Những người bố mẹ giàu tình yêu thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 50)

2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc

2.2 Nhân vật người lớn

2.2.1 Những người bố mẹ giàu tình yêu thương

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của thiếu nhi. Những người bố mẹ trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần luôn lắng nghe, thấu hiểu và giúp đỡ các em. Bố mẹ được các em nhìn với đơi mắt của sự kính trọng và u q, bởi họ luôn quan tâm và dạy các em những điều hay lẽ phải. Người bố trong truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần đã dạy con của mình yêu thiên nhiên

bằng cách đưa em ra vườn cùng lao động, hướng dẫn em tưới cây, biết bắt sâu và nhổ cỏ. Bố của Tin trong Đảo mộng mơ của Nguyễn Nhật Ánh đã không bỏ đi bãi cát để chuẩn bị khởi công làm nhà mà giữ lại cho Tin, cho bạn Tin có một nơi để vui đùa, để lớn lên cùng những tưởng tượng, ước mơ. Bố Tin

cũng là người đầu tiên tin vào hòn đảo hoang của em kể: “-Ờ, có thể là có đấy. Ba có nhìn thấy một hịn đảo như vậy trong vườn.

Mắt Tin sáng lên: - Đúng là một hịn đảo mà, phải khơng ba? Ba gật đầu: - Đúng rồi. Và trên hịn đảo có mấy cây cọ.” [1, 58]

Ở địa vị nào thì điểm nổi bật nhất của nhân vật bố mẹ là tình yêu thương dành cho các con, ý thức vun đắp cho gia đình, mục đích sống và làm việc là tạo nên cuộc sống tinh thần và vật chất đầy đủ cho các con. Muốn các con có điều kiện tốt nhất để học tập và định hướng cho chúng theo hướng tích cực. Dù ở xã hội nào cũng vậy, tình yêu thương của cha mẹ dành cho các con là vô bờ bến.

Nhân vật em trong Một thiên nằm mộng lại rất thích được cười trong lịng mẹ nên em thích mình bị đau khổ, bởi lúc đó mẹ sẽ dùng đơi tay chạm vào em: “Em thích mình đau khổ lắm, vì lúc đó mẹ sẽ đến bên em, vừa cười

mẹ vừa nói, ơi cái cục đau khổ của tui! Đôi tay mẹ chạm vào em như chạm vào đau khổ, từng ngón mềm mại và nương nhẹ. Mẹ cười to. Em rúc vào lòng mẹ và em cười. Em chỉ thích cười trong lịng mẹ. Mẹ hay nói em là con sâu. Một con sâu nhỏ. Đố con, mẹ yêu con cái gì nhất? Tất nhiên mẹ yêu con sâu rồi. Con mắt là nơi mẹ yêu nhất, mắt sâu, mẹ chẳng nói vậy là gì, nhưng hình như mẹ vẫn thích em trả lời” [27,5]. Sự yêu thương của mẹ dành cho con đặc

biệt như biệt danh mẹ đặt cho em hay như cách mẹ che chở và quan tâm em mỗi ngày.

Mẹ của Tin trong Đảo mộng mơ ban đầu cho rằng ý nghĩ bãi cát sau

nhà là hòn đảo của Tin thật ngây ngơ nhưng chính mẹ đã dần tin tưởng em và chính niềm tin ấy đã thuyết phục bạn bè của Tin coi đó là đảo hoang thực sự:

“Mẹ chúa đảo và chị chúa đảo cũng khơng cịn giữ vẻ thờ ơ trước những tin

tức về hòn đảo.

Chúa đảo nói, trong bữa ăn: - Tụi con đặt tên cho hịn đảo rồi.

- Tên gì thế con? - Mẹ chúa đảo hỏi, cái cách bà biểu lộ qua ánh mắt cho thấy bà muốn người nghe biết bà đang rất tò mò” [1,108]

Nhân vật Hồng Hậu Năm Ngối trong Có hai con mèo ngồi bên cửa

sổ dù khơng thích chú mèo Gấu lười biếng, không bắt được chuột nhưng vì

thương u Cơng chúa và không muốn cô buồn nên tìm cách khuyên Nhà Vua Sang Năm để giữ mèo Gấu ở lại dù chỉ mới thốt lên: “Bà gượng gạo nói,

khi nhà vua chuẩn bị sải chân ra khỏi phịng:

- Năm ngối…” [3,160]. Dù chỉ là một chút cố gắng khuyên nhủ chồng để giữ

mèo Gấu lại nhưng cũng cho thấy sự quan tâm và yêu thương của người mẹ dành cho cô con gái bé nhỏ của mình.

