Quan điểm nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 30 - 33)

2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc

2.1 Nguyễn Nhật Ánh

2.1.2. Quan điểm nghệ thuật

Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút khá nổi bật trong nền văn học đương đại Việt Nam, anh được sự yêu mến của đông đảo bạn trẻ suốt hơn 20 năm qua, với nhiều tác phẩm viết về trẻ em. Nguyễn Nhật Ánh thường tâm sự: “Hạnh phúc lớn nhất của người viết cho thiếu nhi là được sống lại lần thứ hai

tuổi thơ của mình”. Đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh, chúng ta dễ dàng có được

những tràng cười sảng khối, vui tươi và đằng sau mỗi nụ cười ấy là niềm tin yêu, lạc quan hơn vào cuộc sống. Sức trẻ và sự hồn nhiên được thể hiện qua lối viết tự nhiên, hóm hỉnh và khơng kém phần triết lí. Trong số các sáng tác của nhà văn, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một trong những

sáng tác có nhiều nét nổi bật và thú vị. Đặc biệt hơn nữa, tác giả của nhiều ấn phẩm dành cho trẻ em nói rằng: “Tơi viết cuốn sách này khơng dành cho trẻ

đi tuổi thơ là là một cuốn truyện chứa đầy vui buồn, ngộ nghĩnh, trẻ trung

mang đậm dấu ấn tuổi thơ; và xuyên suốt trong kí ức tuổi thơ ấy là cuộc hành trình khám phá kho báu vơ giá: tâm hồn trẻ em của “những ai từng là trẻ em”, hành trang của chuyến đi là sự thấu hiểu, cảm thông, dũng cảm đối diện và chấp nhận những sai lầm.

Với ngòi bút hướng vào thế giới trẻ thơ, hướng vào nhà trường – vốn là một thể tài mỏng và hiếm trong sáng tác cho thiếu nhi, với phong cách viết vừa tinh tế vừa hóm hỉnh theo cách nhìn của trẻ thơ nên có thể coi Kính Vạn Hoa là tác phẩm thành công nhất của nhà văn tính đến hiện nay. Nguyễn Nhật Ánh tại Lễ trao giải thưởng Văn học Asean tại Thailand, 2010 đã từng phát biểu: “Mỗi dân tộc đều có treo một quả chng trước cửa sổ tâm hồn

của mình. Nhà văn có sứ mạng phải rung những quả chng đó lên, bằng văn chương”.

Nguyễn Nhật Ánh là một người yêu nghề viết văn và đặc biệt sáng tác cho thiếu nhi. Lòng yêu nghề được nhà văn coi là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của bất kì nghề nào. Nhà văn sáng tác trước hết là vì đam mê, là sự thôi thúc của tâm hồn chứ khơng phải vì mục đích mưu sinh hay mưu cầu danh tiếng. Nhà văn không đặt cho văn chương những trọng trách quá nặng nề mà chưa chắc bản thân nhà văn đã gánh hết được bởi tác phẩm có thành cơng hay khơng là do cái tài và cái tâm của nhà văn chứ không phải do ý đồ miễn cưỡng. Quan niệm như vậy nên nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết một cách thong dong, viết là bước vào một thế giới khác khơng có sự phiền muộn của đời thường. Ông cũng đặt tầm quan trọng của của bạn đọc – đối tượng cảm thụ, xem xét đó như là một yếu tố trong quá trình sáng tác. Theo Nguyễn Nhật Ánh, tác phẩm văn học thiếu nhi và chủ yếu là các tác phẩm viết cho thiếu nhi chứ không chỉ viết về thiếu nhi.

Với quan niệm sáng tác rất riêng và độc đáo của mình, Nguyễn Nhật Ánh thực sự đã chinh phục được đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn rất hồn nhiên và đơi khi cũng khó chiều. Cho dù trước nhiều loại hình giải trí hấp dẫn, truyện của Nguyễn Nhật Ánh vẫn thu hút được một khối lượng bạn đọc khổng lồ bởi tài năng, tâm huyết và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho các em. Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của người viết truyện mà còn là hạnh phúc của trẻ em, là hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi khi nhớ về tuổi thơ của mình.

Những tiêu chí xác định một tác phẩm viết cho thiếu nhi thành công theo anh không hẳn chỉ là số lượng, số lần xuất bản khổng lồ mà nó vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ hợp với gu mỹ cảm của trẻ em nhưng vừa phải có ý nghĩa giáo dục. Quan niệm về phương thức tiếp cận đã ảnh hưởng đến quan niệm của nhà văn về việc lựa chọn kĩ thuật viết. Viết truyện cho trẻ em vốn đòi hỏi một bút pháp giản dị và trong trẻo. Nhà văn viết cho thiếu nhi bao giờ cũng đồng thời là một nhà giáo dục như anh luôn tâm niệm: “Bởi vì

cùng với bố mẹ và các thầy cô giáo, nhà văn viết cho thiếu nhi là một trong những trụ đỡ tinh thần quan trọng của các em. Nhưng dĩ nhiên để thành công, nhà văn phải làm sao cho tính giáo dục thấm nhuần vào từng trang văn mới mong tránh được sự gượng gạo và áp đặt” [17].

Nguyễn Nhật Ánh là một người yêu nghề viết văn và đặc biệt sáng tác cho thiếu nhi. Lòng yêu nghề được nhà văn coi là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất của bất kì nghề nào. Nhà văn sáng tác trước hết là vì đam mê, là sự thôi thúc của tâm hồn chứ khơng phải vì mục đích mưu sinh hay mưu cầu danh tiếng. Nhà văn không đặt cho văn chương những trọng trách quá nặng nề mà chưa chắc bản thân nhà văn đã gánh hết được bởi tác phẩm có thành cơng hay khơng là do cái tài và cái tâm của nhà văn chứ

không phải do ý đồ miễn cưỡng. Quan niệm như vậy nên Nguyễn Nhật Ánh viết là bước vào một thế giới khác khơng có sự phiền muộn của đời thường. Ơng cũng đặt tầm quan trọng của của bạn đọc – đối tượng cảm thụ, xem xét đó như là một yếu tố trong q trình sáng tác. Chính nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã có lần tâm sự rằng: “Hình như tơi chỉ viết được những cái gì

trong sáng, nhẹ nhàng. Được sống lại lần thứ hai với tuổi thơ của mình. Khi ngồi vào bàn viết, có những chuyện, những kỷ niệm từ thuở bé tưởng đã quên rồi nhưng lại vọng về, sống dậy và nó cứ tn trào theo ngịi bút.”[41].

Quan niệm về phương thức tiếp cận đã ảnh hưởng đến quan niệm của nhà văn về việc lựa chọn kĩ thuật viết. Viết truyện cho trẻ em vốn đòi hỏi một bút pháp giản dị và trong trẻo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nhân vật trong truyện thiếu nhi của nguyễn nhật ánh và nguyễn ngọc thuần (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)