Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 36 - 40)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.2. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

3.5.1.1. Thí nghiệm 1. Xác định lượng phân hữu cơ giun quế thích hợp bón cho cây cà chua nhằm đạt năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao

Thí nghiệm bố trí tại xã Phù Đổng, huyện Gia lâm, Hà Nội, bao gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2. Các công thức

được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định lượng phân hữu cơ giun quế thích hợp cho cây cà chua

Bảo vệ Bảo vệ CT 3. NL1 CT 1. NL1 CT 4. NL1 CT 2. NL1 Bảo vệ CT 2. NL2 CT 3. NL2 CT 1. NL2 CT 4. NL2 CT 1. NL3 CT 4. NL3 CT 2. NL3 CT 3. NL3 Bảo vệ

Lượng phân đạm, phân lân và phân kali dùng cho cây cà chua là: N 160kg/ha; P2O5 100 kg/ha ; K2O 135kg/ha và được dùng làm nền phân bón cho các công thức thí nghiệm.

Các công thức: CT1. NL1, CT1. NL2, CT1. NL3 và CT1. NL4 không bón phân giun quế và bón phân với nền bón là: 160 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O /ha.

Các công thức CT2. NL1, CT2. NL2, CT2. NL3 và CT2. NL4 bón 5 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và nền bón: 160 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O /ha.

Các công thức: CT3. NL1, CT3. NL2, CT3.NL3 và CT3.NL4 bón 10 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và nền bón: 160 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O /ha.

Các công thức: CT4. NL1, CT4. NL2, CT4. NL3 và CT4. NL4 bón 15 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và nền bón: 160 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O /ha.

Bảng 3.2. Nội dung công thức thí nghiệm 1

Công thức Phân bón (1 ha)

CT1 160kg N; 100 kg P2O5; 135kg K2O (Nền) CT2 05 tấn phân hữu cơ giun quế + nền CT3 10 tấn phân hữu cơ giun quế + nền CT4 15 tấn phân hữu cơ giun quế + nền

3.5.1.2. Thí nghiệm 2. Xác định khả năng sử dụng phân hữu cơ giun quế thay thế một phần phân N hóa học trong sản xuất cà chua

Thí nghiệm bố trí tại khu thí nghiệp Bộ môn Nông hóa, khoa Quản lý đất đai, huyện Gia lâm, Hà Nội, bao gồm 9 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2. Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:

Sơ đồ bố trí thí nghiệm Xác định mức bón phân bón thích hợp khi tăng lượng bón phân hữu cơ giun quế ở các mức bón Đạm vô cơ khác nhau

Bảo về Bảo vệ CT 3.1 CT 8.1 CT 1.1 CT 5.1 CT 9.1 CT 6.1 CT 2.1 CT 4.1 CT 7.1 Bảo vệ CT 9.2 CT 7.2 CT 2.2 CT 4.2 CT 1.2 CT 3.2 CT 8.2 CT 6.2 CT 5.2 CT 5.3 CT 4.3 CT 7.3 CT 1.3 CT 8.3 CT 6.3 CT 9.3 CT 3.3 CT 2.3 Bảo vệ

Các Công thức: CT 1.1, CT 1.2, CT 1.3 bón với lượng 10 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và lượng bón phân vô cơ: 160 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O/ha.

Các Công thức: CT 2.1, CT 2.2, CT 2.3 bón với lượng 10,95 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và lượng bón phân vô cơ: 160 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O/ha. Các Công thức: CT 3.1, CT 3.2, CT 3.3 bón với lượng 11,90 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và lượng bón phân vô cơ: 160 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O/ha. Các Công thức: CT 4.1, CT 4.2, CT 4.3 bón với lượng 10 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và lượng bón phân vô cơ: 140 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O/ha.

Các Công thức: CT 5.1, CT 5.2, CT 5.3 bón với lượng 10,95 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và lượng bón phân vô cơ: 140 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O/ha. Các Công thức: CT 6.1, CT 6.2, CT 6.3 bón với lượng 11,90 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và lượng bón phân vô cơ: 140 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O/ha. Các Công thức: CT 7.1, CT 7.2, CT 7.3 bón với lượng 10 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và lượng bón phân vô cơ: 120 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O/ha.

Các Công thức: CT 8.1, CT 8.2, CT 8.3 bón với lượng 10,95 tấn/ha phân hữu cơ giun quế và lượng bón phân vô cơ: 120 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O/ha. Các Công thức: CT 9.1, CT 9.2, CT 9.3 bón với lượng 10,95 tấn/ha phân hữu

cơ giun quế và lượng bón phân vô cơ: 120 kg N/ha; 100 kg P2O5/ha; 135 kg K2O/ha.

* Các mức phân bón trong thí nghiệm

+ Nền phân khoáng của thí nghiệm 1 tiếp tục được dùng làm nền phân bón cho các công thức thí nghiệm ở thí nghiệm 2. Tuy nhiên lượng phân N trong thí nghiệm 2 có thay đổi do sử dụng phân giun quế thay thế cho một phần phân đạm hóa học. Lượng phân đạm dùng trong thí nghiệm là 160 KgN; 140 KgN; 120 KgN.

+ Lượng phân hữu cơ từ giun quế sau thí nghiệm 1 được xác định là phù hợp với cây cà chua là 10 tấn/ha. Lượng phân hữu cơ này sẽ tăng lên tương ứng với lượng phân đạm vô cơ giảm đi (20; 40 kgN/ha). Hàm lượng phân hữu cơ giun quế tương ứng với 20 kgN/ha; 40 kgN/ha lần lượt là 0,95 tấn/ha và 1,90 tấn/ha.

Bảng 3.3. Nội dung công thức thí nghiệm 2

CTTN Nền

(kg/ha)

Phân hữu cơ giun quế (tấn/ha) N (kg/ha) CT1 100 kg P2O5 + 135 kg K2O 10,0 160 CT2 10,95 160 CT3 11,90 160 CT4 10,0 140 CT5 10,95 140 CT6 11,90 140 CT7 10,0 120 CT8 10,95 120 CT9 11,90 120

Theo Trần Khắc Thi (2011), phương pháp bón phân cho cây cà chua ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 như sau:

Bảng 3.4. Phương pháp bón phân cho cây cà chua trong thí nghiệm Loại phân Bón lót Loại phân Bón lót (%) Bón thúc (%) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 N 20 10 20 30 20 P2O5 100 - - - - K2O 30 - 20 30 20

Thời gian bón Khi

làm đất

Giai đoạn bén rễ hồi xanh

Giai đoạn xuất hiện hoa đầu

Giai đoạn ra quả rộ

Sau thu quả đợt 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ từ vật liệu sau nuôi giun quế đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua tại gia lâm hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)