Văn hóa miệt vườn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 31 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Dấu ấn đị a– văn hóa về mảnh đất Nam Bộ trong truyện ngắn

2.1.1. Văn hóa miệt vườn

Điều trước tiên nói về mảnh đất Nam Bộ đó là văn hóa miệt vườn. Nhà khảo cứu văn hóa, nhà văn Sơn Nam còn gọi đây là “Văn minh miệt vườn” và ông đã có hàng loạt bài khảo cứu, tác phẩm văn học chứng minh cho điều này. Văn hóa miệt vườn có thể chia thành nhiều ngành nghề như: Nghề biển, nghề trồng lúa nước và hoa màu, nghề trồng vườn,…Từ những kinh nghiệm sống của người dân Nam Bộ, Phạm Xuân Thảo đã khái quát: “Cư dân Việt

sống bằng nghề vườn là một thái độ ứng xử thông minh trước thiên nhiên vùng đất xa lạ”… [24].

Người Nam Bộ rất thông minh trong việc phân bổ quy mô nhà - ruộng - vườn; họ tận dụng mọi không gian để trồng trọt chăn nuôi. Nếu như phía trước nhà là sân thì sau nhà thường là ao cá, mương tôm và trên là chuồng trại chăn nuôi. Với cách phân bổ này, họ có thể tận dụng được tất cả những thức ăn cho cá, tôm, nước tưới vườn và phân bón trồng trọt.

Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức đã nhận thấy Nam Bộ là vùng đất trù phú, tiềm năng phát triển nông nghiệp và dự báo khả năng phát triển thương nghiệp. Còn Sơn Nam thì miêu tả vùng đất này như sau: “Gần hết cả vùng là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn

chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành những chỗ trú xum xuê” [23]. Nơi đây bao trùm là:

“Rừng bạt ngàn, bưng láng nước đọng, sông ngòi chằng chịt đến những vùng

đất bồi lắng phù sa, cha ông ta đã kiến tạo nên một đồng bằng bao la với đồng ruộng cò bay thẳng cánh, những miệt vườn xum xuê cây trái..”[23].

Xét về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên, vùng Tây Nam Bộ - nơi có quê hương Cà Mau của Nguyễn Ngọc Tư- có hệ sinh thái đa dạng: mặn, ngọt, lợ đan xen. Đây là vùng bình nguyên tương đối thấp và là vùng phù sa được bồi đắp qua nhiều kỷ nguyên đổi thay của mực nước biển. Vùng Tây Nam Bộ có nhiều giồng cát trải dài chạy dọc ven biển, ven sông; vùng trũng thấp thì chủ yếu đất phèn và đầm mặn do ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, hệ sinh thái đất ngập nước với rừng ngập mặn dày đặc cũng tạo nên cho Tây Nam Bộ sắc thái nổi bật.

Đặc điểm cảnh quan môi trường sinh thái của vùng Tây Nam Bộ đã hình thành các loại hình khai thác kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và quyết định các phương pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên và cách thức tác động vào thiên nhiên của con người, từ đó tạo nên đặc trưng văn hóa vùng Tây Nam Bộ. Những nơi đất phèn, có nước ngọt thì cư dân ở đây trồng 2 - 3 vụ lúa và họ trồng 1 vụ lúa nơi đất mặn ven biển. Trước kia nói đến đồng bằng sông Cửu Long là người ta nói đến văn minh lúa nổi - lúa trời: Từ thời xa xưa, ở vùng châu thổ có các đồng lúa nổi. Người ta gọi đồng lúa nổi là lúa trời vì cư dân lúc bấy giờ không phải gieo cấy. Cây lúa lớn mạnh theo từng con lũ trong khi các cây cỏ khác bị chết ngộp không theo kịp nước và về cuối mỗi mùa lụt thì chúng đơm bông, kết hạt cứng chắc, nặng trĩu, sẵn sàng cho vụ thu hoạch. Nơi có những giồng cát trải dài chạy dọc ven sông, ven biển hoặc nơi có gò đất cao thì cư dân nơi đây trồng cây trái.

