Giọng triết lí bình dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 103 - 113)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Giọng điệu

3.4.3. Giọng triết lí bình dân

Không đậm nét như những giọng khác những chúng ta vẫn nhận ra giọng triết lý, hóm hỉnh trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Những triết lí này không hề phức tạp, đa điệu mà rất dễ hiểu, gần gũi với tâm tư, tình cảm cũng như cách nghĩ của con người Nam Bộ ưa sống giản đơn, ghét sự cầu kì phức tạp; đồng thời vẫn chạm đến những vấn đề muôn thuở của con người, của kiếp nhân sinh. Giọng triết lí trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thường được thể hiện trong lời bình luận bên ngoài của người trần thuật, cũng có khi được đặt vào lời hoặc suy nghĩ của nhân vật. Ngoài hai giọng điệu trên, chị còn chọn cho người trần thuật của mình giọng điệu triết lí, suy ngẫm. Giọng điệu triết lí trong văn của chị có một màu sắc riêng không trộn lẫn: tự nhiên, giản dị, mộc mạc mà nhân văn và thấm đẫm cảm xúc yêu thương trân trọng. Chị thường đặt giọng điệu này trong chuỗi suy tư, lo nghĩ, cảm xúc của nhân

vật để nó tạo nên điểm lắng đọng, thấm thía. Ấy là những triết lí về tình đời, tình người hiện ra dưới dạng những câu hỏi lửng lơ, bâng khuâng, đầy xúc cảm ở cuối tác phẩm, tạo nên dư âm khó quên cho độc giả. Một dòng xuôi mải miết kết thúc bằng một câu triết lí tự nhiên và đầy chất thơ: “Nhưng bây giờ, hết thảy mọi người đều mong anh trở lại, thâm tình cũng như nước dưới sông, có chảy đi đâu, có chém về ở đâu cũng hợp lại thành một dòng xuôi chảy mãi” [47, tr 116]. Triết lí về tình đời, tình người còn được xen vào giữa

lời thoại của nhân vật, như ông già Chín Vũ nói với cô Đào Hồng: “Không tránh được hoài đâu cô à, mà có gì phải tránh né nhau, người ta, sống ở đời cốt là ở tấm lòng…” [49, tr 95]... Rõ ràng những triết lí như vậy khiến cho

nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư hiện lên là những con người sâu sắc hơn, tình cảm và nhiều suy tư giằng xé hơn. Như triết lí của ông già trong Cái nhìn khắc khoải:“Làm vịt như mầy coi vậy mà sướng. Cộc à, làm người không làm thì thôi, làm phải cho ngon, thiệt khó”, [49, tr 55]. Và dù được đặt trong

lời thoại hay suy nghĩ của nhân vật thì người đọc vẫn thấy một Nguyễn Ngọc Tư nhiều cảm thông, yêu thương và giàu lòng trắc ẩn: “Đời vốn không buồn

nhưng người ta cứ làm cho nó buồn” [52, tr 110]. Có lúc triết lí gần gũi đến

mức nhiều khi ta không nhận thức được và lắm lúc tuy dễ hiểu mà cả đời cũng không hiểu nổi. Như: “Anh Năm về, thất vọng, nghẹn ngào hỏi má, chân

tình mà không chắc chắn, không lâu bền sao má, không đáng để được đền đáp sao má. Má vuốt tóc con trai, không nói gì hết, má suy nghĩ. Có nên nói hay không lời xưa rày má thường dạy thằng con trai lớn, rằng sống trên đời, thấy phải thì làm, mà làm cũng đừng nghĩ sẽ được đáp đền xứng đáng, vì có những thứ quý giá lắm, chẳng gì bù đắp được đâu.” (Qua cầu nhớ người),

hay đơn giản chỉ là: “Bởi cha biết đôi khi ta phải trả giá lớn dù chỉ mang một

lỗi lầm nhỏ” (Vết chim trời).