“-Tao là một đứa trẻ bị bỏ rơi, và bố đã vớt tao. Vậy mà không ai phong danh

hiệu người hùng cho bố! - Tồn nói ngậm ngùi.

- Vậy thì mày hãy tự phong cho bố mày. Mày hãy chạy về nhà và nói: bố, con xin tuyên dương công trạng...” [29,63]. Một đứa trẻ bị bỏ rơi đã được người

đàn ông xa lạ cứu vớt, ni nấng, coi như con của mình, đó là một hành động của người hùng. Vượt qua những khó khăn cuộc sống người bố đó đã đem lại sự yêu thương, chăm sóc cho đứa trẻ ấy để nó khơng cảm thấy thiếu thốn tình cảm.

Đơi khi sự thân mật và cởi mở giữa cha mẹ và con cái, sự quan tâm lại được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ nhặt như cùng nhau chia sẻ một cảm xúc cá nhân, như niềm say mê đọc sách của nhỏ Hạnh và người cha nhà báo của mình (Kính vạn hoa), hay niềm say mê bóng đá của chị Ni và ba chị Ni (Tôi là Bêtô). Khi cô bé Ni đi chơi về khuya mà không xin phép bố mẹ, dù rất đau lòng nhưng người mẹ vẫn phải cầm roi đánh con, để rồi sau đó vẫn ngày ngày chăm sóc cho con từng bữa ăn sáng, hay người cha cố tình giấu đi tất cả những bài báo nói về thất bại của đội bóng mà cơ con gái u thích để con gái khơng phải tiếp tục rơi nước mắt (Tôi là Bêtô).

“Tôi đi nhẹ ra vườn. Tơi hiểu, khu vườn là món q bất tận của tôi. Mỗi

bông hoa là một món quà nhỏ, một vườn hoa là một món q lớn. Tơi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng món q. Tơi chạm phải bố. Tơi la lên:

– A! Món q của tui đây rồi. Ơi cái món q này bự q!

Bố lại nghĩ ra trị chơi khác. Thay vì chạm vào hoa, bây giờ tơi chỉ ngửi rồi gọi tên nó. Bố đưa bơng hoa trước mũi tơi rồi nói, hoa gì? Trị chơi cứ được diễn ra liên tục cho đến hồi tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các lồi hoa.

Đêm, tơi mở cửa sổ và nói:

– Hoa hồng đang nở kìa bố ơi!” [28 ,47]

Cậu bé Dũng và bố mình đã chơi trị nhắm mắt lại và đốn hoa, và cậu nói ngay cả khi nằm trên giường, cậu cũng đi dạo trong vườn được. Chỉ cần mở cửa sổ, để mùi hương dẫn đi, các bông hoa sẽ chỉ đường và bạn sẽ biết nó nằm ở đâu. Ngơi nhà của cậu bé, những câu chuyện về bố và mẹ, đã làm tất cả chúng ta nhớ rằng chúng ta cần một mái ấm đến thế nào. Chính nhờ bố dạy cách ngửi mùi hương mà Dũng đã đưa các bạn trở về nhà khi bị lạc trong rừng.

Bằng những câu chuyện giản dị với những chi tiết nhỏ nhặt và rất đỗi bình thường, Nguyễn Nhật Ánh muốn nhắn nhủ các bậc phụ huynh cũng như những người lớn rằng để giáo dục trẻ em, người lớn và cha mẹ không chỉ cần hiểu tâm tính, đặc điểm lứa tuổi và sẻ chia với trẻ em và không những sẵn sàng làm một người bạn của các em mà còn cần phải làm gương cho các em nữa. Cách ba mẹ Hạnh dạy con cái và đối xử với mọi người trong gia đình, ứng xử với hàng xóm láng giềng và các bạn của con, cách ba mẹ Ni đối xử với những người họ hàng trong dịp Tết là những tấm gương tốt cho các em sau này.

Yêu thương thiếu nhi bằng cả tấm lòng, chia sẻ và, định hướng cho các em trong cuộc sống, những điều đó sẽ phát huy tác dụng khi giáo dục trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, cần được chăm sóc và dạy dỗ bằng những phương pháp phù hợp. Nguyễn Ngọc Thuần muốn nói với các độc giả lớn tuổi: trẻ em cũng cần phải được tôn trọng, đồng thời hãy ln nhìn trẻ em bằng đơi mắt và tấm lịng bao dung độ lượng. Cách người lớn đối xử với trẻ nhỏ cũng sẽ là một tấm gương, một yếu tố tác động đến nhân cách, đến cách ứng xử của các em sau này.

