Phương pháp ủ phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế phục vụ cho thí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 35 - 36)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Phương pháp ủ phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế phục vụ cho thí

thí nghiệm đồng ruộng

Để có phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế chúng tôi tiến hành quy trình làm và thu được kết quả như sau:

Đầu tiên, đánh nhuyễn phân bò tươi cho giun ăn hàng ngày. Sau 40-45 ngày thu hoạch lớp phân giun đã được giun ăn và thải ra nằm ở phía dưới của bể nuôi. Sau khi nuôi giun, mật độ E.coliSalmonella trong phân bò sau nuôi còn khá cao, lần lượt là 0,36*104 và 6,77 cfu/gram phân (Bảng 3.1); chưa đạt yêu cầu về phân hữu cơ quy định trong Nghị định 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý phân bón (E.coli < 1,1*103 cfu/gram; không phát hiện Salmonella). Do vậy, chúng tôi tiến hành ủ phân bò sau quá trình nuôi giun để tạo ra phân hưu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế và chúng tôi gọi là phân hữu cơ giun quế. Xử lý bằng chế phẩm vi sinh EM cho phân giun sau thu hoạch để tạo thành phân hữu cơ giun quế với tỷ lệ 1,5 lít chế phẩm EM cho 1 tấn phân sau khi nuôi giun.

Kết quả theo dõi diễn biến nhiệt độ ủ 1 tấn phân giun sau khi nuôi với chế phẩm EM theo thời gian được thể hiện ở hình 3.1.

Nhiệt độ trong đống ủ có xu hướng tăng nhanh trong khoảng 2 - 6 ngày sau khi ủ và đạt giá trị cao nhất (68,50C) ở ngày thứ 6. Nhiệt độ đống ủ ở mức trên 500C duy trì trong 6 ngày liên tục là điều kiện rất phù hợp để hạn chế và tiêu diệt E. coliSalmonella có trong phân, phù hợp với công bố của Feachem. R. G. et al.(1983) với nhiệt độ trên 450C có khả năng tiêu diệt E. coli, Salmonella.

Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu dinh dưỡng và mật độ vi sinh vật trong quá trình ủ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Diễn biến một số chỉ tiêu dinh dưỡng và mật độ vi sinh vật theo thời gian

Chỉ tiêu Mẫu pHKCl OC (%) N (%) P2O5 (hh) K2O (hh) E. coli (cfu/g) Salmonella (cfu/g)

Trước khi nuôi

giun 6,72 41,7 0,52 0,34 0,65 0,71*104 8,33

Trước khi ủ 6,08 33,0 2,25 0,55 0,83 0,36*104 6,77

15 ngày sau ủ 6,12 27,0 2,12 0,65 1,03 0,26*103 Không phát

hiện

30 ngày sau ủ 6,26 22,9 2,10 0,70 1,15 0,32*103 Không phát

hiện Theo NĐ

108/2017/NĐ-CP

≥5,0 ≥20 - - - ≤1,1*103 Không phát

hiện

Hàm lượng OC(%), N(%) trong phân ủ có xu hướng giảm theo thời gian. Nguyên nhân là do khi ủ với chế phẩm vi sinh vật, nhiệt độ đống ủ tăng cao và kéo dài liên tục dẫn đến hàm lượng N(%) giảm và tăng cường khả năng phân hủy cacbon. Bên cạnh đó, mật độ E.coliSalmonella giảm đi rất nhiều sau khi ủ 15 ngày. Chính nhiệt độ đống ủ cao, kéo dài liên tục đã góp phần hạn chế, tiêu diệt các vi sinh vật gây hại trên.Phân hữu cơ giun quế sau khi xử lý bằng chế phẩm vi sinh vật (EM) có các chỉ tiêu chất lượng như pHKCl; OC (%); mật độ vi sinh vật E. Coli, Salmonella đạt tiêu chuẩn phân hữu cơ được quy định trong phụ lục 5 của Nghị định 108/NĐ-CP về quản lý phân bón.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)