Nét đặc thù của thiên nhiên miệt vườn đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn Nam Bộ. Quá trình hình thành miệt vườn không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra những yếu tố văn hóa tinh thần phù hợp với đặc điểm tự nhiên và tư duy sáng tác văn chương. Sáng tạo đó đã góp phần phát triển văn học Nam Bộ nói riêng và làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Mảnh đất Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư hiện ra thật đẹp và rộng lớn với dấu ấn văn hóa miệt vườn

đậm nét. Nam Bộ hiện lên trong những trang văn của Nguyễn Ngọc Tư với những vùng đồng bằng mênh mông, những cánh đồng lúa trải dài vô tận. Ở đó, những người nông dân làm nghề trồng lúa sống gắn bó với ruộng đồng hoặc suốt đời sống cuộc đời du mục, lang bạt rong ruổi với nghề nuôi vịt chạy đồng. Mảnh đất Cà Mau nói riêng, Nam Bộ nói chung còn nổi tiếng với những miệt vườn rộng lớn, bao la, xum xuê cây trái với rất nhiều loại trái cây đặc sản như: sầu riêng, xoài cát, ổi, mít Tố Nữ... Văn minh miệt vườn là một trong những nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu cho vùng đất Nam Bộ.

Quê hương Cà Mau của Nguyễn Ngọc Tư được hình thành từ cái nôi văn hóa miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long với những vườn cây trái xum xuê trải dài một màu xanh mênh mông, bất tận“Ông Tư Mốt chỉ cái dải xanh

mù mù trong mưa, bảo cù lao Mút Cà Tha kìa. Văn ờ, nói thấy xa quá chú ha. Ông cười gạt ngang, xa gì, đây tới đó mấy hồi. Rồi chiếc xuồng máy nhỏ mỏng manh rập rờn đi trong giông gió. Người thành phố ngồi ngấm cái “mấy hồi” của ông già, mừng tủi thấy màu xanh cây cỏ cù lao đã thẫm trước mắt…Từ mé rừng mắm chống lở đất bên nầy, đi hết vườn cây nầy gặp được một căn nhà thì lại tiếp đến một vườn cây trái khác.”[49, tr 17].

Đó còn là hình ảnh miệt vườn bên sông Trèm Trẹm ở miệt Năm Căn hiện lên trong tâm trí của chị khi miêu tả chợ nổi ở Cà Mau “Cầm lòng được

sao với cái mầu đỏ thanh tao của trái đu đủ chín cây, đỏ au của chôm chôm, vàng ươm của khóm, xoài, xanh riết của cóc, ổi, tím của cà... Giữa chợ nổi Cà Mau, cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc trên miền sông Trẹm quê mình”[51]. Là khu vườn của nội với đủ loại cây trái ngọt thơm đặc

trưng cho miền Tây Nam Bộ “Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng

ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên bông cau trắng muốt...”[46].

Rặng dừa soi bóng bên dòng kinh cùng sắc hoa sen, hoa súng, bông bụp, bông điên điển điểm tô như những nét chấm phá càng làm cho quê hương của chị hiện ra trong từng trang văn thêm sinh động nên thơ: “Một

hàng dừa nước bên sông nghiêng mình soi đáy. Những ngày gió chướng về, nước trong vằng vặc như thấy rành rạnh từng sớ lá. Trên bờ kinh, dây choại mọc đầy, đọt choại xanh non nhuốt líu ra líu ríu níu bước chân người. Hàng bông bụp trước sân nhà nở đỏ…”[47, tr 165].

Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, ta cũng sẽ hiểu thêm về văn minh miệt vườn với nghề “nuôi vịt chạy đồng” trên những cánh đồng mênh mông, bạt ngàn, “cò bay thẳng cánh” rất đặc trưng ở vùng sông nước Nam bộ:“Mùa

gặt năm nào anh cũng xuôi ghe chở bầy vịt chạy đồng về xóm rạch giồng này. Rồi cất cái chòi bằng lá chuối, quây lưới cầm vịt trên khúc đê trồng so đũa. Từ chỗ này, mỗi ngày anh lang thang lùa vịt đi ăn khắp cả vạt đồng, qua tới vườn xóm lung. Tới khi người ta bừa đất chuẩn bị sạ vụ mới, Sáng lại ra đi…”[47].

Miệt vườn Nam Bộ còn có nét đặc trưng của rừng biển giao hòa. Rừng ở Nam Bộ cũng mang một đặc điểm riêng biệt. Không giống như rừng Tây Bắc, hay rừng miền Trung và Tây Nguyên, rừng ở đây là rừng ngập mặn, rừng tràm. Rừng tràm còn là hệ sinh thái khá phổ biến của vùng trũng ngập nội địa. Chính hệ sinh thái này đã mang tới một sắc thái địa - văn hóa tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ, cư dân ở đây sống gần gũi, gắn bó, thân thiện với rừng vì rừng tạo ra sinh kế và đem lại nguồn sống cho họ. Thiên nhiên ở đây thật hùng vĩ và hào phóng với những sản vật phong phú, mùa nào thức ấy dành tặng cho con người

“Tháng tám hội khía.Tháng chín mùa cua lên bãi. Tháng mười hội cá đường. Rừng dày rậm rạp, rừng chồm sát mé kinh để níu kéo chút hơi ấm con người…”[51].

