Hành trình sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 27 - 30)

2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc

2.1 Nguyễn Nhật Ánh

2.1.1. Hành trình sáng tác

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7/5/1955. Nguyên quán xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Nhà văn có nhiều bút danh như Anh Bồ Câu, Chu Đình Ngạn, Đơng Phương Sóc, Sóc Phương Đơng. Tuổi ấu thơ gắn bó với gia đình, làng xóm, q hương đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà văn mà mỗi khi hồi tưởng lại nó như một đoạn phim khơng có điểm dừng. Vùng quê đó đã trở thành một tình yêu, một nỗi nhớ khắc khoải, cứ trở đi trở lại lúc hiển hiện lúc thấp thoáng trong các sáng tác. Nhà văn như hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình và ơng viết như một sự giãi bày, một sự chia sẻ. Bởi vậy, chính những kỉ niệm tuổi thơ rất phong phú, giàu có ở quê hương của Nguyễn Nhật Ánh là một chất xúc tác và nguồn cảm hứng dồi dào tạo cho nhà văn. Nguyễn Nhật Ánh từng nói: khi đi vào con đường văn chương, ông viết đủ thứ nhưng chủ yếu viết cho thiếu nhi, ông nhận thấy đây là mảng đề tài hợp với mình. Nguyễn Nhật Ánh ngồi trang sách là một con người vui tươi, dí dỏm và thích đùa.

Nguyễn Nhật Ánh còn là một nhà văn có trách nhiệm và chuyên tâm với công việc viết văn. Để có vốn hiểu biết phong phú về thế giới học trò, nhà văn đã sưu tầm các loại sách giáo khoa từ lớp một tới lớp mười hai để

đọc, đăng kí học lớp tiếng Anh buổi tối để quan sát, nắm bắt những đứa trẻ trong lớp học hay trị chuyện với chính con gái và các bạn của con. Tuy chỉ dạy học hai năm nhưng những kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cùng với kinh nghiệm thực tế đã giúp nhà văn hiểu và gần gũi với học trò. Trong tác phẩm của nhà văn, người đọc như cảm thấy đó là cuốn bách khoa về nhà trường. Ngồi ra, ơng đã từng là cán bộ Đồn năng nổ nhiệt tình trong các sinh hoạt văn nghệ của các em thiếu nhi. Chính vì thế khi viết về các hoạt động của thanh thiếu niên, ngịi bút của ơng như là kể lại trải nghiệm của chính mình.

Năm 13 tuổi ơng đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tƣ, Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trƣớc vòng chung kết (Nhà xuất bản Măng Non, 1985). Hai mươi năm trở lại đây,

ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên. Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng

sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A. Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của Thành Đồn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất. Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được

Trung ương Đồn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Bộ truyện truyền tải những thông điệp giản dị về cuộc sống một cách tự nhiên, gần gũi, không lên gân giáo điều mà thường để độc giả tự rút ra bài học cho chính mình.

Giọng văn hóm hỉnh hài hước và cách xây dựng tình huống truyện bất ngờ đã giúp Kính vạn hoa trở thành sách gối đầu giường của nhiều thế hệ áo trắng tới trường.

Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh kí hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên

ơng viết một bộ truyện hồn tồn dựa trên trí tưởng tượng. Vì vậy, để chuẩn bị cho tác phẩm này, ông đã phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách báo liên quan như Phù thủy và Pháp sư, Các huyền thoại phương Đông, Ma thuật và thuật phù thủy...

Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ơng là bút kí của một chú Cún có tên Tơi là Bêtơ. Tơi là Bêtơ đoạt giải Cuốn sách Hay nhất 2007 (bình chọn của bạn đọc báo Người Lao động) và giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM 2008. Giải vàng sách hay của hội xuất bản Việt Nam 2009 và giải thưởng văn học ASEAN 2010. Đảo mộng mơ tác phẩm bán chạy nhất

tại Hội sách Tp HCM 2010. Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện có tên Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ, tác phẩm này được báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008 và đoạt giải thưởng văn học ASEAN năm 2010. Tác phẩm Ngồi khóc trên cây, xuất bản ngày 27 tháng 6 năm 2013. Tác phẩm Chúc một ngày tốt lành xuất bản ngày 6 tháng 3 năm 2014. Tác phẩm mới nhất Bảy bƣớc tới mùa hè xuất bản năm 2015.

Nguyễn Nhật Ánh đã đóng góp khơng nhỏ cho nền văn học thiếu nhi sau 1975 và là một hiện tượng văn học đặc biệt bởi nhiều thế hệ độc giả đều u thích tác phẩm của ơng. Đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh, ai cũng thấy mình trong đó, trẻ em tìm thấy tuổi thơ sinh động, hồn nhiên của chính mình cịn người lớn thì nhận được những “tấm vé” về lại tuổi thơ. Với giọng điệu hài hước, với tài năng quan sát tinh tế, mỗi truyện Nguyễn Nhật Ánh đều làm mới

thế giới hằng ngày vốn quen thuộc. Tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã được giải thưởng văn học Asean. Bộ sách

Kính Vạn Hoa của nhà văn đã lập kỷ lục hiếm thấy: 45 tập truyện, mỗi tập

phát hành tới 23.000 bản, số tiền nhuận bút lên đến gần 400 triệu. Nguyễn Nhật Ánh thuộc số ít nhà văn thành công trong cả truyện thiếu nhi và sách cho tuổi mới lớn.

Tóm lại, tuổi thơ cùng những trải nghiệm nghề nghiệp và tâm huyết của nhà văn chân chính, chuyên tâm viết cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh xứng đáng là một tên tuổi để lại dấu ấn in đậm trong lòng độc giả văn học thiếu nhi đương đại. Cho đến thời điểm này, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất Việt Nam, không chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của nhà văn còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc của đơng đảo cơng chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)