Một số biểu tượng văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 70 - 78)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Biểu tƣợng văn hóa

3.1.2. Một số biểu tượng văn hóa trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

3.1.2.1. Biểu tượng dòng sông

Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, hình tượng dòng sông luôn trở đi trở lại như một ám ảnh nghệ thuật, nguồn cảm hứng bất tận thể hiện tư tưởng và phong cách sáng tác của nhà văn. Tác phẩm của chị thường tái hiện những nỗi u hoài trầm lặng; sự nhẫn nại, cam phận trong tâm hồn chân thật của người dân quê miền Nam Bộ. Nơi ấy, cuộc sống của hầu hết con người dường như cứ lênh đênh, gắn bó với dòng sông, con kinh, con rạch; bám với chiếc ghe, con nước vơi đầy. Giọng văn và không gian sông nước của Nguyễn Ngọc Tư như một truyền thống nối tiếp từ Bình Nguyên Lộc, truyền qua Sơn Nam, đến chị là thế hệ thứ ba, tuy đã bớt đậm đặc đi, nhưng vẫn đem lại cho người đọc, nhất là người đọc ở những vùng miền khác những cảm xúc mới.

Thật vậy, theo dõi sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta thấy, không gian trong tác phẩm của chị “sông bốn phía, nước tứ bề”. Quả chỗ nào cũng

đọng nước, ngó chỗ nào cũng thấy sông. Nước là nền, sông là dòng cho ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư triền miên tuôn chảy, cuốn theo những chữ nghĩa

đầy ắp tình người như phù sa lợn cợn. Sinh ra ở Hậu Giang, gắn bó với đất Cà Mau, dứt sông là dứt hơi thở, cạn nước là cạn máu huyết. Là mất hết cái lẽ sống còn”[30]. Nhữngdòng sông dập dềnh sóng nước đã trở thành hình

tượng nghệ thuật, là không gian gợi thương, gợi nhớ của các nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Trong Dòng nhớ, hình ảnh dòng sông là biểu

tượng nghệ thuật đầy sức gợi. Là dòng sông – dòng đời – dòng lưu lạc – dòng tâm trạng – dòng nhớ... "Biểu tượng sông hay dòng nước chảy đồng thời là

biểu tượng của khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển, của sự phong nhiêu, của cái chết và sự đổi mới. Dòng chảy là dòng của sự sống và cái chết” [60, tr 829]. Trong Dòng nhớ, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ gặp gỡ với biểu tượng sông trong đời sống nhân loại ở ý nghĩa dòng đời mà còn sáng tạo thêm một ý nghĩa khác, đó là dòng tâm trạng nhớ, là nỗi nhớ chảy thành sông. Không chỉ là nỗi nhớ của một người mà là nỗi nhớ hợp lại của những con người trong truyện, tạo nên một dòng nhớ chảy suốt trong truyện: “ba tôi” nhớ “dì”, “ba tôi” nhớ “nội”, “mẹ tôi” nhớ “ba tôi”, “dì” nhớ “ba tôi”, “dì” nhớ “chị tôi”, “mẹ tôi” nhớ “dì”. Dòng sông đêm đêm cũng như ngày không ngủ, giống như dòng nhớ không bao giờ nguôi ngoai trong lòng con người:

“Đêm đêm cả nhà đi ngủ, ba tôi ngồi hút thuốc trên bộ vạt kê trước nhà, chống rèm lên, ngó ra sông... đêm này sang đêm khác, kiểu ngồi không đổi… Ban đêm, con sông trước nhà tôi không ngủ, nó thức theo những chiếc tàu rầm rì chảy qua, theo tiếng mái chèo quẫy chách rất đều”, … “Ba tôi là người của sông... ông nhớ sông.” [49, tr 128].

Dòng sông đã thực sự gắn bó đến thân thiết, thành linh hồn, thành máu thịt với con người Nam Bộ. Những dòng sông thành Dòng nhớ là những không gian của nỗi nhớ, niềm thương, khi vui khi buồn, khi hoang hoải đợi chờ... các nhân vật đều hướng ra sông. Và rồi Dòng nhớ biến thành nỗi nhớ mong khắc khoải mà Nguyễn Ngọc tư đã gọi thành tên Nhớ sông. Mà không nhớ sao được khi cả gia đình họ, cả cuộc đời ba, cuộc đời của má, của Giang

và Thủy đều gắn bó với sông nước. Đến nỗi “Bây giờ hỏi lại, Giang nói không có con sông nào không biết. Xuôi dòng, ngược dòng, con nước kém, con nước rong... không ai nói với ai nhưng cả nhà Giang đều nghĩ, chắc là sống như vậy hoài, như vầy mãi thôi” [49, tr 119]. Hơn nữa, Giang, Thủy tự cái tên của nhân vật cũng có nghĩa là sông. Cái tên như một định mệnh trói buộc hai chị em vào sông nước tự đời nào. Vậy nên đến tận khi Giang lên bờ lấy chồng rồi cô cũng không sao thể quên được sông nước, càng không thể dứt tình với nó: “Ghé Đập Sập, Giang đòi ông Chín ở lại một đêm, cho Giang

