Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân hữu cơ giun quế thay thế một phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 69)

phân đạm vô cơ bón cho cây cà chua trên đất phù sa sông Hồng

Bên cạnh mục tiêu năng suất, chất lượng thì hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng của người sản xuất. Sử dụng phân bón hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao là mục đích hướng tới của các nhà sản xuất cà chua. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu quan trọng trong việc xác định khả năng thay thế phân đạm vô cơ của phân hữu cơ giun quế. Trong điều kiện của thí nghiệm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế như: tổng thu, tổng chi, lợi nhuận, VCRphc. Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. Hiệu quả kinh tế của các mức bón phân đạm vô cơ và phân hữu cơ giun quế trên cây cà chua

Phân đạm (kg/ha) Phân hữu cơ (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Tổng thu (triệu đồng) Tổng chi (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) VCRphc (lần) 160 10,00 29,12 232,96 124,99 107,07 2,97 160 10,95 36,37 290,96 128,95 162,01 4,12 160 11,90 38,77 310,16 133,55 176,61 4,17 140 10,00 23,72 189,76 120,30 69,46 1,94 140 10,95 28,58 228,64 124,14 104,50 2,69 140 11,90 32,44 259,52 127,62 131,90 3,15 120 10,00 18,49 147,92 109,78 38,14 1,08 120 10,95 22,07 176,56 123,22 53,34 1,39 120 11,90 27,63 221,04 126,34 94,70 2,28

Thu nhập hỗn hợp (gồm cả công lao động của gia đình) từ sản xuất cà chua của các công thức thí nghiệm dao động từ 147,92 - 310,16 triệu đồng. Chế độ bón phân đạm vô cơ cao (160 kgN/ha) và phân hữu cơ giun quế ở mức cao (10,95 - 11,9 tấn/ha) có thu nhập hỗn hợp cao nhất. Cùng một mức bón phân vô cơ, khi tăng lượng phân hữu cơ giun quế tuy có làm tăng chi phí trung gian nhưng tạo ra giá trị sản phẩm lớn hơn nên thu nhập hỗn hợp có tăng theo.

Hiệu quả đầu tư mua phân bón cho sản xuất (VCRphc) của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 1,08 - 4,17 lần. Các công thức CT4, CT7, CT8 có tỷ suất lợi nhuận/chi phí bón phân nhỏ hơn 2,5 thấp hơn các công thức còn lại. Theo FAO, trong sản xuất nông nghiệp tỷ lệ lãi trên chi phí mua phân bón (VCRphc) đạt > 2,5 được xem là chấp nhận được (theo Nguyễn Như Hà và Nguyễn Văn Bộ, 2013). Mức bón phân đạm cao (140 kg/ha, 160 kg/ha) kết hợp với các mức bón phân hữu cơ giun quế (10,95 tấn/ha, 11,90 tấn/ha) giúp cho người trồng có lợi nhuận và tỷ lệ lãi trên chi phí mua phân bón (VCRphc) cao hơn các mức bón còn lại.

Nhìn chung, trên nền 100 P2O5 và 135 K2O, khi bón 140 kgN/ha kết hợp với 10,95 hay 11,90 tấn phân hữu cơ giun quế người trồng vẫn có chỉ số VCRphc

ở mức cao, (đạt giá trị lần lượt là 2,69 lần và 3,15 lần) lợi nhuận cao tương đương khi bón 160 kgN/ha/vụ với 10 tấn phân hữu cơ giun quế. Với mức bón đạm thấp hơn (120 kgN/ha/vụ) kết hợp 11,90 tấn phân hữu cơ, người trồng thu được hiệu quả kinh tế ở mức chấp nhận được trong sản xuất nông nghiệp nhưng nhìn chung cả lợi nhuận (94,70 triệu) và chỉ số VCRphc (đạt 2,28 lần) đều giảm.