2.1.2. Văn hóa sông nước

Người Nam Bộ khi khai thác vùng châu thổ sông Cửu Long trước hết là phải thích nghi với môi trường sinh thái ở đây và học tập tri thức và kinh

nghiệm của cư dân bản địa, trong đó đặc biệt phải kể đến nhóm cư dân Nam đảo và Môn - Khơmer, những người thầy tài ba không chỉ trong công cuộc chinh phục mặt nước mà còn biết tận dụng và khai thác tối ưu mặt nước. Nhờ vậy, cư dân vùng châu thổ sông Cửu Long thực sự đã tạo ra một cấu trúc mới cho văn minh sông nước ở vùng này. Không lấy trị thủy làm trọng, cư dân vùng này rất chú ý đến việc làm thủy lợi kết hợp với mở mang giao thông đường thủy. Có lẽ cấu trúc của nền văn minh này là tận thủy - thủy lợi: tận dụng và khai thác tối ưu mặt nước tạo nên một nền văn minh sông nước độc đáo. Từ nền văn minh nước lũ và chống lũ, người Nam Bộ lại tạo ra nên văn minh nước nổi và sống chung với nước nổi.

Ở Nam Bộ khi xưa, việc thu hoạch lúa trời diễn ra vào cuối mỗi mùa nước lũ nên người dân nơi đây phải kết gỗ làm thành bè để vận chuyển lúa theo những dòng nước nhất định tạo thành các luồng lạch, tạo tiền đề cho việc hình thành hệ thống kênh rạch. Về sau, người dân tập trung ở đông đúc tạo thành các trung tâm cư trú thì người ta đào sông nối thẳng các đường nước thành hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc đi lại và tạo ra các bến nước làm nơi thuyền bè tụ họp trao đổi hàng hóa sản vật trên chợ nổi. Văn minh kênh rạch sau này cũng hình thành từ những yếu tố đó.

Vào đầu thế kỷ XIX, khi miêu tả vùng đất Nam Bộ, Trịnh Hoài Đức đã dẫn: “Đất Gia Định nhiều sông, kênh, cù lao và bãi cát. Trong 10 người đã có 9

người quen việc chèo thuyền, biết nghề bơi nước... Chỗ nào cũng có ghe thuyền hoặc dùng thuyền làm nhà ở hoặc để đi chơi, đi thăm người thân thích, chở gạo, củi buôn bán rất tiện lợi”. Còn Lê Bá Thảo trong một công trình nghiên cứu của

mình, ông đã ước tính Nam Bộ có khoảng 5700 km kênh rạch [31].

Bao trùm các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là hiện thực cuộc sống con người trên mảnh đất Nam Bộ với cánh đồng ngập nước mênh mông, những bờ kênh, con mương có cầu dừa vắt vẻo và vô số những đầm, đìa, rạch, xẻo...Và những dòng sông, những dòng nhớ của Tư vẫn cứ tuôn chảy miệt

mài, len lỏi trong khắp cùng ngõ ngách Hậu Giang. Cuối cùng, dòng nhớ biến thành một nỗi nhớ mong khắc khoải Nhớ sông, truyện ngắn cuối cùng trong tập Giao thừa. Mà không nhớ sao được, khi cả cuộc đời ba, cả cuộc đời má, cả cuộc đời hai con mình đều gắn bó bền chặt với sông nước. “Bây giờ hỏi

lại, Giang nói không có con kinh, con rạch nào mà ghe chưa đi qua, không có đường ngang ngõ tắt nào mà ông Chín không biết. Xuôi dòng, ngược dòng, con nước kém, con nước rong... Không ai nói với ai, nhưng cả nhà ông đều nghĩ, chắc là sống như vầy hoài, như vầy mãi thôi. Chị em Giang đùa nhau, sau này lấy chồng ra riêng, ba cho mỗi đứa một chiếc ghe” [47, tr 156].

Giang tự nó nghĩa là sông, cái tên như một định mạng trói buộc từ đời

nào với rạch ngòi: “Giang không hiểu sao mình nhớ hoài, nhớ ràng ràng cái

ngày đó. Cho nên qua vàm lần nào, Giang đều kéo con Thủy ra, Giang chỉ, má chết chỗ này nè” [47, tr 156]. Má trợt sào té đầu đập vào cái gờ sắt, đôi chân

còn bíu vào ghe, rồi cả thân người hụp vào lòng sông, chìm lĩm. Vợ chết, ông Chín vẫn tiếp tục chở hai đứa con gái đi bán hàng bông xuôi ngược trên khắp các ngả sông ngòi. Thủy mê đất từ hồi nhỏ, từ thuở còn bồng. “Giang nhắc, ờ

phải em ham đất lắm, hồi nhỏ ghe đậu bến nào chế cũng coi em bắt mệt, cứ xoay lưng là em chổng mông cạp đất ăn ngon lành” [47 tr 159].

