7. Cấu trúc luận văn
1.4. Hành trình và quan điểm sáng táccủa nhà văn Nguyễn Ngọc Tƣ
1.4.1. Hành trình sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ của Văn học Việt Nam hiện đại. Dù là cây bút trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình một phong cách văn chương đặc sắc, mang đậm chất Nam Bộ với khối lượng tác phẩm văn học được xuất bản, tái bản khá nhiều. Từ khi tham gia văn đàn văn học Việt nam hiện đại, dường như năm nào chị cũng có tác phẩm mới, các tác phẩm của chị cứ nối tiếp nhau được giới thiệu với công chúng yêu văn học và liên tiếp gây được tiếng vang : Ngọn đèn không tắt (2000); Ông ngoại (2001); Biển người mênh mông (2003); Giao thừa (2003, tái bản 2012); Nước chảy mây trôi (2004); Cái nhìn khắc khoải, Đau gì như thể (2005); Sống chậm thời @ (2006); Sầu trên đỉnh Puvan (2007); Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008); Biển của mỗi người (2008); Yêu người ngóng núi (2009); Khói trời lộng lẫy (2010); Gáy người thì lạnh (2012); Bánh trái mùa xưa (2012);
Sông (2012); Chấm (2013); Đảo (2014); Trầm tích (2014); Đong tấm lòng (2015); Không ai qua sông (2016).
Với khối lượng sáng tác đáng nể và những tác phẩm nổi tiếng của mình, chị đã đạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như:Tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt ( Giải Nhất trong Cuộc vận động sáng tác
Văn học tuổi 20 lần thứ 2; Giải B Hội nhà văn Việt Nam; Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học - Nghệ thuật Việt Nam).Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006.Ngoài ra, chị còn vinh dự được bầu chọn là một trong "Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002" và được tặng thưởng Giải thưởng văn học ASEAN năm 2008.
1.4.2. Quan điểm sáng tác
Nguyễn Ngọc Tư vốn là có trái tim đa sầu đa cảm, nhân hậu, vị tha và một người sống rất giản dị ở ngoài đời thực. Chị yêu du lịch, thích đi nhiều nơi để khám phá thế giới xung quanh, trau dồi vốn sống để mở mang tầm mắt và thu thập tư liệu để viết. Nét tính cách và sở thích ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến những sáng tác văn học của chị.
Khác với lớp nhà văn Nam Bộ trước đó như Sơn Nam, Đoàn Giỏi, Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng..., Nguyễn Ngọc Tư thuộc thế hệ nhà văn sinh ra trong thời bình, khi đất nước đang có những chuyển mình mạnh mẽ từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đô thị phát triển. Do vậy mà những tác phẩm của chị thường đề cập đến các vấn đề nóng hổi của cuộc sống thời kì đổi mới. Mặt trái của kinh tế thị trường và xã hội hiện đại có những tác động không nhỏ đến đời sống nông thôn Nam Bộ. Đề tài này đã được Nguyễn Ngọc Tư khai thác khá nhiều trong các tác phẩm của mình.
Quê hương đối với Nguyễn Ngọc Tư luôn là nguồn mạch yêu thương, là điểm tựa cho văn chương của chị: “Từ nơi này, tôi đã nhìn được rất xa, đã
sống với nhiều nơi, làm bạn với nhiều người, vậy cũng hạnh phúc lắm rồi”
trang viết, có lần trả lời phỏng vấn, Nguyễn Ngọc Tư nhận rằng nếu phải rời khỏi môi trường sống hiện nay chị sẽ “giãy chết như con cá bị bắt ra khỏi
nước” (Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Báo văn nghệ trẻ 06/11/2005).
Những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư chinh phục người đọc nhờ chị đã thực sự sống bằng những điều chị viết. Đằng sau giọng văn nhẹ nhàng, người ta thấy nỗi niềm, cuộc sống nhọc nhằn, lam lũ... của con người Nam Bộ. Chị đã, đang và sẽ viết về quê hương, thương cái nghèo, cái khó, cái mộc mạc chân sơ của nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi mình húp những ngụm nước mưa trong lành ở cái lu nước đầu ngõ, nơi mình hâm nồi cơm nguội buổi chiều, nướng khô cá lóc, cá sặt, nhấp li rượu cay mà thương quê đến nao lòng.