Cũng như những tác giả trẻ khác, vấn đề mà Nguyễn Ngọc Tư hay băn khoăn trong những sáng tác của mình ấy chính là lẽ sống ở đời, cách sống ở

đời: “Đâu nè, đâu phải muốn là làm, cũng phải suy nghĩ đắn đo dữ lắm…Phải chọn lựa và trả giá chứ.” (Nước chảy mây trôi) , vấn đề lựa chọn

giữa vinh quang và hạnh phúc: “Điệp tính đâu làm nghệ thuật là giống như xây cái nhà lầu, sức mình bao nhiêu thì xây bấy nhiêu, để thành công mà đánh đổi nhiều như vậy thì tội nghiệp cho nghệ sĩ biết bao.” (Chuyện của Điệp), vấn đề phải “trả giá” của con người khi đánh cuộc với lòng tham trong

truyện ngắn Núi lở … Rất nhiều những trăn trở lớn lao nhưng được Nguyễn Ngọc Tư diễn đạt và “hoá giải” một cách hết sức giản dị và vô cùng thực tế.

Chị không lên giọng dạy đời hay rao giảng bài học đạo đức mà triết lí ấy tan chảy vào trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và được rút ra từ hạnh phúc và nỗi đau của mỗi kiếp người. Giá trị giọng điệu triết lí, suy ngẫm không phải là bài học đạo lí để con người học theo nên hành động thế này hay thế khác mà triết lí chảy bên cạnh mỗi cuộc đời để con người cảm thông, chia sẽ hiểu biết lẫn nhau, nhằm giúp con người trở nên hoàn mĩ hơn, người hơn.

Tiểu kết chƣơng 3:

Trong thời kỳ Văn học Việt Nam hiện đại đang loay hoay tìm hướng làm mới văn xuôi thì Nguyễn Ngọc Tư – một nhà văn tỉnh lẻ vẫn giữ nguyên phong cách viết văn mộc mạc, chân chất của mình. Chị thuộc kiểu nhà văn viết theo lối cổ điển, truyền thống. Văn chị đứng ngoài khuynh hướng “hiện đại”, “cách tân” tuy vậy văn chương của chị vẫn làm lay động lòng người đến cao độ, có được thành công này là do chị biết cách làm mới đề tài và làm mới chính mình. Đề tài cũ nhưng qua lời văn của chị nó lấp lánh lên như một viên ngọc. Dấu ấn lớn nhất của Nguyễn Ngọc Tư, theo nhà văn Dạ Ngân, nằm ở “quặng văn” của chị. Đó là cái nhìn nhân ái đậm chất nhân văn về con người, về cuộc đời cùng bản sắc địa- văn hóa của vùng đất nơi chị sinh ra, sống và viết. Với những thủ pháp độc đáo được in dấu trên các bình diện nghệ thuật, chúng ta có thể thấy được thành công của Nguyễn Ngọc Tư khi làm mới các thủ pháp nghệ thuật viết truyện ngắn truyền thống. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc khắc sâu và làm nổi bật dấu ấn địa - văn hóa về con người và mảnh đất Nam Bộ.Những thành côngvề nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã đưa truyện ngắn Nam Bộ tiến một bước dài về tương lai, khẳng định tính hiện đại và hậu hiện đại trong kỹ thuật viết truyện ngắn. Qua đó mà văn học Nam Bộ rút ngắn được khoảng cách để hội nhập vào dòng chảy văn học hai miền Bắc, Trung và thế giới nhưng không hòa tan đặc trưng văn chương Nam Bộ trong sáng tác của mình.

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút tiêu biểu của văn chương Nam Bộ thời kỳ hậu hiện đại. Những sáng tác của chị đã góp phần đưa hình ảnh về mảnh đất và con người Nam Bộ gần gũi hơn với bạn đọc trong nước và quốc tế. Là một cây bút có trách nhiệm với nghề, sự xuất hiện Nguyễn Ngọc Tư đã làm thay đổi cách đánh giá văn học Nam Bộ trong giới nghiên cứu văn học. Với một phong cách văn chương độc đáo, một lối viết quen mà lạ, chị đã góp phần đưa văn học Nam Bộ tiến một bước dài về tương lai, rút ngắn khoảng cách của văn học Nam Bộ với các vùng miền khác trong cả nước. Sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lí, môi trường thiên nhiên, đời sống văn hóa, tâm lí, tính cách của con người nơi đây. Lối sống gắn bó với thiên nhiên, đồng ruộng, vườn tược, sông rạch, ghe thuyền... đã hình thành nên những dấu ấn địa - văn hóa rất Nam Bộ trong sáng tác của chị. Qua những trang viết ấy, chúng ta thấy được tình cảm của chị dành cho vùng quê Nam Bộ, nơi chị sinh ra và lớn lên thật sâu nặng nên mới có những trang viết về mảnh đất và con người Nam Bộ đầy nét sinh động, chân thật và thắm đượm tình cảm như thế.

