7. Cấu trúc luận văn
2.1. Dấu ấn đị a– văn hóa về mảnh đất Nam Bộ trong truyện ngắn
2.1.3. Văn hóa ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là một trong những phản ánh rõ nhất lối sống của con người Nam Bộ. Nếu như người Bắc Bộ thường tỉ mẩn trong những bữa ăn thì người Nam Bộ có vẻ thoáng hơn trong cách chế biến món ăn. Ở đây là có nhiều sình lầy, kênh rạch, rừng rậm nên nguồn thức ăn vô cùng phong phú và đa dạng. Những món ăn này không chỉ đi vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây mà còn được đi vào những tác phẩm văn học của Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc như một phần không thể thiếu.
Nói đến văn hóa ẩm thực Nam Bộ không thể không nhắc tới những món khô, như: mực, cá, tôm và cả thịt rừng hay mắm. Trong những mùa nước
nổi đánh bắt được nhiều cá, tôm họ thường phơi khô hoặclàm mắm dành lúc uống rượu, nghe đờn ca tài tử cùng bạn bè trong những mùa trăng. Trong bữa cơm của người dân Nam Bộ món ăn xuất hiện nhiều nhất là mắm, họ có nhiều cách chế biến khác nhau, làm gia vị của nhiều món ăn khác nhau mang đặc trưng riêng của từng vùng miền.
Với nguồn nguyên liệu thuỷ sản đa dạng, các loại rau trái phong phú, người Nam Bộ đã sử dụng kỹ thuật nấu nướng khác nhau như luộc, nướng, chưng, hấp, xào, kho, khô, mắm... để tạo ra nhiều loại món ăn khác nhau có những hương vị độc đáo. Người dân Nam Bộ không chỉ dùng những động, thực vật do mình nuôi trồng mà còn tận dụng những sản phẩm của thiên nhiên như: Bông điên điển, bông bí rợ, đọt cây vừng, rau đắng, con chuột, cóc, dơi, le le,... cách lựa chọn này không chỉ cho thấy sự thích ứng với thiên nhiên mà còn cho thấy bản sắc văn hóa của người dân nơi đây. Nguồn thực phẩm ở đây đa dạng nênhọthường có nhiều cách chế biến mang đặc trưng của từng vùng. Người dân Nam Bộ thường sử dụng hoa trái: dừa, thơm, xoài, me,bông súng... kết hợp trong chế biến để tạo thành những món ăn hết sức độc đáo chỉ riêng có ở Nam Bộ như: canh chua cá lóc nấu với bông súng, canh cua nấu bông điên điển, lươn xào xả ớt, mắm lóc chưng dừa, cá rô đồng kho đọt me, cháo cá rau đắng, cá lóc hấp bầu, bún mắm Đồng Tháp, bánh canh Trảng Bảng… Nếu người miền Bắc thích ăn nhạt, người miền Trung ăn mặn thì người gốc Hoa lại thích ăn ngọt. Những món ăn từ bông bí, bông điên điển mang đặc trưng Nam bộ không chỉ đi vào thơ ca, âm nhạc mà dư vị của nó còn theo mỗi người suốt cả cuộc đời, bởi đó không đơn giản chỉ là món ăn mà còn ẩn chứa cả văn hóa của vùng đất Nam Bộ. Như vậy, những món ăn của người dân Nam Bộ không chỉ hấp dẫn người ăn theo kiểu “lạ miệng” mà còn là sản phẩm văn hóa vùng miền. Văn hóa ẩm thực Nam Bộ chính là kết hợp giữa sự thích ứng với thiên nhiên và sự nhạy bén, sáng tạo của con người Nam Bộ.
Trong truyện ngắn Của nhớ và xa Nguyễn Ngọc Tư đã viết :“Ngó
nghiêng hoài bạn nghe đói bụng, mới phát hiện ra Cà Mau có món bún nước lèo ngon lạ, chỗ khác người ta gọi bún mắm, dân bản xứ kêu bún nước lèo, cũng như ở đây cầu Cũ mới hơn cầu Mới, hơi sức đâu mà bạn cãi, với lại tô bún bưng ra đặt trước mặt rồi, ăn cái đã. Vị mắm U Minh mặn mà, trong tô bún chỉ tịnh mấy miếng cá lóc trắng bong hay chục con tôm đất lột vỏ đỏ au cạnh mớ ớt băm cay xé, dĩa rau giá đặt cạnh, thêm cái đầu cá lóc còn nguyên bộ lòng béo quá xá. Mùi mắm sẽ phảng phất theo bạn hoài, ám ảnh bạn cho đến khi bạn… rửa sạch bộ râu. Bạn nhận ra đây không phải là món bún mắm mà bạn đã từng ăn ở đâu đó có mùi mắm bò hóc của người Khmer, hay vị của thịt heo quay. Cà Mau còn một món tôm khô làm quà nịnh…ông già vợ cũng hay. Tôm khô Cà Mau dùng để nhậu lai rai là hết sẩy, nổi tiếng ngọt thịt, vừa miệng, tôm sông lên màu đỏ tự nhiên không dùng phẩm nhuộm nhìn vẫn ưa mắt.”[48].