Nguyễn Ngọc Tư luôn viết theo cảm xúc của chính mình. Điều quan trọng nhất với chị vẫn là cảm xúc cho dù chị viết về đề tài hay thể loại nào cũng vậy. Nguyễn Ngọc Tư từng chia sẻ: “Sáng tác thì cứ lúc nào thấy xúc
động, đủ cảm xúc,có suy nghĩ về cái mình trải qua, có nhu cầu phải viết, nếu không viết chắc…tự tử mất thì Tư viết thôi” (Phỏng vấn nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư, Báo Tuổi trẻ 04/12/2005). Văn chương của chị dung dị mà không kém phần sâu sắc bởi nó được viết từ những cảm xúc thôi thúc trong lòng, không viết ra thì không chịu được, đó là nhu cầu tự bộc lộ cảm xúc, nhu cầu được là chính mình. Sáng tác là nhu cầu tự nhiên, do cảm xúc thôi thúc trong lòng không thể ép buộc. Chị trải lòng: “Bao giờ khi bắt tay vào viết, tôi cũng
nghĩ thoáng qua tác phẩm mới này ai sẽ khen và biết vài khuôn mặt những người chê. Lần nào cũng nghĩ nhưng lần nào cũng viết như cảm xúc của mình bởi trước khi viết cho ai đó thì tôi viết cho mình” (Phỏng vấn nhà văn Nguyễn
Ngọc Tư, Báo Tuổi trẻ 04/12/2005).Ở một chỗ khác chị khẳng định: “Trong
văn chương, tôi thường không có kế hoạch gì, tùy vào cảm hứng” (Phỏng vấn
nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Báo Người lao động 2006). “Tôi là đứa viết văn
không chuyên,dựa vào cảm xúc mà viết” (Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư, Báo Tiền phong 31/01/2006). Những quan niệm này thấm nhuần vào ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư làm nên những trang văn giản dị, tự nhiên đầy ắp
cảm xúc. Văn chương của chị làm xúc động người đọc bởi nó xuất phát từ tình cảm chân thật tự đáy lòng nhà văn.
Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư cũng tự nhận mình là người cô đơn và sự cô đơn là cần thiết cho hành trình sáng tạo văn chương. Khi được hỏi: “Chị
đã sống trong tâm trạng như thế nào cùng các nhân vật của mình trong suốt hành trình câu chuyện Cánh đồng bất tận?”, Nguyễn Ngọc Tư đã trả lời:
“Trong cõi văn chương, tôi là đứa cực kì cô đơn.... Tôi cũng như những con
người trong Cánh đồng bất tận, sống giữa nhiều người, giữa cộng đồng, sống giữa biển người nhưng có cảm giác như bị bỏ rơi” (Phỏng vấn nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư, Báo Tiền phong 21/01/2006).
Nguyễn Ngọc Tư mới bước vào làng văn, lại chủ yếu chỉ mới dừng lại ở địa hạt truyện ngắn, những vấn đề đặt ra trong tác phẩm của chị thường là những câu chuyện về gia đình, xã hội đương thời, gắn với không gian nhỏ hẹp của một vài làng, xã, huyện. Nhưng với một năng lực viết tốt chị lại có thể khái quát được những vấn đề gia đình, xã hội nhức nhối để cô đọng nó vào trong một truyện ngắn. Ở Nguyễn Ngọc Tư, con người văn chương luôn thống nhất với con người đời thực. Tác phẩm của chị đã đem đến cho độc giả những trang văn sống động, tài hoa nhưng cũng rất chân thật và gần gũi như những thước phim quay lại ở ngoài đời. Là nhà văn không chạy theo xu hướng đám đông, không lựa theo thị hiếu của độc giả để sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư luôn giữ cho mình một cá tính sáng tạo độc lập, một quan niệm thẩm mĩ riêng. Tư duy nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư thể hiện tâm trạng cô đơn và hoài nghi, cách nhìn cuộc sống đa chiều, mang tính phản biện xã hội khá sâu sắc và đậm chất nhân văn.
Tiểu kết chƣơng 1:
Vốn sống của tác giả, những hiểu biết của tác giả về vùng đất chính là cơ sở để làm nên những giá trị địa- văn hóa cho tác phẩm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những nhà địa lí, những nhà văn hóa học sẽ làm tốt hơn nhà văn ở điểm này, bởi lẽ, địa - văn hóa trong văn học còn là sự thẩm thấu của vùng đất ấy vào trong tâm hồn của nhà thơ, nhà văn, trở thành những hình tượng, cảm xúc. Địa - văn hóa trong văn học cũng không có nghĩa là khu biệt nền văn học về phạm vi của những địa phương nhỏ hẹp, bởi cái chất chung, cái nền văn hóa chung của quốc gia, dân tộc đã trở thành gốc rễ của bản thân mỗi con người.
Sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lí, môi trường thiên nhiên, đời sống văn hóa, tâm lí, tính cách của con người nơi đây. Lối sống gắn bó với thiên nhiên, đồng ruộng, vườn tược, sông rạch, ghe thuyền... đã hình thành nên những nét văn hóa rất Nam Bộ trong sáng tác của chị. Nguyễn Ngọc Tư được đông đảo độc giả, đặc biệt là độc giả miền Nam yêu mến nhờ “chất Nam Bộ” trong các sáng tác của mình. Cái “chất Nam Bộ” ấy sẽ được chúng tôi đi sâu khám phá trong toàn bộ chương 2: Dấu ấn địa- văn hóa về mảnh đất và con người Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Chƣơng 2
DẤU ẤN ĐỊA - VĂN HÓA VỀ MẢNH ĐẤT VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