2.2.2 Những thầy cơ, người hàng xóm thân thiện

Thầy cơ là người truyền cảm hứng và dạy cho các em rất nhiều điều mà các em chưa biết. Thầy giáo, cô giáo là những người được xã hội giao phó cho trách nhiệm lớn lao là đào tạo thiếu nhi thành những con người mới, con người phát triển tồn diện. Vì học sinh thân u, các thầy giáo, cơ giáo luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ của mỗi em, vui sướng trước sự trưởng thành của các em, trăn trở với những thiếu sót mà các em vấp phải. Tình cảm thầy trị là tình cảm rất đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó khơng chỉ biểu lộ khi học sinh còn đang học mà còn theo các em suốt trong cuộc đời. Những người

hàng xóm thân thiện và tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cũng góp phần khiến các em thiếu nhi học được tình yêu thương. Họ bồi đắp cho tâm hồn của các em để các em được sống và lớn lên trong tình u thương tồn vẹn. Thiếu nhi biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh, nhận biết điều hay lẽ phải, biết làm những việc có ích cũng một phần do tình cảm của những người hàng xóm thân thiết mang lại.

Chú Hùng là hàng xóm vui tính, hiền lành và hay đánh thức nhân vật tơi vào buổi sáng với nhiều cách nói khác nhau khiến nhân vật tôi rất vui. Chú là người hàng xóm thân thiện và tốt bụng. Câu chuyện về ơng Tư hy sinh thân mình vì người khác khiến nhân vật tôi rất cảm động và học được nhiều điều: “tơi thấy một niềm vui từ thân thể mình và tơi cũng hiểu nỗi buồn của những

người khơng có đủ thân thể”.

Cô giáo Hà trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ lại tin tưởng và yêu quý học sinh của mình khi em khen cô đi đôi guốc xanh đẹp hơn đôi guốc màu đỏ:

“- Giờ ra chơi, tôi chạy vụt đến chỗ cơ, nói: - Cơ đẹp q!

Cơ cười, mặt đỏ lựng. Cơ nói: -Cảm ơn. Nhờ em, cô mới biết đôi guốc màu xanh làm cô đẹp ra” [28,55]. Cô chỉ bỏ đi đôi guốc xanh khi nó bị gãy gót và

khơng thể đi được nữa, đó như là một cách thể hiện tình cảm dành cho cậu học trị nhỏ.

Đó là cơ giáo trong Đảo mộng mơ đã tin tưởng vào học trị của mình khi các em cùng miêu tả về nơi chốn mà em thích nhất là đảo hoang ở sau nhà Tin. Cơ đã dẫn các bạn đến thăm hịn đảo của Tin, Thắm và phó chúa đảo Bảy, khiến cho tụi học trò cũng tin tưởng vào bạn mình: “Cơ giáo âu yếm

- Từ khi đọc bài làm văn của ba đứa em, cô đã tin nó là hịn đảo rồi!

CƠ GIÁO DẪN TỤI HỌC TRỊ LÊN THĂM hịn đảo.”[1,136] Trong Kính

Vạn Hoa nhóm nhân vật các thầy cô giáo nhận được sự kính trọng, yêu

mến tuyệt đối từ các em học sinh, điều này chứng minh được nhân cách cao đẹp của các thầy cơ giáo, những người truyền thụ tri thức và hình thành nên nhân cách cho học sinh. Mối quan hệ thầy trò là mối quan hệ có ý nghĩa đặc biệt, từ xa xưa đã được tôn vinh. Trong bản thân mỗi con người, sau khi kết thúc tuổi cắp sách đến trường luôn luôn đọng lại trong tâm trí những ấn tượng vô cùng sâu sắc, tốt đẹp, lịng biết ơn, sự tơn trọng, mến yêu với những thầy cô đã đưa họ đến với những bến bờ tri thức.