Trong điều kiện tiến hành thí nghiệm với giống cà chua VT3 trồng trên đất phù sa sông Hồng, trên nền phân khoáng 100 P2O5 và 135 K2O, các công thức CT1, CT5, CT9 cho năng suất thực thu tương đương nhau, nhưng lợi nhuận và tỷ lệ lãi trên chi phí cho phân bón lại thay đổi. Thay thế 20 kgN bằng lượng phân hữu cơ giun quế tương ứng (CT5: 140N + 10,95 tấn phân hữu cơ giun quế) sẽ cho lợi nhuận cao tương đương với bón phân 160N và 10 tấn phân hữu cơ giun quế (CT1), tỷ lệ lãi trên chi phí phân bón có giảm nhưng vẫn đảm bảo > 2,5 lần theo khuyến cáo của FAO. Nếu thay thế 40 kgN bằng lượng phân hữu cơ trùn quế tương ứng (CT9), mặc dù năng suất thực thu không bị ảnh hưởng nhưng lợi nhuận và chỉ số VCRphc đều giảm do chi phí tăng lên.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Các mức bón 5, 10 và 15 tấn phân hữu cơ giun quế giúp chiều cao cây và một số chỉ tiêu chất lượng quả cà chua cao hơn so với công thức đối chứng không sử dụng. Trên nền 160 kgN, 100 kgP2O5, 135 kgK2O, bón 10 tấn phân hữu cơ giun quế giúp cây cà chua đạt năng suất thực thu cao 35,42 tấn/ha; hiệu suất sử dụng phân bón cao (1,20 kg quả/kg phân); thu nhập thuần do sử dụng phân bón đạt 215,895 triệu/ha và tỷ lệ lãi trên chi phí mua phân bón là 2,56 lần, cao hơn các mức bón phân khác.

2. Năng suất lý thuyết của 2 công thức bón 160 kgN với 10,95 tấn và 11,90 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ đạt giá trị lần lượt là 46,06 tấn/ha và 47,11 tấn/ha là khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở mức 95% nhưng cao hơn các công thức khác trong thí nghiệm. Tuy nhiên, mức bón 160 kgN và 11,9 tấn phân hữu cơ giun quế /ha/vụ giúp cây cà chua đạt năng suất thực thu cao nhất (38,77 tấn/ha). Mức bón phân đạm vô cơ thấp hơn (120 kgN/ha/vụ) với mức bón 10,0 tấn và 10,95 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ có năng suất thực thu đạt giá trị lần lượt là 18,49 tấn/ha và 22,07 tấn/ha thấp hơn các công thức khác trong cùng điều kiện thí nghiệm.

3. Các công thức bón phân đạm vô cơ và phân hữu cơ giun quế: (160 kgN/ha + 10 tấn/ha); (140 kgN/ha + 10,95 tấn/ha) (thay thế 20 kgN bằng lượng phân giun quế tương ứng) và (120 kgN/ha + 11,90 tấn/ha) (thay thế 40kgN bằng lượng phân giun quế tương ứng) không tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của cây cà chua. Lợi nhuận và chỉ số VCRphc của công thức CT5 (thay thế 20kgN) đạt lần lượt 104,5 triêu/ha và 2,69 lần, cao hơn nhiều so với CT9 (thay thế 40 kgN) (94,7 triệu và 2,28 lần), đồng thời không giảm đáng kể so với việc bón toàn bộ phân N vô cơ (CT1) (107 triệu và 2,97 lần). Như vậy, trên nền 100P2O5, 135K2O, với lượng bón khuyến cáo 160N và 10 tấn phân hữu cơ giun quế, trong điều kiện cho phép, có thế thực hiện thay thế 20 kgN/ha bằng lượng phân hữu cơ giun quế tương ứng mà không gây ra sự sai khác về năng suất thực thu và vẫn đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trong sử dụng phân bón cao người trồng trọt.

5.2. KIẾN NGHỊ

1. Trong điều kiện của thí nghiệm, trên đất phù sa sông Hồng, với giống cà chua VT3, lượng bón 10 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ giúp cây đạt năng suất thực thu, các chỉ tiêu chất lượng quả và hiệu quả kinh tế cao. Có khả năng thay thế 20 kgN/ha/vụ, 40 kgN/ha/vụ bằng 0,95 - 1,90 tấn phân hữu cơ giun quế/ha/vụ với cây cà mà không gây ra sự sai khác có ý nghĩa thống kê về năng suất thực thu, hiệu quả kinh tế đạt giá trị cao.

2. Để có công bố cụ thể hơn cho các loại đất khác và với các giống cây trồng khác nhau về hiệu quả của phân hữu cơ giun quế, chúng ta nên tiến hành thêm các thí nghiệm khác trên từng loại đất, với từng đối tượng cây trồng khác nhau.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

1. Bài viết được duyệt đăng ngày 02/10/2018 trên Tạp chí Nông nghiệp và PTNT - Bộ Nông nghiệp và PTNT, số 22, kỳ 2 tháng 11 năm 2018 với nội dung:

Bıện pháp nâng cao chất lượng và xác định lượng phân hữu cơ gıun quế thích hợp cho cây cà chua trên đất phù sa sông hồng

Technıcal measures for qualıty ımprovement and determınatıon of suıtable amount of earthworms compost for tomato plant on the red rıver fluvıols

Trần Đức Nhàn1*, Nguyễn Văn Thao2, Nguyễn Thu Hà2, Đỗ Nguyên Hải3 1 Chi cục quản lý chất lượng Nông Lâm Thủy sản Hưng Yên

