Sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 43 - 47)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Dấu ấn đị a– văn hóa về mảnh đất Nam Bộ trong truyện ngắn

2.1.4. Sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng

Đặc điểm nổi bật của văn hóa Nam Bộ đó là sự dung hợp văn hóa của nhiều tộc người như: Việt, Chăm, Hoa, Khmer….Ngô Văn Lệ đã cho rằng:

“Nam Bộ - mà cụ thể là đồng bằng sông Cửu Long - là nơi duy nhất có các tộc người thiểu số sinh sống bên cạnh người Việt” [19].

Con người với những sáng tạo chính là bản chất cốt yếu tạo nên sự vận động trong xã hội và được phản chiếu qua đời sống văn hóa tín ngưỡng. Sơn Nam cho rằng người dân Nam Bộ chịu ảnh hưởng của Tam giáo, họ “xây dựng một nếp sống tinh thần khá ấm áp, bình đẳng lấy tình nghĩa huynh

đệ làm trọng, sống chết có nhau, giữ trung cang nghĩa khí lúc khó khăn,hiếu động. Đúng là nếp sống tinh thần kết tinh đạo Phật, Lão, Khổng” [24]. Lịch

sử Nam Bộ trải qua không ít thăng trầm, qua đó đã: “Định hình cho mình những nét văn hóa riêng, những tính cách độc đáo, tâm hồn phóng khoáng, rất đỗi bình thường nhưng không tầm thường chút nào” [62].

Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, dù chị không có ý đi sâu tìm hiểu về phong tục vùng đất Nam Bộ như một số nhà văn lớp trước (tiêu biểu là các sáng tác của nhà văn, nhà văn hoá Nam Bộ- Sơn Nam) nhưng là một người sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, chất liệu văn hóa đã ngấm sâu và thấm đẫm trong từng hơi thở, trong sinh hoạt hàng ngày, trong cách nghĩ, cách cảm về con người, về cuộc sống nên trong các tác phẩm của chị người đọc vẫn nhận thấy khá đậm nét những phong tục tập quán đặc trưng Nam Bộ. Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, ta thường thấy hiện nên nét văn hoá truyền thống của

người Nam Bộ thông qua đời sống sinh hoạt cộng đồng, ma chay, cưới hỏi. Đây là nét sinh hoạt chuẩn bị cho một đám cưới quê cũng rất đặc trưng ở vùng sông nước Cửu Long: “Vẫn còn tiếng lụp cụp rộn ràng của mấy cây dao

chặt vào mặt thớt mù u. Vẫn tiếng nói cười xao động từng chòm nhóm của các chị các dì trong nhà bếp. Tiếng máy đèn chạy tạch rè. Đằng trước rạp, nhóm ca cải lương dạo đàn lửng ta lửng tửng rồi ai đó vô câu vọng cổ ngọt xớt. Không biết vô tình hay cố ý, anh chàng nọ kê micrô gần miệng mà uống rượu nghe đánh cái chóc giòn thiệt giòn rồi khà ra tuồng như cay đắng lắm, chua xót lắm, bắt thèm”. [49, tr 40].

Đó là văn hoá tâm linh, tục thờ cúng tổ tiên - một nét đẹp ăn sâu vào tiềm thức văn hoá của người Việt nói chung và người dân Nam Bộ nói riêng - một biểu hiện của lòng thành kính, sự biết ơn, nhớ ơn của những người còn sống với những người đã mất - với tổ tiên ông bà. Trong truyện ngắn Nhà cổ, Nguyễn Ngọc Tư nói rất chân thành và xúc động về nguyên nhân hai anh em nhân vật Tứ Hải không chịu bán căn nhà cổ xiêu quẹo, mục nát: “Nhân Phủ”của anh cách nhà tôi một hàng rào cặm bằng cây bình bát, đó là ngôi nhà cũ kỹ, già nua nhất làng cổ Phương Điền. Nghe kể, ông tổ nhà anh Tứ Hải đã đứng dưới cây dông nem trước nhà, bảo tốp thợ ông muốn làm một ngôi nhà đẹp nhất, rộng nhất xứ này, một ngôi nhà thật lớn cho tất cả con cháu ông khi sinh ra đều có chỗ cho mình. Ròng rã hơn ba mươi năm, những người thợ xứ Quảng đã làm nên một kiệt tác nhà rường Nam Bộ nghiêm cẩn, công phu chạm trổ từng chi tiết nhỏ, từ cây cột cái tới ngạch cửa, từ cánh cửa tới mấy cái bậc tam cấp lối vào… Nghe kể, khi làm “Nhân Phủ”, người ta đã cúng đủ mười lễ, nên nó điềm nhiên đi qua hai cuộc chiến tranh mà không có một vết tích nào”. [49, tr 67].