xuống ghe ngủ với con Thủy, Giang than nức nở: “Trời ơi con nhớ ghe quá trời đất đi”.Thuấn, chồng Giang than thở với bố vợ: “Thường thì cơm nước, quét dọn xong, để hở ra giờ nào Giang lấy xuồng chèo đi giờ ấy... Nó chèo khơi khơi vậy...” [49, tr 123]. Nhớ sông hay nghiền sông, nghiền nước, nghiền

bơi, nghiền chèo, nghiền ghe, nghiền con sóng... Có lẽ với Giang, sông nước là tất cả, máu thịt, tâm hồn và cả sự sống, hơi thở của cô.

Đến với tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư, Sông chúng ta vẫn bắt gặp không gian sông nước quen thuộc trong những sáng tác của chị, trong đó trung tâm là hình tượng dòng sông. Một dòng sông chảy qua những ghềnh thác, bãi bồi phù sa để chứng kiến bao thân phận con người, những biến động của thời cuộc bị xói mòn bởi những phù phiếm, giả trá và mang trong đó cả những nỗi đâu của biết bao thân phận nổi chìm.Việc cho nhân vật Ân ra đi men theo dòng sông, song song với những thước phim trong tâm thức Ân ngược về quá khứ, Nguyễn Ngọc Tư đã tái hiện những thước phim bên ngoài khi ngược dòng sông Di. Đó là những mảnh đời, những kiếp sống, đời người, đời sông, đời của những khúc sông, đời của những huyền kì dọc con sông dài dặc... Như thế từng chương, từng chương của Sông hiện lên như những truyện ngắn tưởng như mảng miếng, tưởng như rời rạc, chắp vá mà lại thể hiện sâu sắc, thấu đáo nhất sự tồn tại và tìm kiếm bản thể của con người trong cuộc đời với những khúc quanh lắt léo vô tận... Không có gì là đứng yên, chắc chắn,

tuyệt đối, không có gì là cái tồn tại tối hậu. Chỉ có sự chảy trôi, biến dịch, chỉ có dòng chảy vận hành theo lẽ tự nhiên mà bởi cưỡng lại nó mà sinh ra những bi kịch. Sự báo thù của tự nhiên là tàn khốc. Những dòng sông bị lấp nhưng dòng chảy vẫn miệt mài ở dưới tầng sâu dần bào mòn lòng đất, cho đến một thời điểm nào đó bật dậy thành những cuộc lở sông kinh hoàng. Tự nhiên là thế. Và bản chất con người cũng vậy. Sự vặn xoắn trong tâm thức con người đi ngược với bản chất tự nhiên, chối bỏ nó, hoặc che đậy nó, để có thể sống yên ổn trong cái gọi là xã hội con người đều là cội nguồn bi kịch. Đó là điều Sông muốn nói: Một hiện hữu - trôi: nhà trôi, rừng trôi, miếu thờ trôi, "chúng ta đang trôi". Dòng sông Di trở thành nơi bấu víu cho những kẻ không còn hi vọng gì ở chính mình. Nhưng chính sông Di cũng mang trong mình những vết thương. Vết thương của sông Di cũng là vết thương của những kiếp người nhỏ bé sống bám dọc con sông ấy. Soi vào dòng tự sự của Ân suốt cuộc hành trình là cuộc sống của những con người ven sông, mang hình bóng của những con người Nam Bộ vốn bao đời sống dựa vào sông. Nghèo khổ, tăm tối, hận thù, yêu đương, phản bội, đĩ điếm, chết chóc… Đó là thân phận những con người nhỏ bé sống bám lay lắt vào sông, vô tình làm tổn thương sông và phải hứng chịu những trả thù tàn khốc của sông.

3.1.2.2. Biểu tượng cánh đồng

Dân tộc Việt Nam từ bao đời nay vốn gắn liền với nền văn minh lúa nước. Vì vậy, đời sống của con người Việt Nam nói chung, của đồng bào Nam Bộ nói riêng gắn liền với cánh đồng. Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, hình tượng cánh đồng cũng trải dài, xuyên suốt tạo nên những hiệu quả nghệ thuật có giá trị, thể hiện đậm đặc chất văn hóa của vùng đất Nam Bộ.

