7. Cấu trúc luận văn
2.2. Dấu ấn đị a– văn hóa về con ngƣời Nam Bộ trong truyện ngắn
2.2.1. Con người bộc trực, thẳng thắn, rạch ròi trong ứng xử
Trước hết, nói về tính cách cũng như cách đối nhân xử thế của con người, có thể thấy điểm nổi trội nhất của người Nam Bộ trong suy nghĩ và lời nói đều thể hiện sự bộc trực và thẳng thắn. Sơn Nam đã từng nhận xét“tinh
thần phóng khoáng thực tế, ghét những lí luận quanh co. Cứ nói thẳng để xem chuyện đó ra sao. Muốn gì thì nói phứt nó ra. Họ ghét những cuộc tranh luận về lí thuyết chính trị hoặc lí thuyết siêu hình, và có thành kiến cho rằng kẻ dùng quá nhiều lí luận là “lẻo mép”, gian xảo. Họ thích nói chuyện vui, chuyện có đầu có đuôi, những giai thoại khôi hài. Nói “lí luận” là “buồn ngủ”. Nói chuyện quanh co là kém thành thật” [23].
Vì thế, trong giao tiếp ứng xử con người Nam Bộ có sao nói vậy, chẳng hề vòng vo, rào trước đón sau. Thành ngữ dân gian “Ăn mặn nói ngay” rất chính xác dùng để chỉ tính cách điển hình của người Nam Bộ. Họ nghĩ sao nói vậy không rào đón trước sau như người Bắc Bộ. Điểm khác biệt trong tính cách của người Nam Bộ với con người ở các vùng miền khác là ở nét tính cách bộc trực thẳng thắn này. Chúng ta có thể gặp nét tính cách này ở nhân vật Bế trong Có con thuyền đã buông bờ “ Tính Bế vậy, thẳng đuộc, nghĩ gì nói đấy. Rửa nước chợ ba năm rồi vẫn chưa hết quê… Bế không giả vờ quỵ lụy, sợ sệt vì chút tiền công, cũng không mặc cảm cái vị trí nhỏ nhoi của mình, cô cứ ngang phè vậy”[53, tr 130].Trưởng ấp Tư Mốt trong Thương quá rau răm đã cố gắng làm những gì có thể nhằm giữ chân bác sĩ Văn. Những điều ấy không ràng buộc được bác sĩ Văn, nhưng tình cảm chân thành, hành động sốt sắng, lời nói mộc mạc của người nông dân bộc trực, hồn hậu, vì tương lai của bốn mươi ba nóc nhà sống ở cù lao thật xúc động. Ông nguyện gắn bó trọn đời với cù lao Mút Cà Tha hẻo lánh xa xôi “vì cái đất nầy
già”. Cô gái trong tạp văn Bùa yêu và con nhỏ thất tình đã từ chối đi kiếm một cái bùa yêu để níu giữ người cô yêu thương dù cô rất muốn. Cô cho rằng, nếu chỉ vì bùa yêu mà người đó quay lại với mình, nói những lời yêu thương ngọt ngào… thì tất cả chỉ là giả dối. Nếu cứ như vậy còn đau đớn hơn cả thất tình bởi tình cảm ấy có được là do bùa yêu chứ không phải là tình yêu thật sự.
Với tính cách thẳng thắn, bộc trực, người Nam Bộ ghét sự giả dối, nhất là trong tình cảm, họ yêu hay ghét đều tỏ rõ thái độ rõ ràng chứ không né tránh, quanh co, giấu giếm. Với họ chỉ có hai thái cực hoặc là yêu hoặc là ghét, chứ không có loại ở giữa vừa yêu vừa ghét. Yêu thì yêu hết mình mà ghét thì cũng tận cùng. Người Nam Bộ đã yêu ai thì phải quyết tâm lấy cho bằng được, sẵn sàng bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi của trái tim“Ngày xưa ba tôi cũng yêu
thương một người. Tự ba tôi chọn. Nội tôi dứt khoát không chịu (nội có cả tỉ tỉ lí do nhưng cái lí do lớn nhất là người phụ nữ ấy đã có một đời chồng), ba tôi dắt díu người ta bỏ nhà ra đi, sống kiếp thương hồ…”[49, tr 133].Trong Chiều vắng, Tư Nhớ và dì Ba Thu Lê yêu nhau tha thiết nhưng bị mẹ Thu Lê cấm cản vì Tư Nhớ rất nghèo. Họ vẫn quyết định lấy nhau. Cuộc sống dù vất vả nhưng cả hai đều chăm chỉ: “Dì làm bánh bò, sáng sớm hai vợ chồng chèo dài theo
theo các xóm ven Đầm bán, buổi chiều họ xin rơm chở về gieo cải, trồng rau trên liếp nhỏ kế bên nhà”. Hay nhân vật chú Sa trong Chuyện vui điện ảnh,Ông già Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc, Sáu Tâm trong Bởi yêu thương là những người cả đời chỉ biết hi sinh, chăm sóc cho những người mình yêu thương. Họ nhận về mình tất cả những thiệt thòi, vất vả mà không hề đòi hỏi được đáp đền. Họ làm như vậy là vì tình yêu thương. Có lẽ những người được nhận tình yêu thương và hi sinh ấy cũng chẳng thể trả ơn hay bù đắp được vì nó quá lớn, quá thiêng liêng, không gì so sánh được. Nó khiến cho người ta chỉ có thể trân trọng hết lòng chứ không thể trả vay sòng phẳng.
Yêu là thế nhưng người Nam Bộ khi đã ghét thì ghét cay ghét đắng, ghét như muốn “xúc đất đổ đi”, một khi niềm tin và tình yêu bị đánh cắp, lòng
tự trọng bị tổn thương thì trái tim họ dường như nguội lạnh và tình yêu biến thành sự thù hận. Đó là nhân vật Út Vũ (cha của Nương và Điền) trong Cánh đồng bất tận, từ khi vợ bỏ theo trai ông ta dường như biến thành một con người hoàn toàn khác, lạnh lùng, cô cảm và độc ác. Ông đốt hết quần áo, đồ đạc của vợ để lại, đốt cả ngôi nhà từng ghi dấu bao kỉ niệm, quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ “Cha đem đốt tất cả đồ đạc của má.... Cha nhìn ngọn lửa,
mặt đanh lại, rồi mắt bỗng rực lên, ngây ngất vì một ý nghĩ mới lạ… Chúng tôi dong ghe đi, quặn lòng ngoái lại căn nhà đang quay quắt, giãy giụa trong lửa đỏ…”[49 tr 180].