Được biết đến như một “Đặc sản miền Nam”, Nguyễn Ngọc Tư đã có cách thể hiện một cách đặc sắc nền văn hóa ẩm thực đặc thù của người Nam Bộ. Một vùng đất kinh rạch chằng chịt, nhiều bưng, hồ, búng, láng... không nơi nào không có cá, tôm, rắn, cua, rùa, ếch ....“Thằng Ba ngồi ở một góc
khác lặng lẽ, chắt lưỡi hít hà với mấy con cá trê vàng nướng, nó ngồi trở cá, mắt lom lom vô con cá bóng nhẫy, mỡ nhỏ xèo xèo trên bếp lửa, tô nước mắm gừng để tum hum trong lòng. “... Con Tư chê cá rô, cá trê, ghét cá lóc (hồi năm tuổi, nó nhào vô cái lu đang rộng cá nên bị cá lóc phóng trúng, con mắt sưng như trái ổi, xanh dờn), nó lăng xăng làm cá sặc nấu cơm mẻ, nó nói cái tạng nó nghèo khó, nhăn nhó nên chỉ hợp với cá sặc thôi. Anh chị nó cười ha ha ha, ui cha, ba má ơi, nó nói vậy chớ ở thành phố bây giờ ăn cá sặc là sành điệu lắm, nhiều bữa muốn ăn cá sặc kho sả ớt mà kiếm không ra, thèm muốn rớt nước mắt luôn vậy đó”. [48].Tâm hồn của một bà mẹ quê thuần chất: “Má ngồi nhìn con cháu đang cười đùa ăn uống, nhớ thằng Út vừa vào bộ đội, cữ
này ở đơn vị nó có biết gió về không, có thèm không một nồi canh chua cá rô đồng bông so đũa? “Má khum tay che cho khỏi chói, ngước lên nhìn bông so đũa nở trắng xóa trên đầu. Những thứ bông rau đồng cũng như có hẹn với mùa đìa. Đám con má chỉ cần vói một chút là hái được những đọt chùm ruột trên đầu, những đọt sung hơi chát nhưng cặp với cá lóc nướng rơm thì ngon không biết tả vào đâu. Rồi mớ rau đắng đất ngoài bãi lá vào thời non lẩy bẩy, gừng thì đang già, đang vào độ nồng nàn, trái dác treo từng chùm xanh xanh trên lùm lức. Đất quê nhà cũng thương những đứa con xa như tình thương của ba má vậy”[48].
Cho đến hôm nay, đầu thế kỷ XXI, người dân vùng sông nước này cũng chưa quen những thức ăn công nghiệp chế biến. Thuần đồ tươi. Đồ tươi mới hái từ trên cây, đồ tươi từ sông, rạch mới vớt lên. Không cần phải kêu gọi lành và sạch, tự những thức ăn tươi ngon đó đã lành và sạch rồi. Cá, tôm không cần phải ướp nước đá, phải cho vào phân urê để giữ cho tươi.“Ông hí
hửng khoe mấy con chuột đồng và bó hẹ nước mua ở chợ Vị Thanh, "trời ơi, mười mấy năm mới gặp lại hẹ nước". Tôi mắc cười, như thể bó hẹ nước xanh nhuốt kia là cô Hường cô Huệ nào đó mà hơn mười năm trước ông từng yêu thương hò hẹn. Nhìn ông, rồi nhìn bó hẹ, tôi tự hỏi ông sẽ làm gì với nó, nấu canh, hay xào, hay ông cứ ngồi ngắm nghía, mà nhớ đồng bãi Cà Mau” (Đi giữa đôi bờ)
Hoặc: “Một đứa bé mới mười tuổi đầu mà thơm thảo, đãi chúng tôi
món cá lóc nướng rơm, khoái chí khi thấy khách (lớn đầu mà còn khờ) không biết ăn theo kiểu miệt vườn, vầy nè, dễ ợt, chỉ là bẻ miếng cá nóng hổi cặp với lá chùm ruột non chấm muối ớt ” (Còn gì khi vẫy tay chào nhau).