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta dễ dàng nhận thấy cánh đồng được biểu hiện như không gian sinh hoạt, văn hóa chủ yếu của người dân Nam Bộ. Ở đây, nó đã trở thành hình tượng nghệ thuật, là biểu tượng của cuộc đời du mục, lưu lạc và in dấu lên mình nhiều số phận con

người. Đó là “một cuộc đời lang bạt. Một cuộc sống trên đồng khơi” của người đàn ông trong Cái nhìnkhắc khoải. Đó là cuộc sống lênh đênh trong

Biển người mênh mông“Ông có chiếc ghe, hai vợ chồng lang thang xứ này xứ nọ.Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặp vịt bầy đổi đồng thì chở thuê..”

Và không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Ngọc Tư đã lấy tên truyện Cánh đồngbất tận để đặt tên cho tập truyện ngắn hay nhất của mình. Bản thân nhan đề của tác phẩm đã là một hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa. Ngoài ý nghĩa là không gian sống du mục, những “cánh đồng vắng ngắt”, “cánh đồng miên

viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rấy mỏng và rời rạc bay tha thểu trên cao. Đường chân trời mờ mờ xa ngái” [49, tr 195] còn là không gian hoang dã, xa lạ với cuộc sống con người. Ở đó những con người như Nương, Điền cảm thấy mình cô độc, lẻ loi và đầy sợ hãi. Cánh đồng còn là không gian hủy diệt khi: “Lúa chết khô khi mới trở bông”[49, tr

163], “Cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát;

những cánh đồng vắng bóng người, và lúc này cỏ mọc hoang... Những cánh đồng đó đã hắt hủi cây lúa và gián tiếp từ chối đàn vịt…Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay đã nát vụn” [49 tr 208].

Có thể nói rằng biểu tượng cánh đồng trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư không phải là cánh đồng đất Mẹ, nơi lưu giữ tâm thức của cộng đồng, là sợi chỉ đỏ kết nối máu thịt giữa đất và người mà là những cánh đồng chết. Cánh đồng chết bởi nó bị chia cắt do lòng hận thù, do quá trình đô thị hóa...là biểu tượng cho sự băng hoại văn hóa (vật thể và phi vật thể), do sự tha hóa của đời sống con người. Tất cả những cánh đồng khô cháy, nứt nẻ; những cánh đồng vắng ngắt, cánh đồng lúa chết khô, cánh đồng vắng người, cánh đồng hoang lạnh, cánh đồng ủ ê tin buồn, cánh đồng chia cắt... đều mở ra một thế giới tàn khốc, khắc nghiệt. Ở đó không chỉ là cánh đồng của thiên nhiên mà còn là cánh đồng của những nỗi niềm cô đơn, khắc khoải triền miên không dứt, là hành

trình dài dai dẳng đến tẻ nhạt của cuộc đời “Đàn vịt đưa chúng tôi đi hết cánh

đồng nầy đến cánh đồng khác. Đôi khi không hẳn vì cuộc sống, chúng là cái cớ để chúng tôi sống đời du mục, tới chỗ vắng người. Ở đó ít ai phát hiện ra sự khác thường của gia đình tôi…”[49, tr 180]. Cuộc đời của những kiếp người

du mục lang thang khắp nơi khắp chốn, vất vả, cực nhọc nhưng luôn bị bủa vây bởi cái đói nghèo và sự dốt nát, đặc biệt là lũ trẻ. Đọc sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta nghe xót xa biết bao khi thấy trên những cánh đồng bất tận vẫn còn“đang lảng vảng những thằng Hận,chúng lớn hơn nhưng cũng thất

học, hung hãn”... [49, tr 208]. Và rồi, cuộc đời của chúng cũng giống như bố

mẹ chúng và biếtbao thế hệ con người ở đây cứ mờ dần, chìm dần đi và chới với, nhạt nhòa trên những cánh đồng trải dài vô tận. Cánh đồng bất tận, mở ra trước mắt người đọc một thế giới đau đớn đến tột cùng, yêu thương đến tột cùng và cái giá phải trả cũng tột cùng bi đát. Tác phẩm mở đầu bằng một không gian hiện thực “Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng, …, mùa

hạn hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi nầy.…” [49, tr

163]. Những cánh đồng rộng ấy dự báo những cuộc hành trình vật vã, đớn đau của những kiếp con người. Nếu mở đầu tác phẩm là cánh đồng bất tận thì ở

cuối tác phẩm “Những cánh đồng trở thành đô thị, những cánh đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặt chát, những cánh đồng vắng bóng người và…giờ đang vất vả kiếp sống ở thị thành” [49, tr.208]. Những cánh

đồng cứ thênh thang bất tận như cuộc đời vô định của những con người nhỏ bé, chìm đắm bất tận trong thất học, nghèo đói và hận thù.