Cư dân Nam Bộ có tập quá cư trú ven sông. Loại hình cư trú này xuất phát từ điều kiện địa lí tự nhiên Nam Bộ nhiều kênh rạch, sông ngòi, chằng chịt, thuận lợi cho việc di chuyển bằng đường thủy. Các luồng lạch cứ thế mỗi năm một lấn sâu vào cánh đồng lúa nổi mênh mông giữa vùng ngập nước. Cư dân bắt đầu kết cây tạo thành những nơi cất trữ hạt lúa ở ngay giữa vùng thu hái, lâu dần tạo ra kiểu nhà sàn vừa để cư trú vừa làm kho lẫm tích trữ lương thực cho đến vụ sau. Nhà sàn được dựng ở nơi thế đất cao bên cạnh đường nước nên trong các mùa lụt làm nơi tránh lũ. Văn minh nhà sàn vượt lũ cũng bắt đầu từ đó. Nơi ở gần sông như thế khá thoáng mát, phục vụ tiện ích cho cuộc sống sinh hoạt đời thường: tắm giặt, đánh bắt thủy hải sản, buôn bán,

trao đổi hàng hóa...Nhà sàn, loại nhà nửa trên bờ nửa dưới nước, dựng trên những chân cột rắn rỏi đóng chặt xuống lòng sông, sàn lót bằng ván. Nhà sàn rất phổ thông ở vùng sông nước đồng bằng Cửu Long, như Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho…Bước vào tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, Trăm năm bến cũ con đò ta bắt gặp chiếc võng đưa và mái nhà sàn ở miệt phù sa của Tư. “Cửa sau nhà tôi trông ra sông. Tôi thường ví đó là một

khung tranh, có lúc nó hiện lên những chiếc tàu cao nghệu, hùng hục đi qua, che khuất cả dãy nhà sàn bên kia sông…[51, tr 163]. “Chỗ tôi ngồi có chiếc võng con giăng ngang căn chòi de ra mép nước” [51, tr 165].

Với một địa hình có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên ở Nam Bộ, chỗ nào cũng có ghe, thuyền, tắc ráng, vỏ lãi, ... Đây là những phương tiện giao thông phổ biến nhất của cư dân vùng này. Loại hình giao thông đường thủy, xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Ghe xuồng để chở lúa gạo, đi chợ, ghe xuồng buôn bán trên chợ nổi... Có thể nói hầu hết mọi sinh hoạt của con người nơi đây đều gắn bó với sông, với nước, ghe thuyền. Do đó, văn minh chợ nổi cũng là nét đặc trưng trong văn hóa sông nước của Nam Bộ. Hiện thực đời sống sông nước Nam Bộ trong tác phẩm của Nguyễn Ngo ̣c Tư chủ yếu được nhìn từ chỗ đứng thể hiê ̣n niềm tự hào của những người dân quê. Tự hào vì trong “bức tranh” hiện thực ấy là những giá trị văn hóa bao đời của cha ông. Với Nguyễn Ngo ̣c Tư làng quê nông thôn tuy nghèo khó nhưng rất thân tình và ấm áp . Trong tản văn Chợ nổi Cà Mau chút tình sông nước, Nguyễn Ngọc Tư tái hiện cảnh sinh hoạt của chợ nổi - một nét văn hóa rất đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long:“Tôi thường đứng trên cầu Gành

Hào, nhìn về chợ nổi, ở đó có thể trông thấy một dãy ghe rập rờn xao động cả mặt sóng, những cái chân vịt gác chỏng lên loang loáng dưới mặt trời. Mỗi chiếc ghe là một ngôi nhà nhỏ, ngang hai mét, dài năm bảy mét. Nhỏ bé, chật hẹp. Nhưng có một cái gì đó thật khác thường, thế giới đó hẹp đến nỗi chỉ vừa xoay lưng, để nằm co, để cúi người…mà cũng dài cũng rộng vô phương bởi

cuộc sống rày đây mai đó, lênh đênh cuối bãi đầu ghềnh.” [51]. Người đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mảnh đất và con người nam bộ trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư dưới góc nhìn địa văn hóa (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)