2. Việc tái hiện và khắc họa đậm nét dấu ấn địa - văn hóa vào trong tác phẩm là một việc làm có chủ ý của Nguyễn Ngọc Tư trong quá trình phản ánh hiện thực cuộc sống mảnh đất và con người Nam Bộ. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nói chung và truyện ngắn của chị nói riêng đã chuyển tải được những giá trị địa - văn hóa độc đáo của vùng đất phương Nam đến với người đọc bằng một sự cảm nhận rất “đời thường”. Khuynh hướng thổi vào tác phẩm của mình những phẩm chất và giá trị văn hóa của dân tộc, của quê hương có thể xem là một khuynh hướng thẩm mĩ chủ đạo trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư. Điều này cũng góp phần lí giải vì sao sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư nói chung luôn được đông đảo bạn đọc ủng hộ; được

các nghệ sĩ, sân khấu và điện ảnh tìm đến với một sự đồng cảm sâu sắc với mong muốn được chuyển tải lại bằng ngôn ngữ nghệ thuật của riêng họ (các tác phẩm Cánh đồng bất tận, Dòng nhớ, Chiều vắng… của Nguyễn Ngọc Tư được các nghệ sĩ sân khấu và điện ảnh mua bản quyền chuyển thành kịch bản sân khấu và kịch bản điện ảnh). Thành công của Nguyễn Ngọc Tư một lần nữa cho thấy bản lĩnh của Nguyễn Ngọc Tư khi đã dũng cảm chọn cho mình một hướng đi riêng đó là: không “chạy theo đám đông”, không chạy theo xu hướng “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cả trong cách nghĩ và cách sống (nhiều khi rất tầm thường và “lệch chuẩn”) mà khá nhiều nhà văn trẻ hiện nay đang xem là “mốt” thời thượng khi sáng tác. Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư vì thế, thoạt nhìn bề ngoài có gì đó rất “xù xì”, “thô mộc” nhưng khi ngắm kĩ, nhìn kĩ lại thì lại sẽ thấy rất thùy mị, rất dịu dàng và “nết na” phản ánh đúng cái chất truyền thống - cái tâm hồn Việt Nam ngàn đời. Đọc Nguyễn Ngọc Tư vì vậy, nếu là người đang sống trên mảnh đất này sẽ cảm thấy rất tự hào vì quê hương Nam Bộ khi đi vào trang viết của Nguyễn Ngọc Tư sao mà đáng yêu, đáng quý đến thế. Nếu là người có một thời sống ở mảnh đất này nhưng vì cuộc sống phải tha hương cầu thực thì những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư không chỉ cho họ thêm niềm tự hào mà còn gợi lên trong lòng một cảm giác cồn cào nhớ quê đến quay quắt cháy bỏng, thầm mong một ngày nào đó được trở về. Còn nếu là người chưa một lần đặt chân đến đây, những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư chính là lời giới thiệu giúp họ hiểu thêm về con người và vùng đất mang đậm dấu ấn địa - văn hóa của vùng đất “chín rồng” rất đáng yêu và đáng tự hào của tổ quốc.

3. Nguyễn Ngọc Tư đặc biệt thành công trong việc sử dụng các biểu tượng văn hóa (dòng sông, cánh đồng, gió) trong việc tạo dựng nên không gian văn hóa Nam Bộ với những nét rất đặc trưng của mảnh đất này (văn hóa miệt vườn, văn hóa sông nước, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng…). Đây đồng thời là môi trường sống, hoạt động của nhân vật, là “phông nền” văn hóa cộng đồng để khắc họa những nét tính cách riêng có, không thể trộn lẫn của con