2 Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

3 Trung tâm Tư vấn khoa học công nghệ Tài nguyên Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Email 1*: tranducnhanbvtvhy@gmail.com

ABSTRACT

The study was carried out to practice technical measures to improve quality of earthworms compost and determine suitable amount of this fertilizer for tomato on Red river Fluvisols. The EM bioproduct was used together with earthworms compost in composting process at the rate of 1.5 liter per 1 ton. After composting process, the earthworms compost was used to apply for tomato at differnt levels (0, 5, 10 and 15 tons per hectare) in combination with 160 kg N, 100 kg P2O5, 135 kg K2O/ha. The study results show that, after 30 days of composting process, in earthworms compost, the amounts of total N, effective phosphorus and potasium are 2.10%, 0.70% and 0.83%,

respectively. The C/N ratio is 10.9 and the numbers of Salmonella, E.coli are lower than

the standard of Vietnamses Goverment. At all the plots with different amounts of earthworms compost application, the high of tomato plant is increased with the increase of amount of earthworms compost. Based on the same background of mineral fertilizers, application of 10 tons of earthworms compost helps to reach 35.42 tons of tomato per hectare, high fertilizer efficiency (1.2 kg of tomato fruit per 1 kg of

earthworms compost), net income (215.895 million VN dongs per heatare) and VCRpb

value (2.56) are higher than those of other levels application.

Key words: Perionyx excavatus - Earthworms, Compost, Tomato plant, Red

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu thử nghiệm biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng phân giun quế và xác định lượng phân giun thích hợp bón cho cây cà chua. Chế phẩm EM được sử dụng để ủ với phân giun quế theo tỷ lệ 1,5 lít/tấn. Phân hữu cơ giun quế sau ủ được sử dụng bón cho cây cà chua ở các mức khác nhau (0, 5, 10

và 15 tấn/ha) trên nền 160N, 100 P2O5, 135 K2O/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau

30 ngày ủ với chế phẩm EM, phân hữu cơ giun quế có hàm lượng N(%) đạt 2,10%; lân và kali hữu hiệu đạt lần lượt 0,7% và 0,83%, tỷ lệ C/N đạt 10,9, mật độ vi sinh vật

Salmonella, E.coli dưới ngưỡng quy định trong Nghị định 108 về Quản lý phân bón của chính phủ Việt Nam. Chiều cao cây cà chua ở các công thức có bón phân hữu cơ tỷ lệ thuận với lượng phân bón. Trên cùng một nền bón phân vô cơ, mức bón 10 tấn phân hữu cơ giun quế giúp cây cà chua đạt năng suất thực thu cao 35,42 tấn/ha; hiệu suất sử dụng phân bón cao (1,2 kg quả/kg phân); thu nhập thuần (215,895 triệu đồng/ha) và chỉ

số VCRpb (2,56 lần) cao hơn các mức bón phân khác.

Từ khóa: Giun quế, phân hữu cơ, cây cà chua, đất phù sa sông Hồng 1. MỞ ĐẦU

Trong một vài năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển với tốc độ rất cao và đi kèm theo đó là lượng chất thải rắn khổng lồ có xu hướng tăng dần 77,3 triệu tấn (năm 2014); 84,8 triệu tấn (năm 2015); 88,1 triệu tấn (năm 2016) [Nguyễn Thế Hinh, 2017]. Bên cạnh đó, số hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chiếm 53%; còn khoảng 47% số hộ chưa áp dụng trong tổng số trong tổng số 3,5 triệu hộ có chuồng trại chăn nuôi, phần còn lại đang gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Nuôi giun quế để xử lý phế thải chăn nuôi là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Theo Sujit A. (2012) phân giun có axit humic, IAA (Indol Axetic Axit) kích thích sự phát triển của cây trồng. Phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao; có nhiều vi sinh vật có lợi giúp cây trồng phát triển tốt hơn (Bejbaruah et al, 2013). Tuy nhiên việc sử dụng phân giun quế trong sản xuất nông nghiệp an toàn hiện nay khá khiêm tốn do thiếu những nghiên cứu cơ bản và vấn đề nguồn cung cấp cũng như giá thành cao của phân thành phẩm. Trước những yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng và xác định lượng phân giun quế hợp lý cho cây cà chua và khả năng đưa phân giun quế vào sản xuất nông nghiệp an toàn.

2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu

Thí nghiệm tiến hành trên các đối tượng nghiên cứu sau:

+ Phân hữu cơ giun quế: sản phẩm của quá trình xử lý phân bò bằng giun quế và chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM - Effective Microorganism).