Nhóm nhân vật thầy cô được Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Thuần xây dựng nổi bật trong không gian lớp học, với công việc truyền thụ tri thức. Điều đặc biệt hơn là Nguyễn Nhật Ánh để cho các nhân vật này được làm nổi bật thơng qua cảm nhận, tình cảm của chính các em học sinh. Cụ thể ở đây là lớp 8A4 trường Tự Do đến lớp 10A9 trường Đức Trí. Trong Cơ giáo Trinh, nhân vật cô Trinh chủ nhiệm lớp 8A4 trong con mắt học trò thật nhẹ

nhàng, gần gũi và là một giáo viên có năng lực “Cơ Trinh dạy mơn văn, đồng thời là chủ nhiệm lớp 8A4. Cơ có dáng người hơi gầy, đôi mắt thỉnh thoảng ánh lên vẻ buồn bã kín đáo, nhưng lúc nào cũng tận tụy với học trị, đặc biệt cơ là một trong những giáo viên dạy văn hoạt bát và duyên dáng nhất trường”[8,41]. Cơ Trinh có hồn cảnh khá đặc biệt: “chồng cơ đã mất cách đây sáu năm vì một cơn bạo bệnh. Hiện nay một nách hai con, cuộc sống của cô khá gian nan, chật vật… Có lẽ vì thế mà sắc diện của cơ kém tươi, chỉ khi lên lớp dạy dỗ bọn mình cơ mới trở nên vui vẻ và sinh động thôi” [8,12].

Rời khỏi ghế nhà trường, trẻ em gia nhập vào đời sống xã hội với những mối quan hệ với gia đình, người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Ở đó, có khi các em thực sự là những đứa trẻ vô tư, trong sáng, ham

vui, nhưng cũng có khi các em phải tham gia vào những vấn đề phức tạp hơn của gia đình, xã hội, lúc đó các em lại tập làm người lớn. Nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi Lã Thị Bắc Lý đã rất chính xác khi nhận định rằng một trong những đặc điểm nổi bật nhất của trẻ thơ là tính tị mị, thích phiêu lưu, mạo hiểm và thích khám phá. Các câu chuyện, những trang văn của đã Nguyễn Nhật Ánh chạm tới và khơi dậy được đặc điểm tâm lý này của thiếu nhi.

2.3 Loài vật và thiên nhiên

“Khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn

nhiều, đó khơng chỉ là con người, những con người có tên hoặc khơng tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà cịn có thể là những sự vật, lồi vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người.” [24,126]. Động vật và thiên nhiên cũng là những người bạn thân

thiết với thiếu nhi bởi các em đang ở độ tuổi thích khám phá thế giới quanh mình.

Thiếu nhi với đặc điểm hồn nhiên, ngây thơ và tâm hồn trong sáng, trí tưởng tượng phong phú, bay bổng. Các em cảm nhận thế giới bằng cái nhìn lạc quan, làm bạn với vạn vật xung quanh; có thể lắng nghe được mọi âm thanh của cây cỏ; trị chuyện được với mn lồi; hồ đồng với thiên nhiên. Khả năng tưởng tượng của các em là vô tận và là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi. Vì vậy, nhà văn phải thực sự hoà nhập với cuộc sống của trẻ thơ, sống hết mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự liên kết với trẻ thơ trong sáng tác.

Thế giới xung quanh thiếu nhi là một thế giới rất vui tươi, vì các em gửi niềm vui từ tâm hồn mình vào trong thế giới ấy. Niềm vui, như là một lẽ sống của các em. Cách nhìn, nghe và cảm nhận cũng như cách tưởng tượng của các em đều lấp lánh niềm vui. Nhân vật trung tâm của truyện là con vật, từ con vật nhỏ bé, thân thuộc như kiến, mèo, chuột, gà đến những con vật to lớn như cọp, gấu, sư tử. Lật giở mỗi trang sách, các em sẽ bắt gặp ngay những hình ảnh ngộ nghĩnh được khắc họa tinh tế, sống động: “NGÀY

HÔM SAU CON THẮM DẮT THEO con Pig lên đảo. Pig không phải là con heo.

Pig là tên con cún của nhà con Thắm.

Con Pig màu vàng, tai vểnh tai cụp, trơng rất tức cười. Nó có vẻ nhút nhát. Từ khi đặt chân qua cổng nhà thằng Tin, nó rụt rè đánh hơi khắp nơi bằng cái mũi màu hồng. Chắc tại cái mũi có màu đặc biệt này mà cậu con Thắm đặt tên nó là Pig.” [1,104]. Nhà văn miêu tả rất cụ thể về con chó của

Thắm, nó đáng yêu nhưng rất nhút nhát. Trong trí tưởng tượng phong phú của trẻ em, con vật vốn xa lạ với các em là sư tử dù chỉ có trong rừng xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)