Người con dâu của miền Tây Nam Bộ chất phác trong Nguyệt - người bạn không biết viết văn, đơn giản, chân tình : “Nấu món nào chồng cũng
thích, bạn bè chồng tới nhà hai năm sau còn nhắc bữa ăn cá lóc luộc mẻ nghe ngon tới bây giờ. Chủ nhật này làm bánh xèo, chủ nhật sau nấu bánh canh,
Nguyệt đem cho cha mẹ hai bên, ông bà già cảm động quá chừng, con nhỏ thiệt siêng, hiếu thảo, ngoài chợ bán thiếu gì, làm chi cho cực, con. Nó cười, ra chợ mua không có lòng bằng chính mình bỏ công làm. Họ hàng hai bên có giỗ quảy, nhắn là nó tới, phụ nấu nướng một tay”.“Tâm hồn ở dưới đất nên nó biết thịt heo đùi trước mềm hơn đùi sau, cá kèo kho xổi ngon hơn kho mặn, còn cá chốt rửa bằng dầu ăn vừa sạch nhớt vừa mềm, hâm mấy lửa vẫn ngon như thường, nó biết gạo Tài Nguyên ngon cơm hơn Nàng Gáo”, ..
Ẩm thực Nam Bộ tồn tại qua những tấm lòng người mẹ, người vợ được Nguyễn Ngọc Tư kể lại qua tác phẩm của mình nhẹ nhàng đơn giản, không lên gân, lên cốt nào là bổn phận, trách nhiệm, đạo lý,... Không, họ giữ gìn bản sắc ẩm thực Nam Bộ bằng những tấm lòng...“Chị bếp khoe:
“ - Bác ơi, con làm bánh tổ nè, bác cháu mình cùng ăn nghen.
“Bà tôi gật gù khen ngon. Tôi tò mò nhón lấy một miếng ăn thử, nó ngòn ngọt dai dai. Thứ bánh nhà quê này xem ra có khác với Sandwich, chocolate. Bà làm nhiều thứ bánh lắm, không kể hết được, nào là bánh ngọt, bánh ú....toàn là bánh nhà quê, mà hình như chỉ tôi ăn, ba mẹ, chị Lan đều tránh xa xa hỏi "Bánh đó ăn ra làm sao? "Tôi khoe". Sáng này nội làm bánh khọt ngọt ngon lắm. "Chị Lan tròn mắt" bánh gì tên ngộ vậy?
“Ừ, ngộ, ngộ chứ. Nội mua về cái lò đất khói tù mù. Cha tôi chê. Nội mang ra ngoài hè để đỡ ám khói tường nhà. Bà bảo: "Làm bánh khọt thì phải đốt bằng lò đất, nó mới ngon". Bà đốt lửa, mắt già tèm nhem nước mắt mùi khói thơm thơm, cay nồng. Mùa này nhiều trái bầu khô, nội hái vào móc ruột ra, lấy cái vỏ mằn mì gọt. Lâu lâu nội đưa lên nhìn, nheo nheo mắt. Tôi hỏi, nội gọt gì. Nội cười, đưa cho tôi mảnh vỏ dầy hình trái tim nỏ xíu.
“ -Mặt dây chuyền cho tụi nhỏ đeo. ...” (Giàn bầu trước ngõ)
Đối với Nguyễn Ngọc Tư có những món ăn không gọi là cao lương mĩ vị, nhưng luôn là nỗi nhớ của nhiều người, đó là một nền văn hóa ẩm thực dân gian, giữ được cái hồn của dân tộc. Đó là loại hình văn hóa phi vật thể, là một
hình thức tồn tại của văn hóa không dễ để nhận diện bởi nó tiềm ẩn trong trí nhớ, tập tính, hành vi, ứng xử của con người và thông qua lao động sản xuất, giao tiếp xã hội và trong hoạt động tư tưởng và văn hóa - nghệ thuật mà thể hiện ra, khiến người ta nhận biết được sự tồn tại của nó và trong các tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện được phần nào giá trị văn hóa phi vật thể trong ẩm thực Việt Nam.