2. Hành trình sáng tác của hai tác giả Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc
3.4 Ngôn ngữ và giọng điệu
3.4.1.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là khái niệm chỉ những suy nghĩ, cảm xúc bên trong tâm hồn của nhân vật trước những tình huống mà nhân vật trải qua. Yếu tố nội tâm là một thử thách với nhà văn bởi tâm lý con người rất khó nắm bắt và mỗi nhân vật lại có tính cách riêng, cách suy nghĩ riêng với cảm nhận khác về thế giới, con người và các sự việc xung quanh mình. Trong truyện thiếu nhi,
cũng có lúc các em tự độc thoại với chính mình để tìm ra cách giải quyết hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Nhân vật động vật được hư cấu trong truyện thiếu nhi có những nét tính cách, cách suy nghĩ giống như những cô bé, cậu bé vậy. Để sáng tác văn học thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần trước hết là một người bạn của thiếu nhi, chính xác hơn là một người bạn lớn của thiếu nhi. Nhà văn cùng các em chia sẻ tâm sự, chia sẻ những thú vui, chia sẻ suy nghĩ và cả chia sẻ hành động. Nhưng đồng thời nhà văn cũng mang đến cho các em sự hiểu biết, đóng vai trị của một người dẫn đường thông minh và tỉnh táo để định hướng cho các em. Truyện Nguyễn Ngọc Thuần trước hết là những cuốn sách bổ ích dành cho thiếu nhi.
“Thằng em thấy đứa nào ngủ nằm nghiêng thì quý lắm, điều tra ngọn
ngành. Tại sao mày thích nằm nghiêng. Khi nằm nghiêng thì giấc mơ có bị nghiêng khơng. Khơng hả, thật khơng tin nổi. Con mắt mình nó nghiêng mà. Mà cũng ngộ thiệt. Em cũng khơng biết tại sao khi mình nằm nghiêng giấc mơ vẫn cứ thẳng. Thẳng tắp. Còn nằm thẳng vẫn thẳng luôn. Nhưng làm sao chúng có thể nằm nghiêng được. Chúng chỉ có thể nằm ngửa nhìn lên trần hoặc nằm úp mặt xuống gối.” [27, 16]. Cậu bé Tèo tự độc thoại với mình rằng
khi nằm ngủ nghiêng nhưng giấc mơ vẫn thẳng và băn khoăn làm sao anh em thằng Tí có thể nằm nghiêng khi mà chúng bị dính chặt vào nhau. Những suy nghĩ ngây thơ và sự tự lý giải rất đáng yêu của chú bé đã gây được ấn tượng cho người đọc bởi trẻ em thời nào cũng vậy, luôn luôn đáng yêu.