Tương tự vậy, trong truyện Một mối tình, người đọc cũng bắt gặp một không gian kỉ niệm mang đậm chất văn hóa truyền thống của cha ông. Nhân vật Trọng trong truyện - một thanh niên còn trẻ nhưng rất có ý thức trong việc

nâng niu, gìn giữ nếp văn hóa bao đời của gia đình mình qua bao thế hệ:

“Nhà Trọng có một cái lạ nữa là trên bàn thờ lúc nào cũng chong đèn, ngày tháng này qua ngày tháng khác, năm này qua năm khác, ngọn đèn truyền từ đời cố Trọng, nội rồi tới Trọng, không bao giờ được phép tắt. Chiều nào chị em tôi đi ngang qua cũng thấy Trọng lọ mọ ngồi lau cái bóng đèn hột vịt ám khói, châm dầu bằng cái vẻ thành kính, nâng niu” [47, tr 125].

Nam Bộ là cái nôi của bộ môn nghệ thuật cải lương (còn gọi là đờn ca tài tử). Nhắc đến đời sống văn hóa của người dân Nam Bộ, người ta không thể không nhắc tới thể loại đờn ca tài tử - một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời của người dân nơi này. Đây là một thể loại sinh hoạt dân gian phản ánh hiện thực, tâm tư, tình cảm, khát vọng của con người trên bước đường chinh phục thiên nhiên. Trong rừng sâu khai phá rừng, trên kênh rạch nhiều muỗi vắt nhiều câu hát, điệu hò khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện một tâm thế chung, đó là tình yêu quê hương, tinh thần kiên trinh sẵn sàng đối mặt và vượt lên gian khổ.Vào những đêm trăng thanh gió mát, hòa với tiếng nhịp chèo khua là những câu hò, điệu hát mượt mà, đằm thắm Ngoài ra, đờn ca tài tử không chỉ được thể hiện trong các dịp lễ, tết, cưới, hỏi mà còn được thể hiện trong cả đám tang. Với lối hát đơn giản, nhẹ nhàng, câu chữ có duyên, người đờn ca tài tử có thể phối nhịp một cách linh hoạt để tạo ra những bản nhạc êm ái, du dương, dễ đi vào lòng người. Hầu hết, tấtcả người dân Nam Bộ đều có thể biểu diễn được thể loại này. Nhạc cụ mà người dân nơi đây sử dụng thường là: Đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh,... Ngày nay, đờn ca tài tử không chỉ là sản phẩm tinh thần riêng của người dân Nam Bộ nữa mà đã được nâng lên một tầm cao mới, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dù được nâng lên tầm cao mới, trong xu thế hội nhập nhưng đờn ca tài tử vẫn là cái “chất” cái “mùi” riêng của người dân vùng sông nước này. Người Nam Bộ (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư) vốn rất mê cải lương, rất hay hát những bài vọng cổ cũng như rất quý trọng những

người nghệ sĩ ở những đoàn, gánh hát đã đem lời ca tiếng hát của mình để phục vụ bà con sau một ngày lao động vất vả. Cuộc sống sinh hoạt của họ thường gắn liền với những cuộc hát hò vui chơi mà họ gọi là “đờn ca tài tử” thắm đượm tình làng nghĩa xóm… Có thể nói, tất cả những yếu tố trên là kho cứ liệu văn hóa dồi dào, là nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Nguyễn Ngọc Tư xây dựng và khắc họa hình tượng con người Nam Bộ mang đậm chất văn hóa Nam Bộ: mê đờn ca tài tử, thích hát vọng cổ và đặc biệt là rất thích trở thành nghệ sĩ cải lương…“Đó là lúc San ước mơ sau nầy lớn lên sẽ trở thành đào

hát. Ừ, trở thành đào hát, không cần phải đóng vai chính, nổi tiếng làm gì, hát phụ cũng được, đóng vai ác, vai hầu gái, cung nữ, bà già cũng được…”[47, tr 6].

Vì mê hát cải lương, mê ca vọng cổ mà có người đã không ngần ngại bỏ cửa, bỏ nhà, bỏ giàu sang vinh hiển đi theo những đoàn gánh hát cho thỏa niềm đam mê ca hát: “Hôm sau khi gánh hát Kim Tiêu trở lại Sài Gòn, có

công tử bỏ nhà bỏ phú quí đi theo…”.[47, tr 43].Cải lương đã trở thành một

nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ“Người trong hẻm không ai làm nghề viết văn nhưng đã biết

mình nhớ cái gì khi đi xa nó, nhiều lắm, nhiều không thể kể, nhưng trong đó, chắc chắn nhớ tiếng hát là đà tỏa ra từ nhà “Buổi chiều”…Những con người tính từng ngày qua để lắt lay thêm một tuổi nữa vậy mà hát coi cũng ngon lành. Sân khấu là các hàng ba trông ra sân rộng, luống nào trồng bông sao nhái, bông mười giờ thì trồng, chỗ trống dành cho bà con ngồi. Dàn đờn gồm cây ghi ta thùng, cây nhị cũ mèm. Không micro, nghệ sĩ ca bằng giọng của trời cho, nghiệp đãi…”[47, tr 42].

Được sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Nam Bộ, những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, văn hóa ứng xử của cha ông đã ăn sâu vào tiềm thức của Nguyễn Ngọc Tư. Bởi vậy, khi cầm bút những nét văn hóa đặc trưng ấy đã đi vào trang văn của chị một cách tự nhiên như chẳng thể khác được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)