Giọng dân dã, tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 102 - 103)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Giọng điệu

3.4.2. Giọng dân dã, tự nhiên

Ấn tượng đầu tiên khi đọc sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là giọng điệu dân dã mộc mạc xuất hiện với tần số khá cao. Giọng điệu này được thể hiện rõ nét trong những trang văn tả cảnh sắc thiên nhiên Nam Bộ. Đây là những câu văn có chất thơ, là khúc nhạc lòng thiên nhiên Nam Bộ dân dã, tự nhiên, đượm buồn nhưng cũng đầy vẻ quyến rũ vút lên từ những trang văn nồng nàn tình người:“Lúc vào nách một con sông gầy gò chảy cắt qua đồng, Thổ Sầu

như một đứa trẻ tuyệt vọng níu tìm vú mẹ. Dọc triền sông, cỏ kết dày, từ trên bờ thò xuống nước như đất đang gục đầu gội tóc, những cây bần de ra khỏi mé sông, những cây sộp rũ rượi chùm rễ nâu, những thân cau lẻ đâm thẳng lên trời, vài tiếng gà nhói lên xa xa…Những chiều phai, nhìn sông thấy lục bình trôi, lơ phơ mấy cái bông lục bình quá thì, cũng phai như chiều. Ngó ra sau nhà thấy một vạt đồng trũng sâu, ngoi lên mặt nước những bông lúa thơ thớt, xanh xao. Vườn cũ có vài cây vú sữa, mù u rụng trái đầy mặt đất, mấy bụi tre, bụi trúc vút lên trời một chòm xanh ngắt…” [52, tr 84]. Hay trong đoạn văn, chị viết về dòng sông thủ thỉ như một người bạn tâm tình:“Một

bữa, khi rửa đôi giầy bê bết bùn sình bên sông Ba bẩy, tôi nghĩ, không biết dòng nước này đang mang bụi đường này chảy về đâu, sao mình không theo nó thử coi. Nước cứ men theo bờ bụi chảy hoài cong cong quanh quanh, có đoạn nhập vào nhánh sông khác rồi lúc sau lại rẽ. Những biến hóa bất ngờ cứ xỏ mũi dắt tôi đi, dòng chảy lúc quấn quýt lúc nhởn nhơ, hoa cỏ bên bờ, những xóm làng bên bờ… mặt nó buồn vô phương, như thể hỏi rồi cuộc đời đưa ta giạt về đâu?”[53, tr 99]. Câu văn êm ái như ru, đầy chất tự sự về

đau và nỗi buồn cứ thênh thang chảy mãi từ giọng điệu rất riêng, rất trong trẻo, giản dị của Nguyễn Ngọc Tư.

Giọng điệu mộc mạc, dân dã giúp Nguyễn Ngọc Tư trần thuật với lời văn gần với văn nói, ở đó có sự dung dị, mộc mạc khi nói về cuộc sống sinh hoạt vất vả của người dân Nam Bộ “Buổi chiều đi làm mướn về, họ tụt xuống

ao tắm táp thứ nước chua lét vì phèn, rồi xối lại đúng hai gàu”[49, tr 180].

Khung cảnh thiên nhiên, cảnh sống sinh hoạt chân thực của người dân Nam Bộ cùng với những con người thích tự do, không ưa cầu kì hình thức, bởi thế lời nói của họ cũng rất tự nhiên.Viết về cuộc sống sinh hoạt đời thường gần gũi của người dân Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã chọn cho mình giọng điệu dân dã, mộc mạc, tự nhiên, tưng tửng, kiểu bất cần đời. Chúng ta bắt gặp cuộc sống thực trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tư như nó vốn có nhờ giọng văn này. Giọng điệu đó chảy ra từ vốn sống của nhà văn, từ tình cảm gắn bó với quê hương đã góp phần khắc họa chân dung những con người Nam Bộ mộc mạc, giản dị, bộc trực, phóng khoáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)