2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc
3.3 Không gian và thời gian nghệ thuật
3.3.2.2 Thời gian hồi tưởng
Với thời gian hồi tưởng, các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh được kể một cách tự nhiên, mọi tình tiết trong truyện được đi theo mạch kể phù hợp, hấp dẫn. Tác giả có sự thay đổi thời gian chi tiết trong truyện tránh sự nhàm chán trong cảm nhận và đổi mới cách kể chuyện. Có những chuyện trong cuộc đời mỗi con người là một kỉ niệm khiến cho các em nhớ hoài hay vui lên mỗi khi nghĩ về nó. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh với những chi tiết vui tươi và hấp dẫn người đọc. Từ ngữ rất đơn giản, không trau chuốt, giản dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày mà tác giả tạo nên một ấn tượng sâu sắc về kỷ niệm của nhân vật.
Thời gian hồi tưởng được tái hiện qua việc chú cún Bêtô giới thiệu cho người đọc vì sao mình lại có tên kỳ lạ như vậy: “Chị Ni đặt cho tơi cái tên đó
chính xác là vào ngày 17 tháng 7 năm 1994, tức là đúng vào ngày đội tuyển Brazil đoạt chức vơ địch giải bóng đá thế giới lần thứ 15. Đó cũng chính là ngày tơi đặt chân đến nhà tơi.” [2,5]. Bêtơ rất tự hào về tên của mình vì đó là
tên do chị Ni đặt cho, cũng như nhớ rất rõ ngày tháng mình đến với ngơi nhà đang ở. Quá khứ thường gắn liền với những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ, với một chú cún cũng như vậy vì mỗi kỷ niệm đó thường đi theo các em trong suốt cuộc đời mình.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần khi để nhân vật hồi tưởng về quá khứ lại gắn với sở thích của nhân vật khi cịn nhỏ: “Những bơng hoa đầu tiên trong
cuộc đời tôi nở vào lúc tôi đi học thầy Cả. Một ngày tôi giao cho thầy khoảng mười tiếng, thời gian cịn lại tơi dành cho niềm thương mến của tơi, một tình u lớn hơn cả bản thân mình. Tơi trồng, tưới, bắt sâu…Đầu tiên, tôi trồng chúng trong những chậu sứ. Nhưng dường như chúng không thỏa mãn tôi,
những chậu sứ nghèo nàn kinh khủng, chúng đại diện cho một cái gì chật hẹp và thu nhỏ, trong khi những giấc mơ về hoa luôn trải dài như một cánh đồng và nở ra vô hạn.” [30,86]. Những cánh đồng, vườn hoa luôn được nhắc đến
trong các truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần, điều đó tạo nên nét riêng cho các sáng tác của nhà văn. Kỷ niệm tuổi thơ trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần thường gắn liền với hoạt động trồng và chăm sóc vườn cây hay những kỷ niệm gắn liền với đồng ruộng. Nhà văn sử dụng thời gian hồi tưởng để kể chuyện làm cho câu chuyện đúng mạch hơn, thật hơn và chiếm được lòng tin trong lòng độc giả. Hồi tưởng trong truyện của Nguyễn Ngọc Thuần có khi là kỷ niệm về lần đầu tiên em bé ra đời: “Và mọi chuyện
như tôi đã kể, bà mụ đánh tôi bảy cái. Bố thốt lên sung sướng: “Trời ơi, con trai. Cái thằng này nó lì lắm đây! Sao tơi ghét nó q”. Nói rồi ơng hơn vào cái miệng đang khóc của tơi.” [29,12]. Kỷ niệm đó rất thú vị vì mỗi đứa trẻ
ln tị mị về mình lúc mới chào đời, bố mẹ các em chắc hẳn cũng khó có thể quên được ngày đặc biệt này.
Hầu hết khi hồi tưởng kể lại một điều gì đó trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh đều là những điều đáng nhớ, nhân vật muốn nói ra. Kỷ niệm đầu tiên khi chúng ta gặp một người bạn mà mình yêu quý cũng là một kỷ niệm khiến các em nhớ mãi. Đó là hình ảnh về cơ chuột Út Hoa đang lang thang trên phố vì đói rét thì gặp được Tí Hon: “Lúc Tí Hon nhìn thấy Út Hoa, nàng
chuột lang trơng có vẻ suy sụp. Nàng đói và rét đã nhiều ngày, kể từ khi trốn ra khỏi phịng thí nghiệm. Nhưng bất chấp vẻ bạc nhược của nàng, Tí Hon tin rằng nó chưa từng thấy một con chuột nào đẹp như vậy.” [3,36]. Nhìn chung,
các tác phẩm truyện của Nguyễn Nhật Ánh sử dụng thời gian hồi tưởng đều rất thực tế, khơng như lí thuyết. Điều này cho thấy nhà văn là một người rất tâm lí, sống ln để ý đến mọi người, cuộc sống hằng ngày, biết chìm đắm trong cái nội dung mà mình đang tạo dựng để thành một tác phẩm, thành công
trong việc đưa thực tế vào truyện, đổi mới nội dung truyện. Nhà văn thành công trong cách kể chuyện này, nó mang lại cho các tác phẩm đậm chất thật, không ảo tưởng, thu hút bạn đọc hơn.