 f 120 10,95 15,78 de 75,97 bcd 27,08 de 22,07 ef 120 11,90 17,22 cd 83,23 abc 33,90 cd 27,63 cd LSD0,05 2,36 11,00 6,83 4,79 CV% 7,7 7,9 7,1 10,3 F-Prob 0,0004 0,0047 0,0002 0,0001
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị có chữ cái giống nhau không khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 95%.
Kết quả xử lý thống kê về tác động cộng hưởng của 2 nhân tố chúng ta thu được chỉ số CV% của các chỉ tiêu trên dao động trong khoảng 7,1% - 10,3% là đảm bảo độ sai khác giữa các cây trong ô thí nghiệm và phù hợp với một thí nghiệm đồng ruộng.
Trong cùng một mức bón phân hữu cơ giung quế, việc giảm lượng phân đạm vô cơ gây ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê với chỉ tiêu số lượng quả/cây và khối lượng trung bình quả cây cà chua. Bón 160 kgN/ha/vụ giúp cây cà chua có nhiều quả hơn, khối lượng trung bình quả cao hơn so với 2 mức bón còn lại. Điều này cho thấy ảnh hưởng của phân đạm vô cơ là rất rõ nét tới số lượng quả và khối lượng trung bình quả của cây cà chua.
Tuy nhiên, trong cùng một mức bón phân đạm, khi tăng lượng phân hữu cơ giun quế từ 10,0 tấn lên 10,95 tấn và 11,90 tấn/ha/vụ không làm ảnh hưởng nhiều tới 2 chỉ tiêu trên của cây cà chua. Nguyên nhân có thể là do biên độ tăng mức bón phân hữu cơ giun quế trong điều kiện của thí nghiệm này chưa đủ để tạo ra sự khác nhau về số lượng quả cho thu hoạch và khối lượng trung bình quả của cây cà chua.
Năng suất lý thuyết của 2 công thức bón 160 kgN với 10,95 tấn và 11,90 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ đạt giá trị lần lượt là 46,06 tấn/ha và 47,11 tấn/ha là không khác nhau nhưng cao hơn các công thức khác trong thí nghiệm. Như vậy, việc tăng lượng phân giun quế ở mức bón phân đạm cao (160 kgN/ha/vụ) không gây ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về năng suất lý thuyết. Điều này có thể là do mức bón 160 kgN/ha/vụ đã cung cấp đủ nhu cầu đạm của cây cà chua, lượng đạm tăng lên do tăng lượng phân hữu cơ không tạo ra sự khác biệt. Mức bón phân đạm vô cơ thấp hơn 140 kgN/ha/vụ; 120 kgN/ha/vụ với mức bón 10,0 và 10,95 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ có năng suất lý thuyết thấp hơn công thức bón 160 kgN/ha và 10,0 tấn phân hữu cơ giun quế/vụ. Điều này phản ánh vai trò của phân đạm vô cơ là rất quan trọng trong canh tác cây cà chua.
Mức bón 160 kgN và 11,9 tấn phân hữu cơ giun quế /ha/vụ là mức bón phân giúp cây cà chua đạt năng suất thực thu (38,77 tấn/ha) cao hơn các mức bón khác trong điều kiện của thí nghiệm. Sự sai khác đó có ý nghĩa thống kê ở mức 95% vì độ chênh lệch về năng suất thực thu của công thức này so với các công thức khác lớn hơn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa thống kê (LSD0,05 = 4,79 tấn/ha). So với công thức bón 160 kgN và 10 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ, các công
thức bón giảm lượng phân đam (120 kgN; 140kgN), với mức bón 10,0 và 10,95 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ có năng suất thực thu thấp hơn. Cụ thể, công thức bón 120kgN với 10,0 và 10,95 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ cho năng suất thực thu thấp nhất, đạt giá trị lần lượt là 18,49 tấn/ha và 22,07 tấn/ha. Như vậy, khi giảm lượng bón phân đạm vô cơ (40 kgN/ha/vụ) làm ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cho năng suất của cây cà chua mà không thể bù đắp lại bằng 0,95 tấn phân phân hữu cơ giun quế/vụ.
Trong cùng một mức bón phân đạm vô cơ (120 kgN, 140 kgN hay 160 kgN) các chỉ tiêu về số lượng quả, khối lượng quả, năng suất lý thuyết của cây cà chua nhìn chung tăng tỷ lệ thuận với lượng bón phân hữu cơ giun quế được sử dụng. Điều đó chứng tỏ khi tăng các mức bón phân hữu cơ giun quế có tác dụng làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây cà chua. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Azarmi et al. (2008) khi cho rằng phân hữu cơ được ủ bằng giun giúp tăng năng suất cho cây cà chua. Nguyễn Thu Hà và cs. (2016) đã chỉ ra rằng, ủ phân hữu cơ với sự có mặt của trùn quế giúp sự chuyển hóa các hợp chất hữu cơ chứa N được thúc đẩy nhanh chóng, hàm lượng N tổng số và N thủy phân tăng lên rõ rệt. Đây có thể là lý giải cho hiệu quả của phân trùn quế trong vấn đề tăng năng suất cây trồng.