3.1.2.3. Biểu tượng gió

Gió là biểu tượng xuất hiện thường xuyên nhất và có ý nghĩa nhất trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Hầu như miêu tả bất cứ câu chuyện gì, Nguyễn Ngọc Tư cũng “cho gió vô thổi tí”. Chính chị đã từng chia sẻ: “bị gió

ám”, “Cảm xúc ngọt lành thời thơ ấu chín muồi trong ký ức, lúc lớn lên, gió chướng ám luôn vào những trang viết. Tác phẩm nào tôi cũng cho gió lúc

thấp thoáng, lúc ròng ròng thổi qua... Gió chướng với tôi, nó gợi khủng khiếp. Tôi vẫn thường hình dung, một mai mình đi xa, xa lắm, xa cả những mùa gió, hoặc đọc, hoặc ai đó nhắc chỉ gọn lỏn hai từ “gió chướng”, ngay lập tức, tôi sẽ chết giấc trong nỗi nhớ quê nhà” [55]. Gió cũng là biểu tượng

nghệ thuật góp phần chuyển tải tâm trạng cô đơn và hoài nghi của nữ văn sĩ trong cuộc đời, đó là cảm giác cô đơn của nhà văn khi sống giữa cuộc đời đông đúc, náo nhiệt, đi giữa biển người mênh mông mà lúc nào cũng cảm thấy như mình bị đám đông chối bỏ.

Trong lời đề từ truyện ngắn Hiu hiu gió bấc, chị viết “Cuối mùa gió chướng, trời bỗng lạnh hơn, thêm một chút buốt, nó kìa, gió bấc!” [49, tr 28].

Từ những tên truyện đến việc miêu tả thiên nhiên hay tâm trạng nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư luôn nhắc đến gió. Có đủ và phong phú các loại gió trong sáng tác của chị: gió bấc, gió lẻ, gió chướng, gió mùa, gió chướng non, gió mồ côi, gió leo heo, gió giành ngọn, gió sương, gió giật, gió xào xạc, gió lắt lay, gió rào rào đuổi nhau, gió thao thức, gió ráo khan, gió hiu hiu, gió dữ dội... Xét ở ý nghĩa không gian bối cảnh, Nguyễn Ngọc Tư đã gợi lên được một không gian văn hóa miền sông nước Cà Mau rất đặc trưng của Nam Bộ. Đó là một không gian đầy gió: “Gió chướng trở ngọn trên những cánh đồng ủ

ê tin buồn…” [49, tr196]; “Chiều ấy gió rất nhiều….”[52, tr 72]; “Khi trời trở gió Nam, mùa mưa kéo theo một bầy sấm chớp ập tới…” [52, tr 86].

Nhưng chủ yếu gió trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thường mang nghĩa biểu tượng. Gió là hình tượng nghệ thuật ẩn dụ chứa đựng những cô độc lạnh lẽo của cuộc đời“Thêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Ai

lại cũng hỏi, chị chờ ai vậy cà…Nhưng mà chờ tới chừng nào lận? Ai mà biết. Mùa nay gió bấc hiu hiu lại về.”[49, tr 39]. Gió là sự ẩn dụ về sự xáo động

trong tâm hồn con người: “Gió hoang liêu trên trên đồng không làm lòng hai

đứa nguội lại ”[49, tr 197]. “Một cánh đồng miên viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rất mỏng và rời rạc bay tha thểu trên cao”,

[49, tr 200].“Gió chạy nghe thông thống trong lòng”,“mà sao bữa nay gió

lạnh quá chừng, gió te tái đưa tới một tiếng gà đang gáy, nghe từng giọt, từng tiếng buồn thiu”, “Gió lùa lao xao trên những tàu lá chuối. Tiếng là khô vỡ giòn hệt như tiếng bước chân ai vậy”, “Lâu lâu vài ngọn gió mồ côi leo heo chạy lệt phệt qua”[52, tr 117]. Gió ở đây không còn là gió nữa mà là sự

nghiệt ngã của mỗi số phận, của mỗi cuộc đời“Không thể ngủ trong cơn đùa

nghịch dẳng dai của những cơn gió bị xé nhỏ bởi một bàn tay vô hình. Và khi lìa nhau, gió dằn vặt con người bởi nỗi đau li tan của nó. Những cơn buốt lạnh chợt tới, chợt đi, thảng thốt …Gió thổi ngoài kia cồn cào, vẫn cái thứ gió xé nhỏ đau đớn buốt lạnh” [52, tr 123]. Hay “ Đó là một ngày tháng chín gió giành ngọn dữ dội. Nam chưa đi mà chướng đã thổi cheo heo” [52, tr 18].

Việc sử dụng các biểu tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa và phong phú về cảm xúc đã giúp Nguyễn Ngọc Tư truyền tải được các tín hiệu thẩm mĩ mới mẻ và thể hiện kiểu tư duy độc đáo của chị. Hệ thống các biểu tượng đó đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)