Giọng trữ tình, khắc khoải, xót thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 100 - 102)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Giọng điệu

3.4.1. Giọng trữ tình, khắc khoải, xót thương

Không ồn ào, phô diễn trên bề mặt, giọng văn của chị dung dị mà sâu lắng, tỏa ra hai nẻo: vừa xôn xao buồn, bâng khuâng xao xuyến nhẹ nhàng lắng đọng, vừa trăn trở suy tư và đầy tâm trạng. Nhân vật trong truyện ngắn của chị phần lớn là những người nông dân thật thà, chất phác, tình nghĩa; những người nghệ sỹ tha thiết với nghề nhưng tất cả đều chung nhau một điểm, mỗi nhân vật mang trong mình niềm “uẩn khúc”riêng. Giọng điệu xót xa thương cảm được coi giọng chủ âm trong toàn bộ sáng tác của chị. Điều này bắt nguồn từ cội rễ “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam, truyền thống ấy được kết nối dài lâu qua mỗi thời đại, vì văn học nói gì thì cái đích hướng đến là con người.

Điều đó được cắt nghĩa bởi việc Nguyễn Ngọc Tư luôn đặt vấn đề thân phận của con người lên hàng đầu qua mỗi trang viết của mình. Nhà văn trẻ tuổi này dường như luôn nhìn thấy trong đời những kiếp người nhỏ bé nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh, trong bước đường chông gai để kiếm tìm hạnh phúc. Chính vì vậy dằng dặc trong tác phẩm của chị là những cảnh đời kiếp người với bao tấn bi kịch, bao nỗi éo le. Họ là lớp người “dưới đáy” không

giống nhau cảnh ngộ nhưng đều có chung nỗi đau thân phận con người. Giọng điệu này thể hiện rõ thái độ của Ngọc Tư trước hiện thực được miêu tả. Nó góp phần quan trọng trong việc khắc hoạ số phận nhân vật, cho nên khi người trần thuật kể về bất cứ nhân vật nào cũng đầy sự xót xa, thương cảm.

Trong truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải, có lẽ không ai có thể quên được ánh mắt như đọng đầy nước của ông già trong bức ảnh. Người đọc còn bị ám ảnh mãi bởi một không gian quạnh quẽ cô độc đến lạnh lòng. “Căn chòi

đầy khói, cái mẻ un đất đầy vỏ dừa khô... Ngồi bên cái sạp ghe, đóng thưa bằng tre thẻ, một người đàn ông nhìn ra cửa cô độc. Và gió vùn vụt vô chòi”

[49, tr.51]. Có cái gì đó thật mòn mỏi trong vóc dáng cô đơn, nó gợi sự cỗi cằn kiệt quệ, nó gợi những bất định nổi trôi của cuộc sống, gợi sự bấp bênh của hạnh phúc đời người.

Để phát huy hiệu quả cho giọng điệu này, chị đã sử dụng một lượng câu hỏi tu từ cực lớn nhằm khắc họa những diễn biến tâm lí phức tạp bên trong nội tâm nhân vật. Mỗi truyện chị đặt ra năm, bảy câu hỏi tu từ, câu hỏi tu từ có sức nặng chan chứa tình người, tình đời: “Và anh biết làm sao, với

ngày mai? Còn gì để mà chờ đợi, mà chinh phục nữa? Anh còn níu được gì để ngồi dậy mỗi ban mai?Vĩnh quỳ trước vòm bông sầu, rối bời ý nghĩ đó…”

[52, tr 55]. Bên cạnh đó, những từ ngữ ngoại cảnh có tính cộng hưởng nhằm tạo dựng thêm trường ngôn từ gợi đau, gợi buồn như “bẻ bàng ngồi”; “Rồi tới một ngày nó thôi không cười được nữa, dù là một cái cười thiêm thiếp, xanh leo lét như mộng mị, chiêm bao…”[49, tr 159].

Như vậy, trong mạch cảm hứng của văn chương truyền thống, ta thấy Nguyễn Ngọc Tư không chỉ là người biết đồng cảm sẻ chia với những nỗi đau, biết trân trọng nâng niu những vẻ đẹp tiềm tàng kì diệu của con người, biết nêu cao khát vọng hạnh phúc, khát vọng làm người của họ. Ở chị đáng quý hơn còn là cái nhìn đầy độ lượng bao dung, chị thường nhìn ra con người nạn nhân trong những tội nhân, chị luôn thấy con người đáng thương hơn đáng

giận. Biết thấu hiểu những lẽ sâu xa, luôn khoan dung trong cách nhìn nhận con người, văn Nguyễn Ngọc Tư toát lên một màu sắc nhân đạo, nhân văn mới mẻ và sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)