người phương Nam. Bằng một cái nhìn mộc mạc, chân chất, mà tràn đầy cảm xúc, nữ văn sĩ đã thổi hồn mình vào hệ thống nhân vật để từ đó xây dựng nên những nét tính cách sống động, chẳng khác gì con người thật ngoài cuộc đời, qua đó mà chị gửi gắm những quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Cũng xuất phát từ quan niệm văn học là nhân học, không cầu kì trong việc sử dụng những phương thức biểu đạt, Nguyễn Ngọc Tư đã khái quát hiện thực cuộc sống đầy màu sắc của đồng bằng sông Cửu Long thời hậu hiện đại thông qua thế giới nhân vật đầy sống động, đặc biệt là hình tượng người nông dân nghèo và hình tượng người nghệ sĩ bình dân Nam Bộ. Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, mang nét riêng biệt, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo được phong cách riêng cho bản thân. Truyện ngắn của chị không tiêu biểu, không thu hút người đọc bởi cốt truyện mà thu hút ở sự phân tích tâm lí, ở giọng tâm tình gần như không có khoảng cách giữa nhân vật và người đọc. Tình huống tâm trạng trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư tương đối khó nhận diện bởi nó thường được che giấu hoặc khá mờ nhạt. Tuy nhiên đó chính là khối “thuốc súng” làm bùng nổ cả câu chuyện. Văn chương Nguyễn Ngọc Tư không ồn ào lên gân, trái lại rất dịu dàng, đằm thắm, đi sâu phân tích tâm lí nhân vật một cách sắc sảo, nhẹ nhàng mà vô cùng tinh tế. Qua những sáng tác của chị, chúng ta được cung cấp thêm những cứ liệu địa - văn hóa đặc sắc về vùng đất nơi tận cùng của Tổ quốc.

4. Qúa trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã có đủ cơ sở để khẳng định thêm một lần nữa, văn chương Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Nam Bộ, nhờ có chị mà văn chương Nam Bộ hiện đại có nhiều cách tân về đề tài, tư duy nghệ thuật, được độc giả quan tâm yêu mến.Với những thành công rực rỡ ấy, truyện ngắn cùng với tạp văn đã đưa tên tuổi Nguyễn Ngọc Tư lên một tầm cao mới trên con đường nghệ thuật, trở thành một nhà văn nổi tiếng trên văn đàn văn học đương đại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan An (2012), Người Nam Bộ, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội 2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG,Hà Nội

3. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin 4. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Nxb

Văn học

5. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, Nxb ĐHQG HN 6. Đỗ Thị Ngọc Chi (2013), Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa,

Luận án tiến sĩ, ĐHSP HN

7. Trần Hữu Dũng, Nguyễn Ngọc Tư – đặc sản miền Nam, http://viet- studies.net, 11/7/2018

8. Trần Hữu Dũng, Về Cà Mau thăm Nguyễn Ngọc Tư, http://viet-studies. net, 15/8/2018

9. Hà Minh Đức (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

10. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội

11. Nguyễn Văn Hậu, Biểu tượng như là một đơn vị của văn hóa, http//www.vanhoahoc.vn, 12/6/2018

12. Đặng Hiển (2016), Văn học dưới góc nhìn địa văn hóa, Nxb Hội nhà văn 13. Dương Phú Hiệp (2012), Cơ sở lí luận và phương pháp luận nghiên cứu

văn hóa và con người Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

14. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội

15. Nguyễn Thị Hoa, Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bấn tận, http://viet– studies. net, 05/8/2018

16. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,

Nxb Giáo dục

17. Nguyễn Thừa Hỷ (2001), Văn hoá Việt Nam truyền thống một góc nhìn,

18. Thụy Khuê, Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, http://viet- studies.net, 03/7/2018

19. Ngô Văn Lệ (2003), Một số vấn đề văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông

Nam Á, Nxb ĐHQG TPHCM

20. L.Iô-nhin (1998), Những định nghĩa về văn hóa trong văn hóa học,

(Hoàng Vinh dịch), Giáo trình đại học Matxcova.

21. Phương Lựu (2010), Giáo trình Lí luận văn học, tập I, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

22. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Hội Nhà văn

23. Sơn Nam (2007), Nói về miền Nam, cá tính miền Nam, phong tục tập quán miền Nam, Nxb Trẻ TPHCM

24. Sơn Nam- Phạm Xuân Thảo (2004), Một thoáng Việt Nam, Nxb Trẻ

TPHCM

25. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc 26. Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư điềm đạm mà thấu đáo, http://

tuoitreonline.vn, ngày 6/4/2018

27. Kim Quyên (2004), Món ăn khoái khẩu Nam Bộ, Nxb Văn nghệ, TPHCM 28. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 29. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội Nhà văn 30. Kiệt Tấn, Sông nước Hậu Giang và Nguyễn Ngọc Tư, http:// Viet-

studes.org, 22/9/2018

31. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí, Nxb Thế giới 32. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 103 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)