7. Cấu trúc luận văn
3.1. Biểu tƣợng văn hóa
3.1.1. Khái niệm biểu tượng văn hóa
Như chúng ta đã biết, văn hoá là một lĩnh vực hết sức rộng lớn. Như chúng tôi đã trình bày ở chương 1, tuy còn có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa song về cơ bản các tác giả đã có một sự tương đối đồng thuận về định nghĩa văn hoá. Họ cùng chung ý kiến với nhau ở một điểm, đó là văn hoá là cái đặc trưng cho xã hội loài người, chính văn hóa là cái làm nên sự khác biệt giữa người và động vật. Tổng kết lại quá trình lịch sử hình thành nên các định nghĩa khác nhau về văn hóa, L. Iô-nhin, nhà văn hoá học người Nga đã nhận định "... Các tác giả định nghĩa về văn hoá đã đồng ý với nhau,
rằng văn hoá di truyền không theo con đường sinh học mà bằng con đường học tập. Tiếp đó, họ thừa nhận văn hoá trực tiếp gắn liền với các ý tưởng, chúng tồn tại và được truyền đạt dưới hình thức biểu tượng (Symbol)”[20].
Biểu tượng có thể được xem là hình thức cao của nhận thức, nó giúp ta lưu giữ lại những ấn tượng trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt. Biểu tượng không nhất thiết phải mang ý nghĩa chính trị hay tư tưởng cao siêu mà đôi khi chỉ là ước mong, hi vọng bình thường của loài người. Biểu tượng và nơi chốn có mối quan hệ hai chiều: Biểu tượng chỉ thuộc về một nơi chốn và ngược lại, nơi chốn tồn tại trong ký ức cộng đồng qua biểu tượng. Biểu tượng văn hóa rất đa dạng, phong phú như cuộc sống, phản ánh đặc trưng văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, xã hội và con người một khu vực hay vùng lãnh thổ. Có “biểu tượng chính thống” hình thành trong quá trình lịch sử hoặc biểu tượng mới do nhà nước đặt ra và sử dụng chính thức, cũng có “biểu tượng dân gian” được phổ biến, lưu giữ trong cộng đồng và lưu truyền qua ký ức. Qua đó cho ta thấy biểu tượng là một thành tố rất quan
trọng của văn hóa. Bởi vậy, khi ta lí giải được những ý nghĩa của biểu tượng văn hoá là lúc ta đã tìm ra chìa khóa để giải mã và thấy được những giá trị khoa học và nhân văn của nền văn hóa của một dân tộc.
Qua những phân tích trên đây, định nghĩa về biểu tượng văn hóa có thể được nêu một cách khái quát như sau: "Biểu tượng là một hình thái ngôn ngữ
- ký hiệu tượng trưng của văn hoá. Nó được sáng tạo nhờ vào năng lực “tượng trưng hoá” của con người, theo phương thức dùng hình ảnh này để bày tỏ ý nghĩa kia nhằm để nhận thức và khám phá ra một giá trị trừu tượng nào đó. Biểu tượng được xem là “tế bào” cuả văn hóa và là hạt nhân “di truyền xã hội” đầu tiên của nhân loại. Nó quy định mọi hành vi ứng xử và giao tiếp của con người đồng thời liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt" [11].