Khi so sánh cùng một mức bón phân hữu cơ giun quế, các công thức bón nhiều phân đạm vô cơ có xu hướng làm tăng số lượng quả trên cây, khối lượng trung bình quả và năng suất lý thuyết của cây cà chua.
Nhìn chung, trong toàn bộ thí nghiệm, các chỉ tiêu số quả trên cây, khối lượng trung bình quả, năng suất lý thuyết của cây cà chua cao nhất ở mức bón 160N kết hợp với 11,90 tấn phân hữu cơ giun quế (CT3) và công thức bón 160N kết hợp với 10,95 tấn phân hữu cơ giun quế (CT2). Các giá trị thu được ở hai công thức này không có sự khác biệt khi xử lý thống kê ở mức tin cậy 95%.
Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm có nhiều biến động và dao động trong khoảng 18,49 - 38,77 tấn/ha. Khi bón 10,95 tấn -11,90 tấn phân hữu cơ giun quế kết hợp với 2 mức bón phân đạm là 140 kg/ha và 160 kg/ha, năng suất thực thu của cây cà chua không có sự khác biệt về mặt thống kê. Năng suất thực thu chỉ khác biệt khi giảm lượng phân N vô cơ xuống còn 120 kg/ha.
Nhìn một cách tổng thể, các công thức bón phân đạm vô cơ và phân hữu cơ giun quế (160 kg/ha + 10 tấn/ha); (140 kgN/ha + 10,95 tấn/ha); (120 kgN/ha +
11,90 tấn/ha) giúp cây cà chua có năng suất thực thu cao tương đương nhau (sự sai khác về năng suất thực thu của các công thức nhỏ hơn LSD0,05 = 4,79 tấn/ha). Như vậy, trên nền 100 P2O5 và 135 K2O, tùy từng điều kiện cụ thể, có thể sử dụng phân hữu cơ giun quế thay thế tương ứng cho 20 kgN/ha hoặc 40 kgN/ha mà vẫn đảm bảo năng suất thực thu của cà chua không thay đổi.
4.3.5. Ảnh hưởng của các mức thay thế phân đạm hóa học bằng phân hữu cơ giun quế đến chất lượng quả của cây cà chua giun quế đến chất lượng quả của cây cà chua
Chất lượng và năng suất quả cà chua là yếu tố quyết định trực tiếp đến giá trị thương mại và thu nhập của người sản xuất. Do đó, bên cạnh năng suất cao thì chất lượng quả cũng là đối tượng được quan tâm hàng đầu.
Trong điều kiện của thí nghiệm chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu chất lượng quả như: hàm lượng Vitamin C, hàm lượng chất khô, hàm lượng đường tổng số và kết quả được thể hiện trong bảng 4.12.
Khả năng tích lũy chất khô của cây cà chua và sự vận chuyển chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về cơ quan sinh sản là cở sở tạo ra năng suất quả và chịu ảnh hưởng rất lớn từ khả năng quang hợp, hàm lượng diệp lục của cây trồng và dán tiếp chịu ảnh hưởng bởi lượng phân đạm cung cấp cho cây. Chính vì vậy mà khả năng tích lũy chất khô của cây cà chua càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Các công thức trong thí nghiệm có hàm lượng chất khô trong quả đạt giá trị dao động trong khoảng 4,55% và 5,05 %. Các công thức sử dụng mức bón đạm vô cơ cao và bón nhiều phân hữu cơ giun quế thường có hàm lượng chất khô cao. Hàm lượng đường trong quả cà chua biến động trong khoảng 3,9 - 5,2 mg/100g mẫu. Trên cùng mức bón phân đạm vô cơ, khi giảm dần lượng phân hữu cơ giun quế thì hàm lượng đường có xu hướng giảm theo và đạt giá trị thấp nhất (3,9 mg/100g mẫu) ở công thức chỉ bón 120 kgN/ha/vụ và 10 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ.
Hàm lượng Vitamin C trong quả cà chua ảnh hưởng lớn tới chất lượng quả và cung cấp một lượng vitamin C rất tốt cho con người khi sử dụng quả cà chua làm thực phẩm trong cuộc sống. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Vitamin C trong mẫu quả của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 13,92- 24,25 mg/100g mẫu. Có thể thấy, trên cùng một mức bón phân đạm vô cơ, cây cà chua được bón tăng thêm phân hữu cơ giun quế có hàm lượng vitamin C trong quả cao hơn so với các công thức có mức bón phân hữu cơ giun quế thấp.