+ Giống cà chua VT3 do Viện cây lương thực và cây thực phẩm nghiên cứu và được công nhận theo Quyết định số 691/QĐ-BNN-TT.

+ Đất phù sa sông Hồng.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Xử lý phân bò thành phân hữu cơ giun quế

- Đánh nhuyễn phân bò tươi cho giun ăn hàng ngày. Sau 40-45 ngày thu hoạch lớp phân giun đã được giun ăn và thải ra nằm ở phía dưới của bể nuôi. Xử lý bằng chế phẩm vi sinh EM cho phân giun sau thu hoạch để tạo thành phân hữu cơ giun quế với tỷ lệ 1,5 lít chế phẩm EM cho 1 tấn phân sau khi nuôi giun.

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Diễn biến nhiệt độ trong quá trình nuôi giun

Theo dõi nhiệt độ giữa bể nuôi định kỳ 7 ngày một lần tính từ khi bắt đầu cho giun ăn tới khi thu hoạch.

- Diễn biến nhiệt độ trong đống ủ khi xử lý phân giun bằng chế phẩm vi sinh. Theo dõi nhiệt độ giữa đống ủ, định kỳ 1 lần/ngày trong 10 ngày đầu tiên. Sau đó theo dõi nhiệt độ định kỳ 7 ngày/lần.

- Diễn biến một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong quá trình xử lý.

Đánh giá một số chỉ tiêu dinh dưỡng như pHH2O, OC(%), N (%), P2O5(hh), K2O(hh), mật độ vi sinh vật (E. coli; Salmonella) trong phân hữu cơ giun quế tại một số thời điểm như: trước khi nuôi giun; thu hoạch phân giun; sau khi ủ 15 ngày; 30 ngày.

2.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ giun quế cho cây cà chua.

a. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí trên đất phù sa trong đê tại khu thí nghiệm Bộ môn Nông hóa, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia lâm, Hà Nội; bao gồm

4 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2. Các công thức được bố

trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD).

Bảng 1. Nội dung công thức thí nghiệm 1

Công thức Phân bón (1 ha)

CT1 (Đ/C) N 160 kg ; P2O5 100 kg ; K2O 135 kg (Nền)

CT2 05 tấn phân hữu cơ giun quế + nền

CT3 10 tấn phân hữu cơ giun quế + nền

Theo Nguyễn Như Hà (2006); Tạ Thu Cúc (2007); Trần Khắc Thi (2011) lượng phân đạm, lân và kali dùng cho cây cà chua trên 1 ha là: N:160 kg; P2O5: 100 kg;

K2O:135 kg và dùng làm nền phân bón cho các công thức thí nghiệm.

Phương pháp bón phân cho cây cà chua như sau (bảng 2):

Bảng 2. Phương pháp bón phân cho cây cà chua trong thí nghiệm Loại phân Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 PCH giun quế 100 N 20 10 20 30 20 P2O5 100 - - - - K2O 30 - 20 30 20

Thời gian bón Khi làm đất

Giai đoạn bén rễ hồi xanh Giai đoạn xuất hiện hoa đầu Giai đoạn ra

quả rộ Sau thu quả đợt 1 b. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây cà chua theo QCVN 01-63:2011/BNNPTNT như sau:

- Chiều cao cây: Đo chiều cao cây từ cổ rễ sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng. Theo dõi tất cả các cây đã đánh dấu trong một ô. Theo dõi định kỳ 15 ngày 1 lần tính từ khi cây bén rễ hồi xanh tới kết thúc thu hoạch.

Theo dõi 5 cây trồng đã đánh dấu trong ô thí nghiệm theo đường chéo với các chỉ tiêu sau:

- Số quả cho thu hoạch/cây: Đếm tổng số quả cho thu hoạch trên từng cây theo dõi.

- Khối lượng trung bình quả: Xác định khối lượng trung bình quả ở 3 giai đoạn:

giai đoạn đầu cho thu hoạch; giai đoạn thu hoạch rộ; giai đoạn cuối thu hoạch. Ở mỗi giai đoạn tiến hành cân khối lượng quả thu hoạch trên từng cây theo dõi sau đó lấy giá trị trung bình của ô thí nghiệm.

- Năng suất cá thể (kg/cây): là khối lượng quả trung bình của một cây theo dõi

trên từng công thức ở từng lần nhắc lại, trong toàn bộ thời gian thu hoạch.

- Năng suất thực thu (tấn quả/ha): là khối lượng quả thực tế cho thu hoạch trên từng công thức ở từng lần nhắc lại, trong toàn bộ thời gian thu hoạch.

* Hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón + Lợi nhuận (Pr) = GO - TC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 69)